S Ố
Đa dạng sinh học, nguần tài nguyên quý giá, đóng vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người. Nhưng hiện nay đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng.
IV.1. Suy thoái tài nguyên động thực vật.
Mỗi năm, lại có thêm 18.000 - 55.000 loài động vật và thực vật bị tuyệt
chủng. Nguyên nhân là do các hoạt động của con người. Mức độ tuyệt chủng
đang nhân lên theo con số gấp 1.000 lần tỷ lệ tuyệt chủng cơ sở: cứ mỗi giờ có 3 loài biến mất; mỗi ngày có 150 loài bị mất đi; mỗi năm 18.000 - 55.000 loài động vật và thực vật bị tuyệt chủng. Gần 16.000 loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. hơn 15.500 loài động thực vật đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, tăng 3.000 loài so với năm ngoái. Mặc dù đã có những nỗ lực làm chậm lại hoặc đảo ngược nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài song hơn 30% các loài lưỡng cư và gần 50% rùa nước ngọt đang bị đe doạ. 12% loài chim và 25% động vật có vú cũng ở trong tình trạng tương tự. Các nhà khoa học và bảo tồn lo ngại rằng, hơn 100 loài lưỡng cư đã biến mất kể từ năm 1980 và hàng trăm loài nữa sẽ tuyệt chủng trong vài chục năm tới.
50% đất ngập nước trên thế giới đã bị huỷ hoại trong thế kỷ qua. Thậm chí các vùng biển sâu cũng không đủ cung cấp nơi trú ẩn cho sinh vật biển. Các loài sinh vật biển bị khai thác quá mức tới độ tuyệt chủng. Cho đến nay, gần 20% cá mập và các loài cá đuối được khảo sát đang bị đe doạ. 25% các rạn san hô cũng đã biến mất. Một số ví dụ điển hình khác là loài ôliu St. Helena hiện đã tuyệt chủng, quạ Hawaii đã vắng bóng trong tự nhiên, hải âu Balearic và thằn lằn Hispaniolan bị đe doạ nghiêm trọng. Hầu hết rùa cạn và rùa nước ngọt ở Đông và Đông Nam Á đang suy giảm mạnh.
Theo IUCN, tình hình thực tế có thể tồi tệ hơn nhiều. Craig Hilton-Taylor, nhà khoa học thuộc chương trình Sách đỏ của tổ chức này cho biết: ''Hiện đang có 15.589 loài có nguy cơ tuyệt chủng. Con số này chưa phản ánh đúng thực tế vì chỉ có một nhóm nhỏ các loài mà con người biết đến được khảo sát. Chúng ta còn phải khám phá nhiều hơn nữa về các môi trường có nhiều loài, chẳng hạn như rừng nhiệt đới, biển, hệ sinh thái nước ngọt hoặc các nhóm đặc thù như động vật không xương sống, thực vật và nấm. Chính những nhóm này tạo nên phần lớn đa dạng sinh học''.
Số loài trong Sách đỏ năm nay tăng vọt là vì kể từ khi công bố Sách đỏ 2003 đến nay, 15.633 loài đã được đánh giá và 3.579 loài được đánh giá lại. Hiện nay, 7.266 loài động vật, 8.323 loài thực vật và địa y đang có nguy cơ tuyệt chủng, 784 loài động thực vật đã tuyệt chủng và 60 loài chỉ còn tồn tại trong điều kiện nuôi nhốt.
Hoạt động của con người là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới sự suy giảm của các loài. Môi trường sống bị huỷ hoại và suy thoái là những mối đe doạ hàng đầu. Bên cạnh đấy, còn có những áp lực khác như khai thác quá mức động thực vật làm thức ăn, làm sinh vật cảnh và làm thuốc; động thực vật xâm hại, ô nhiễm và bệnh tật. Thay đổi khí hậu cũng được thừa nhận là tác nhân gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Động vật quý hiếm: Tiếp tục bị đe dọa vì buôn lậu
Trong vòng 1-2 năm trở lại đây, hàng loạt vụ buôn lậu động vật hoang dã trên thế giới và ở Việt Nam đã bị phát hiện và bắt giữ...
Ngày 19/1/2007, tại biên giới Nga - Trung Quốc, cảnh sát Nga đã bắt giữ 3 bộ da của loài hổ Siberia, 8 chân hổ và 332 bộ xương hổ cùng với 531 sừng linh dương Saiga và 283 cái chân của gấu đen châu Á. Đây là một cuộc bắt giữ vận chuyển động vật hoang dã trái phép lớn nhất trong một thập kỷ qua.
