2. Các nguyên nhân gây sai lệch và biện pháp xử lý giúp tăng tính hiệu quả của nguồn
2.4 Hoạt động kinh doanh
Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
- Thông qua phân tích hoạt động DN chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các khoản thu nhập, từ đó có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Vì vậy, đây là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
- PTKD giúp DN nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong DN của mình. Chính trên cơ sở này các DN sẽ xác định đúng đắn mục tiêu và chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- PTKD là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động SXKD trong DN.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra.
- PTKD còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với DN, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay đối với DN.
Mục tiêu phân tích hoạt động kinh doanh
- Xem xét tính hiệu quả và bền vững của hoạt động kinh doanh thông qua phân tích cơ cấu các khoản thu nhập thường xuyên và không thường xuyên.
- Xét xu hướng tăng trưởng hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong tương lai. - Khả năng tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh của DN, khả năng cạnh tranh, khả năng mở rộng thị phần.
- Xác định các rủi ro tiềm ẩn thông qua phân tích các khoản doanh thu và chi phí, các phương pháp kế toán được sử dụng, từ đó tăng cường khả năng dự báo cho nhà quản trị, nhà đầu tư và tài trợ.
Trong phần này, trước hết, bài viết phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm của thu nhập giúp cho người phân tích có được định hướng rõ ràng khi tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của DN (do mỗi một loại thu nhập có cách xác định khác nhau và ý nghĩa khác nhau trong phân tích). Đồng thời, bài viết tập trung phân tích
hoãn, các khoản nợ tiềm tàng, các yếu tố khác như chênh lệch tỷ giá,…), trên cơ sở đó, có hướng xử lý, điều chỉnh nhằm có đánh giá chính xác nhất.
2.4.1 Khái niệm và đo lường
Thu nhập kinh tế và kế toán:
Thu nhập được đề cập đến như là tiền kiếm được, là phần còn lại sau khi lấy doanh thu và thu nhập khác trừ đi chi phí và thiệt hại. Thu nhập sẽ tổng kết các hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp theo nghĩa tài chính. Xác định và giải thích thu nhập của một doanh nghiệp trong một giai đoạn nào đó là mục đích chính của bảng báo cáo thu nhập.
Thu nhập kinh tế khác với thu nhập kế toán về các chỉ tiêu đo lường dòng tiền. Thu nhập kinh tế có hai chỉ tiêu đo lường quan trọng:
- Thu nhập kinh tế được tính bằng dòng tiền cộng với thay đổi giá trị thị trường của tài sản ròng, gồm 2 phần thu được (dòng tiền) và không thu được (lời/lỗ). Như thu nhập của 1 chứng khoán gồm cổ tức và lãi vốn. Hiểu theo nghĩa khác, thu nhập kinh tế là chỉ số cốt yếu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. - Thu nhập ổn định (thu nhập bền vững/thu nhập bình thường) là thu nhập trung
bình ổn định mà một công ty kỳ vọng kiếm được trong suốt đời sống kinh tế của mình. Đồng thời, thu nhập ổn định được nói đến như là độ lớn của thu nhập bền vững, phản ánh xu hướng dài hạn.
Thu nhập kế toán được dựa trên khái niệm về kế toán phát sinh, không đo lường trực tiếp bất cứ khái niệm thu nhập nào. Ngoài ra, thu nhập kế toán phải chịu những vấn đề phát sinh trong đo lường, làm giảm khả năng phản ánh thực trạng kinh tế. Vì vậy, nhiệm vụ chính của phân tích BCTC là điều chỉnh thu nhập kế toán để phản ánh tốt hơn các khái niệm về thu nhập.
Thu nhập kế toán được xác định bằng cách ghi nhận doanh thu và so sánh với chi phí. Do vậy, doanh thu (thu nhập) và chi phí (chi phí khác) là hai thành phần chính của thu nhập kế toán.
Mẫu báo cáo thu nhập của doanh nghiệp (theo Thông tư 38/2007TT-BTC)
STT Chỉ tiêu Kỳ báo cáo Lũy kế
01 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 02 Các khoản giảm trừ doanh thu
03 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ = 01-02 04 Giá vốn hàng bán
06 DT hoạt động tài chính 07 Chi phí hoạt động tài chính 08 Chi phí bán hàng
09 Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh =05+06-07- 08-09 11 Thu nhập khác
12 Chi phí khác
13 Lợi nhuận khác = 11-12 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = 10+13 15 Thuế TNDN phải nộp
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN = 14-15 17 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu
18 Cổ tức trên mỗi cổ phiếu
Hai quy trình chính trong đo lường thu nhập là ghi nhận doanh thu và so sánh với chi phí. Ghi nhận doanh thu là điểm khởi đầu của đo lường thu nhập.
