Kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty kiểm toán AVA

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Trang 28 - 31)

Đối với hoạt động kiểm toán, kiểm soát chất lượng kiểm toán có thể được hiểu là một hệ thống chính sách và biện pháp để nắm bắt và điều hành hoạt động kiểm toán đạt chuẩn mực chung. Hệ thống chính sách và biện pháp đó bao gồm: quan điểm về kiểm soát, các qui định nghiệp vụ kiểm toán và kiểm soát, cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát, chính sách về nhân sự, các hoạt động kiểm tra, soát xét, thu thập thông tin, xác nhận... Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong toàn bộ quá trình kiểm toán của một cuộc kiểm toán, do nhiều cấp độ kiểm soát tiến hành, với nhiều phương pháp kiểm soát khác nhau.

Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thừa nhận như một chức năng của quản lý hoạt động kiểm toán, là trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm chuyên môn nghề nghiệp của mọi tổ chức kiểm toán, là một trong những chuẩn mực kiểm toán quan trọng trong hoạt động kiểm toán. Các KTV và công ty kiểm toán khi đưa ra những kết luận

kiểm toán căn cứ trên những bằng chứng kiểm toán thu thập được sẽ phải chịu trách nhiệm về sự đúng đắn của các kết luận đó. Do vậy, việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được của các tổ chức kiểm toán nói chung và của Công ty tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam nói riêng, AVA đã xây dựng những quy định cụ thể đối với các chính sách kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán và những thủ tục kiểm soát đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán. Các hợp đồng kiểm toán được ký kết và thực hiện phải đảm bảo năng lực thực hiện của công ty. Nhìn chung, kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện qua các công việc sau:

• Khi thực hiện lập kế hoạch kiểm toán và thành lập nhóm kiểm toán, các KTV tiến hành lựa chọn và phân công công việc sao cho phù hợp với năng lực của từng trợ lý kiểm toán. Các trợ lý tuyệt đối tuân thủ theo các bước công việc trong chương trình kiểm toán và phân công của các trưởng nhóm kiểm toán.

• Trước khi thực hiện cuộc kiểm toán, KTV sẽ hướng dẫn các trợ lý trong đoàn kiểm toán những vấn đề liên quan đến khách hàng kiểm toán, yêu cầu các trợ lý tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và ngành nghề của khách hàng.

• Các bước công việc kiểm toán được giao cho trợ lý kiểm toán thực hiện nhưng các KTV và các trưởng nhóm kiểm toán vẫn phải đảm bảo kiểm soát được công việc của các trợ lý thực hiện. Các khoản mục được giao cho một trợ lý kiểm toán nên là những khoản mục có mối quan hệ với nhau, thường là những khoản mục cùng thuộc một chu trình để việc tham chiếu các nghi vấn và sai phạm giữa các khoản mục dễ dàng hơn.

• Kết thúc các cuộc kiểm toán, các hồ sơ kiểm toán thu thập được đều phải trải qua các cấp soát xét, kiểm tra của KTV và các cấp quản lý cao hơn trước khi KTV xây dựng kết luận kiểm toán và phát hành báo cáo, người soát xét thường làm giám đốc công ty. Trước khi phát hành, báo cáo kiểm toán phải trải qua ba cấp soát xét là người lập báo cáo, KTV ký báo cáo

kiểm toán và chịu trách nhiệm về báo cáo kiểm toán và giám đốc công ty kiểm toán.

Các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán của công ty được xây dựng thành quy định cụ thể và được phổ biến tới tất cả cán bộ, công nhân viên của công ty các thành viên của công ty hiểu và thực hiện đầy đủ chính sách thủ tục đó.

CHƯƠNG III: NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ

TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM (Trang 28 - 31)