Qua đó phần nào cho ta thấy được những tác động tiêu cực của con người đang phá huỷ dần hệ sinh thái tự nhiên. Những động thực vật bị tuyệt chủng ngày càng gia tăng là mối mối nguy hại lớn cho loài người. Cần có những biện pháp và chính sách bảo vệ chúng trước khi quá muộn.
IV.1. Suy thoái tài nguyên rừng
Hiện nay diện tích rừng đang suy giảm nghiêm trọng, nhất là rừng nhiệt đới bị thu hẹp 1 cách đáng báo động.
* Ở Trung Cận Ðông, Bắc Phi và Bắc Mỹ
Ở Trung Cận Ðông, Bắc Phi thì rừng bị tàn phá nặng nề chủ yếu là do việc chăn nuôi thả dê, cừu gây nên và cũng do tăng dân số. Chẳng hạn như ở Syria một nước nhỏ chỉ có 182.000 km2 có khoảng 2,4 triệu con cừu và 1,2 triệu con dê; Thổ Nhỉ Kỳ với diện tích 775.000km2 đã có tới 26 triệu con cừu và 20 triệu con dê. Vì vậy hiện nay Trung Ðông và Bắc Phi là những vùng cạn kiệt rừng nhiều nhất trên thế giới.
Ở Bắc Mỹ, nguyên nhân tàn phá rừng ở Bắc Mỹ là do lợi nhuận trong việc xuất khẩu gổ. Trước đây tài nguyên rừng ở khu vực nầy tưởng chừng như vô tận,
từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 bắt đầu có sự khai thác gỗ đưa sang bán cho châu Âu trong giai đoạn nầy chưa có ảnh hưởng gì lớn; nhưng nhịp độ khai thác tăng nhanh kể từ nửa sau thế kỷ 19 đã đưa rừng vào tình trạng báo động.
* Sự tàn phá rừng nhiệt đới
Rừng nhiệt đới trước đây rất lớn, chiếm tới 16 triệu km2 (bằng 10 % diện tích quả đất) đến nay chỉ còn 9 triệu km2. Rừng mưa nhiệt đới có sinh khối rất lớn 500 - 800 tấn khô/ha và rất đa dạng về thành phần loài; nhiều tài liệu cho biết 50% số loài động và thực vật trên trái đất cư trú trong các vùng của rừng nhiệt đới, bình quân cứ 10 km2 rừng đã có tới 1.500 loài thực vật có hoa, 125 loài thú, 400 loài chim, 100 loài bò sát, 60 loài ếch nhái, 150 loài bướm, 42.000 loài côn trùng (Liêm, 1990).
Do nhu cầu sử dụng về nguồn gỗ, nguồn nhiên liệu ngày càng tăng đó là nguyên nhân của sự khai thác rừng bừa bải; đồng thời do áp lực gia tăng dân số ngày càng cao trong các thập kỷ vừa qua dẫn đến sự khai phá rừng để lấy đất canh tác, nơi cư trú và mở rộng sân bay, phát triển các đô thị, xây dựng các đập thủy điện... và chưa kể đến sự tàn phá do chiến tranh và nạn cháy rừng, đây là những nguyên nhân khiến cho diện tích rừng càng bị thu hẹp nhanh.
* Sự tàn phá rừng ở Việt Nam
Năm 1945 diện tích rừng ở Việt Nam là 14 triệu ha đến hiện nay chỉ còn lại khoảng 6, 5 triệu ha, như vậy trung bình mỗi năm rừng Việt Nam bị thu hẹp từ 160 - 200 ngàn ha. Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút nghiêm trọng về diện tích là do khai hoang trong chiến tranh, do tập quán sống du canh của số dân tộc ở vùng cao, do cháy rừng, do sự khai phá rừng bừa bãi lấy gỗ lấy đất canh tác...
Nguồn tài nguyên động vật đa dạng của rừng Việt Nam cũng bị giảm sút nghiêm trọng là do sự săn bắt thú bừa bãi để lấy da, lông, thịt, sừng và các sản phẩm khác để làm thuốc, còn do việc buôn lậu thú quý hiếm ra nước ngoài.
Trong 4 thập kỷ qua theo ước tính sơ bộ đã có 200 loài chim đã bị tuyệt chủng và 120 loài thú đã bị diệt vong.
