IC ghi dịch 74HC

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử tìm hiệu về vi điều khiển thiết kế thi công mạch thử nghiệm (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 2: Ý TƯỞNG THIẾT KẾ VÀ CÁC LINH KIỆN CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG

2.2. IC ghi dịch 74HC

- 74HC 595 là IC ghi dịch 8bit kết hợp chốt dữ liệu, đầu vào nối tiếp đầu ra song song.

- Chức năng: Thường dùng trong các mạch quét led 7 thanh, led matrix …để tiết kiệm số chân VDK tối đa (3 chân) . Có thể mở rộng số chân vi điều khiển bao nhiêu tùy thích mà không ic nào có thể làm dc bằng việc mắc nối tiếp đầu vào dữ liệu các ic với nhau.

Hình 2.3 Hình ảnh thực tế và sơ đồ chân của IC 74HC595

Giải thích ý nghĩa hoạt động của một số chân quan trọng:

-Chân 14 (input): đầu vào dữ liệu nối tiếp . Tại 1 thời điểm xung clock chỉ đưa vào được 1bit.

-Chân 15,1,2,3,4,5,6,7(output): Q0=>Q7: các chân này sẽ xuất dữ liệu khi chân 13 tích cực ở mức thấp và có một xung tích cực ở sườn âm tại chân chốt 12(output- enable).

-Chân 13 : Chân cho phép tích cực ở mức thấp (0) .Khi ở mức cao, tất cả các đầu ra của 74595 trở về trạng thái cao trở, không có đầu ra nào được cho phép.

-Chân 9 (SQH): Chân dữ liệu nối tiếp . Nếu dùng nhiều 74595 mắc nối tiếp nhau thì chân này đưa vào đầu vào của con tiếp theo khi đã dịch đủ 8bit. -Chân 11(Shift clock): Chân vào xung clock . Khi có 1 xung clock tích cực ở sườn dương(từ 0 lên 1) thì 1bit được dịch vào ic.

-Chân 12(Latch clock): xung clock chốt dữ liệu . Khi có 1 xung clock tích cực ở sườn dương thì cho phép xuất dữ liệu trên các chân output . lưu ý có thể xuất dữ liệu bất kỳ lúc nào ta muốn ,ví dụ đầu vào chân 14 được 2 bit khi có xung clock ở chân 12 thì dữ liệu sẽ ra ở chân Q0 và Q1 (chú ý chiều dịch dữ liệu từ Q0=>Q1) -Chân 10(SQH) : khi chân này ở mức thấp(mức 0) thì dữ liệu sẽ bị xóa trên ic.

Các loại ic 74xx595 đầu ra hoạt động ở 2 mức 0 &1 dòng ra tầm 35mA . điện áp hoạt động không quá 7v. Công suất trung bình 500mW.

Code sử dụng đối với IC ghi dịch: #define data PIN_D0

#define sck PIN_D1 #define lat PIN_D2

void dua_dulieu_595(int8 data_in) { int8 i,temp; for(i=0;i<8;i++) { temp= data_in&0x80; if(temp==0x80) { output_bit(data,1); } else { output_bit(data,0); } data_in = data_in<<1;

output_bit(sck,1); output_bit(sck,0); } } void xuat_dau_ra_595(void) { output_bit(lat,1); output_bit(lat,0); } 2.3. Led ma trận 8*8.

- Led ma trận là một tâp hợp các led được bố trí thành dạng “ma trận” hình chữ nhật hoặc vuông với số hàng là a và số cột là b. Ma trận led được dùng rất nhiều trong các ứng dụng hiển thị như các biển quảng cáo, hiển thị thay thế LCD hoặc thậm chí dùng hiển thị video… .

- Để giảm số lượng các đường điều khiển, trong các ma trận led các led được nối chung với nhau theo hàng và cột.

- Số lượng led trên ma trận led là axb trong khi số lượng ngõ ra bằng tổng số hàng và cột: a+b.

Hình 2.5.Sơ đồ cấu tạo của led ma trận 8*8

-Với sơ đồ trên các led được mắc theo kiểu từng cột chung anode và từng hàng chung cathode. Với ma trận led này ta có thể hiển thị chữ, số hay bất cứ ký hiệu gì mà ta muốn.

Hình 2.6. Cách mắc led ma trận đúng cách

-Với led ma trận có 2 cách quét dữ liệu: quét hàng và quét cột. +Quét hàng thì có thể cho chạy chữ từ trên xuống, từ dưới lên. +Quét cột thì có thể cho chạy chữ từ trái hoặc từ phải qua.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp cơ điện tử tìm hiệu về vi điều khiển thiết kế thi công mạch thử nghiệm (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w