Giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT (Trang 31 - 34)

V. GIẢI PHÁP VỀ DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

V.2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật

+ Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng

Các nước đang phát triển sử dụng đến 80 % lượng gỗ củi trên thế giơí. Ở đây bình quân mỗi đầu người dùng 0,2 - 0,3 m3 gỗ/năm để đun nấu, chiếm gấp 10 lần số lượng gỗ dùng trong xây dựng, vật dụng trang trí và làm giấy.

Việc xuất khẩu gỗ sang các nước phát triển là một nguyên nhân phá rừng nhất là rừng nhiệt đới. Nhật là nước hàng đầu trong việc nhập khẩu gỗ với 15 triệu tấn / năm, trong năm 1987 Nhật đã nhập 1,825 triệu tấn gổ từ Malaysia, 372 ngàn tấn từ Indonesia, 300 ngàn tấn từ Philippin và hàng triệu tấn gỗ xẽ nhập từ Hoa kỳ, số gỗ nầy dùng vào kỹ nghệ giấy và dùng vào xây dựng. Ðặc biệt Nhật là nước tiêu thụ đủa ăn nhiều nhất, năm 1988 Nhật đã tiêu thụ 2 tỉ đôi đũa Waribashi (loại đũa làm bằng một loại gỗ trắng và chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), một nữa số đũa nầy nhập từ Trung quốc, Indonesia, Triều tiên và Philippin.

Sự bùng nổ kinh tế ở Nhật là nguyên nhân làm giảm đáng kể diện tích rừng nhiệt đới; tính từ 1968 đến 1988 để thỏa mản về nhu cầu bột giấy cao cấp cho Nhật mà Thái Lan đã mất đi 100.000 ha rừng Sú Vẹt, Philippin mất 200.000 ha còn Indonesia mất đến 2 triệu ha. Hiện nay, sau khi đã khoét rỗng các khu rừng của các nước nầy, người Nhật đang dòm ngó tới NewZealand và thậm chí tới cả khu rừng già nguyên thủy Amazon (Liêm, 1990).

Hiện nay, trước những hậu qủa do sự tàn phá rừng đem lại nhiều nước đã và đang có những chương trình bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên nầy. Các nước nhiệt đới như Thái Lan đã có sắc lệnh cấm khai thác gỗ, Việt Nam thì cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ mà chỉ xuất khẩu gỗ ở dạng thành phẩm; song song đó còn phát động rộng rãi các chương trình đẩy mạnh việc trồng rừng và đồng thời tìm ra các nguồn nhiên liệu khác thay thế dần gỗ củi.

+ Ðẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như

hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi

Cần giáo dục cho mọi người hiểu biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người, đánh đổ quan niệm thói quen cho rằng rừng là của trời cho mà sử dụng phung phí. Việc đưa nội dung bảo vệ các nguồn tài nguyên nói chung và nguồn tài nguyên rừng nói riêng vào chương trình giáo dục là một điều hết sức cần thiết. Tuyên truyền giáo dục, hổ trợ và hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người nhất là đồng bào các dân tộc làm quen với lối sống định canh, định cư.

+ Sử dụng phương pháp Nông - lâm kết hợp và Lâm - nông kết hợp:

- Trong phương pháp Nông - lâm kết hợp thì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc trồng xen các cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng chống gió

bảo, chống xói mòn, giử ẩm và giử nước.... tạo điều kiện làm tăng sản lượng nông nghiệp.

- Trong phương pháp Lâm - Nông kết hợp thì sản xuất cây lâm nghiệp là chính, việc trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp nhằm hạn chế cỏ dại chống xói mòn và đồng thời làm tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra người ta còn có thể kết hợp giữa Nông nghiệp, Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, thủy sản.

+Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia:

Từ xa xưa con người cũng có ý quan tâm đến việc bảo vệ thiên nhiên đó là các khu rừng cấm của các vua chúa thời xưa. Quan niệm về khu bảo vệ thiên nhiên thống nhất ở điểm là mang lại lợi ích cho dân cư địa phương, bản xứ về kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội về vật chất, tinh thần và đạo đức. Sự xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia còn có ý nghĩa quan trọng khác là bảo tồn được tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quí và bảo vệ đất chống xói mòn..

Hiện nay ở nước ta có 10 vườn quốc gia (khoảng 254.807ha), 52 khu dự trử (khoảng 1.401.658 ha), 18 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 22 khu bảo vệ cảnh quan và dự kiến có 16 khu bảo tồn biển Việt Nam. Các vườn quốc gia đã và đang được bảo vệ có hiệu quả như vườn Quốc gia Bavì (7.337 ha), Ba bể (23.340 ha), Bạch Mã (22.030 ha), Bến en (16.634 ha), Cúc Phương (22.200 ha), Cát bà (15.200 ha), Côn đảo (15.043 ha), Nam Cát tiên (37.900 ha), Tam đảo (36.883 ha), Yokdon (58.200 ha) (Bộ Khoa học- Công nghệ và môi trường

VI. KẾT LUẬN

Trong những năm qua, Việt Nam đã lỗ lực và thành công trong công việc mở rộng diện tích rừng trồng nhưng chưa thành công trong việc làm giảm sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên có chát lượng và mức độ đa dạng sinh học cao. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hiện nay, diện tích giàu, có tính đa dạng sinh học đang giảm mạnh so với trước đây. Tị những vùng có nhiều rừng cũng là vùng có trữ lượng và có chất lượng cao như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, cấu trúc rừng và cơ cấu rừng bị phá vỡ.

Nhũng thống kê gần đây cho thấy số lượng cá thể của 1 số loài động vật quý hiếm đang bị giảm rõ rệt và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Điển hình nhất là loài tê giác mọc sừng, hiện chỉ có vài cá thể; voi Châu Á hiện chỉ còn 100 con; Hổ Đông Dương cũng tương tự. Một số loài thực vật như Sâm Ngọc Linh, Hoàn Đàn, Thông Nước, Trầm Hương, Lát Hoa...đang bị đe doạ tuyệt chủng.

Trong số những mối đe doạ trực tiếp hay gián tiếp đã trình bày ở phần trên, gia tăng dân số là mối đe doạ rõ ràng nhất. Dự báo đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 100 triệu người, việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật.

Để giải quyết vấn đề trên nhà nước, các cấp quản lý, các nhà hoạt động môi trường cần phải có biện pháp, hành động tổng thể, phối hợp đa ngành đa lĩnh vực, tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức quốc tế. Nhưng quan trọng nhất vẫn là các biện pháp hạn chế sự gia tăng dân số.

Một phần của tài liệu DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w