Trong những năm gần đây, do lợi ích trước mắt của nguồn lợi thủy hải sản, dẫn đến sự tàn phá các rừng ngập mặn để lấy chất đốt và làm vuông nuôi các
loài thủy hải sản có giá trị kinh tế ; điều nầy xảy ra nghiêm trọng ở vùng đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng và một số các tỉnh ven biển và hậu quả của nó là phá vở sự cân bằng hệ sinh thái rừng ngập mặn, làm mất đi nơi sinh sản của một số loài tôm cá nước ngọt và biển, đồng thời gây nên hiện tượng xói mòn bờ biển do sóng và do gió.
V. GIẢ I PHÁP VỀ DÂN SỐ VÀ TÀI NGUYÊN SINH V TẬ
V.1. Giải pháp về dân số.
Mối đe doạ lớn nhất đối với đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ tăng
dân số. Khi dân số tăng nhanh thì dẫn tới đòi hỏi nhiều không gian sống, tiêu thụ nhiều tài nguyên, tạo ra ngày càng nhiều chất thải tác động lớn đến đa dạng sinh học. Chính vì vậy biện pháp cấp thiết nhất để giải quyết vấn đề này đó chính là phải làm giảm sự gia tăng dân số.
Để làm được điều này thì trước tiên con người phải giảm được sự gia tăng
tự nhiên. Thực hiện các chính sách dân số nhất là đối với những quốc gia đang phát triển và nếu cần thiết thì có thể đưa nó vào điều luật. Khi dân số càng tăng nhanh đồng nghĩa với việc giảm các nguần tài nguyên, hơn nữa con người không có các biện pháp hữu hiệu nào trong sản xuất và giữ nguyên những phương thức sản xuất và lối tiêu thụ cũ, gây ra hiện tượng sử dụng lãng phí các nguần tài nguyên. Những vấn đề bức thiết này đòi hỏi phải xem xem xét lại toàn bộ hoạt động của con người đối với môi trường. Cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề dân số và sử dụng tài nguyên. việc tuyên truyền và phổ biến về vấn đề dân số cần phải thực hiện phù hợp với từng địa phương, từng đối tượng. Huy động sự hỗ trợ của tất cả các ban ngành đoàn thể để thực hiện triệt để và tốt nhất. Song song với đó là cần phải nâng cao chất lượng sống cho người dân, tăng cường vai trò gia đình và bình đẳng giới
V.2. Giải pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật
+ Ngăn chặn càng sớm càng tốt nạn phá rừng
Các nước đang phát triển sử dụng đến 80 % lượng gỗ củi trên thế giơí. Ở đây bình quân mỗi đầu người dùng 0,2 - 0,3 m3 gỗ/năm để đun nấu, chiếm gấp 10 lần số lượng gỗ dùng trong xây dựng, vật dụng trang trí và làm giấy.
Việc xuất khẩu gỗ sang các nước phát triển là một nguyên nhân phá rừng nhất là rừng nhiệt đới. Nhật là nước hàng đầu trong việc nhập khẩu gỗ với 15 triệu tấn / năm, trong năm 1987 Nhật đã nhập 1,825 triệu tấn gổ từ Malaysia, 372 ngàn tấn từ Indonesia, 300 ngàn tấn từ Philippin và hàng triệu tấn gỗ xẽ nhập từ Hoa kỳ, số gỗ nầy dùng vào kỹ nghệ giấy và dùng vào xây dựng. Ðặc biệt Nhật là nước tiêu thụ đủa ăn nhiều nhất, năm 1988 Nhật đã tiêu thụ 2 tỉ đôi đũa Waribashi (loại đũa làm bằng một loại gỗ trắng và chỉ dùng 1 lần rồi bỏ), một nữa số đũa nầy nhập từ Trung quốc, Indonesia, Triều tiên và Philippin.
Sự bùng nổ kinh tế ở Nhật là nguyên nhân làm giảm đáng kể diện tích rừng nhiệt đới; tính từ 1968 đến 1988 để thỏa mản về nhu cầu bột giấy cao cấp cho Nhật mà Thái Lan đã mất đi 100.000 ha rừng Sú Vẹt, Philippin mất 200.000 ha còn Indonesia mất đến 2 triệu ha. Hiện nay, sau khi đã khoét rỗng các khu rừng của các nước nầy, người Nhật đang dòm ngó tới NewZealand và thậm chí tới cả khu rừng già nguyên thủy Amazon (Liêm, 1990).
Hiện nay, trước những hậu qủa do sự tàn phá rừng đem lại nhiều nước đã và đang có những chương trình bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên nầy. Các nước nhiệt đới như Thái Lan đã có sắc lệnh cấm khai thác gỗ, Việt Nam thì cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ mà chỉ xuất khẩu gỗ ở dạng thành phẩm; song song đó còn phát động rộng rãi các chương trình đẩy mạnh việc trồng rừng và đồng thời tìm ra các nguồn nhiên liệu khác thay thế dần gỗ củi.
+ Ðẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như
hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi
Cần giáo dục cho mọi người hiểu biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người, đánh đổ quan niệm thói quen cho rằng rừng là của trời cho mà sử dụng phung phí. Việc đưa nội dung bảo vệ các nguồn tài nguyên nói chung và nguồn tài nguyên rừng nói riêng vào chương trình giáo dục là một điều hết sức cần thiết. Tuyên truyền giáo dục, hổ trợ và hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người nhất là đồng bào các dân tộc làm quen với lối sống định canh, định cư.
+ Sử dụng phương pháp Nông - lâm kết hợp và Lâm - nông kết hợp:
- Trong phương pháp Nông - lâm kết hợp thì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc trồng xen các cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng chống gió
bảo, chống xói mòn, giử ẩm và giử nước.... tạo điều kiện làm tăng sản lượng nông nghiệp.
- Trong phương pháp Lâm - Nông kết hợp thì sản xuất cây lâm nghiệp là chính, việc trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp nhằm hạn chế cỏ dại chống xói mòn và đồng thời làm tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra người ta còn có thể kết hợp giữa Nông nghiệp, Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, thủy sản.
+Xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia:
Từ xa xưa con người cũng có ý quan tâm đến việc bảo vệ thiên nhiên đó là các khu rừng cấm của các vua chúa thời xưa. Quan niệm về khu bảo vệ thiên nhiên thống nhất ở điểm là mang lại lợi ích cho dân cư địa phương, bản xứ về kinh tế góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội về vật chất, tinh thần và đạo đức. Sự xây dựng và bảo vệ các khu rừng quốc gia còn có ý nghĩa quan trọng khác là bảo tồn được tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen quí và bảo vệ đất chống xói mòn..
Hiện nay ở nước ta có 10 vườn quốc gia (khoảng 254.807ha), 52 khu dự trử (khoảng 1.401.658 ha), 18 khu bảo tồn loài/sinh cảnh, 22 khu bảo vệ cảnh quan và dự kiến có 16 khu bảo tồn biển Việt Nam. Các vườn quốc gia đã và đang được bảo vệ có hiệu quả như vườn Quốc gia Bavì (7.337 ha), Ba bể (23.340 ha), Bạch Mã (22.030 ha), Bến en (16.634 ha), Cúc Phương (22.200 ha), Cát bà (15.200 ha), Côn đảo (15.043 ha), Nam Cát tiên (37.900 ha), Tam đảo (36.883 ha), Yokdon (58.200 ha) (Bộ Khoa học- Công nghệ và môi trường
VI. KẾT LUẬN
Trong những năm qua, Việt Nam đã lỗ lực và thành công trong công việc mở rộng diện tích rừng trồng nhưng chưa thành công trong việc làm giảm sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên có chát lượng và mức độ đa dạng sinh học cao. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hiện nay, diện tích giàu, có tính đa dạng sinh học đang giảm mạnh so với trước đây. Tị những vùng có nhiều rừng cũng là vùng có trữ lượng và có chất lượng cao như Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, cấu trúc rừng và cơ cấu rừng bị phá vỡ.
Nhũng thống kê gần đây cho thấy số lượng cá thể của 1 số loài động vật quý hiếm đang bị giảm rõ rệt và có nguy cơ tuyệt chủng cao. Điển hình nhất là loài tê giác mọc sừng, hiện chỉ có vài cá thể; voi Châu Á hiện chỉ còn 100 con; Hổ Đông Dương cũng tương tự. Một số loài thực vật như Sâm Ngọc Linh, Hoàn Đàn, Thông Nước, Trầm Hương, Lát Hoa...đang bị đe doạ tuyệt chủng.
Trong số những mối đe doạ trực tiếp hay gián tiếp đã trình bày ở phần trên, gia tăng dân số là mối đe doạ rõ ràng nhất. Dự báo đến năm 2020, dân số nước ta khoảng 100 triệu người, việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Điều này đồng nghĩa với sự gia tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên sinh vật.
Để giải quyết vấn đề trên nhà nước, các cấp quản lý, các nhà hoạt động môi