Các chỉ tiêu đo lường và phân loại thu nhập
Thu nhập có thể phân loại theo 2 hướng:
- Thu nhập hoạt động và thu nhập không từ hoạt động - Thu nhập có tính lặp lại và không có tính lặp lại
Việc phân loại thu nhập hoạt động và thu nhập không từ hoạt động phụ thuộc chủ yếu vào nguồn doanh thu hoặc chi phí, cụ thể là doanh thu và chi phí đó có xuất phát từ hoạt động kinh doanh đang diễn ra hay từ hoạt động tài trợ, hoặc từ đầu tư. Thu nhập từ hoạt động là thước đo thu nhập từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty, có 3 khía cạnh quan trọng:
- Thứ nhất: thu nhập hoạt động chỉ liên quan đến thu nhập do hoạt động kinh doanh tạo ra.
TN hoạt động
TN không từ hoạt động
TN không có tính lặp lại TN có tính lặp
- Thứ hai: thu nhập hoạt động tập trung vào thu nhập đối với toàn công ty như một tổng thề chứ không phải chỉ đối với cổ đông.
- Thứ ba: thu nhập hoạt động chỉ liên quan đến hoạt động kinh doanh đang diễn ra. Thu nhập không từ hoạt động bao gồm tất cả các thành phần thu nhập không bao gồm trong thu nhập hoạt động.
Việc phân loại thu nhập có tính lặp lại và không có tính lặp lại chủ yếu phụ thuộc vào hành vi của doanh thu và chi phí, cụ thể doanh thu hoặc chi phí kỳ vọng đó được kỳ vọng là loại có tính ổn định hay chỉ xảy ra một lần.
Các chỉ tiêu đo lường thu nhập khác nhau: - Thu nhập ròng
- Thu nhập tổng hợp: phản ảnh hết những thay đỗi trong thu nhập vốn cổ phần, trừ những hoạt động của chủ sở hữu cho nên đây là 1 chỉ tiêu quan trọng đo lường thu nhập và là sự ủy nhiệm của các nhà kế toán đối với thu nhập kinh tế. - Thu nhập ổn định: là thu nhập trước các khoản bất thường, thu nhập trước cac
hoạt động không thường xuyên hoặc thu nhập trước các ảnh hưởng phát sinh của thay đổi tính toán hoặc bết kỳ kết hợp các loại trên nếu có.
- Thu nhập cơ bản (thu nhập lõi – core income): là 1 thước đo loại ra toàn bộ các khoản không có tính lặp lại.
Doanh thu và thu nhập khác:
Doanh thu được tạo ra từ dòng tiền vào hiện tại hoặc trong tương lai xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty.
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó.
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm:
- Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; - Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng; - Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;
- Thu được các khoản nợ phải thu đã xóa sổ tính vào chi phí kỳ trước; - Khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập;
- Thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại; - Các khoản thu khác.
Chi phí và thiệt hại (chi phí khác):
Sau khi ghi nhận doanh thu, chi phí liên quan sẽ được so sánh với doanh thu được ghi nhận để tính ra thu nhập. Lưu ý rằng, một khoản chi phí chỉ được tính khi có một sự kiện kinh tế được diễn ra chứ không phải khi dòng tiền thực chi.
Các chi phí là dòng tiền chi ra ở hiện tại, tương lai hoặc phân phối dòng tiền ra trong quá khứ xuất phát từ các hoạt động kinh doanh đang diễn ra của công ty. Thiệt hại là sự sụt giảm tài sản ròng của công ty xuất phát từ các hoạt động tình cờ hoặc không thường xuyên (ngoài phạm vi) của công ty.
Việc tính toán chi phí hoặc thiệt hại thường liên quan đến việc đánh giá số lượng và thời gian phân bổ chúng trong các kỳ báo cáo. Việc xác định thời gian dựa trên việc so sánh chi phí với doanh thu được tạo ra.
2.4.2 Các khoản không có tính lặp lại
Các khoản bất thường:
Được phân biệt bởi tính chất bất thường của chúng và bởi sự xảy ra không thường xuyên của chúng. Đa số các khoản bất thường là lãi lỗ từ việc xử lý các tài sản của
công ty. Để được xem là khoản bất thường phải thỏa cả 2 đặc điểm: tính bất thường và xảy ra không thường xuyên.
Các khoản bất thường được báo cáo sau thuế là một khoản mục riêng trong báo cáo thu nhập sau thu nhập ổn định. Khi công ty báo cáo các khoản bất thường, thu nhập ổn định được gọi là “thu nhập trước các khoản bất thường”.
Thực tế các công ty không kỳ vọng báo cáo các khoản lãi hoặc lỗ nào đó là khoản bất thường mà kỳ vọng sẽ xảy ra như là kết quả của hoạt động kinh doanh thường xuyên, ví dụ như:
Giảm hoặc xóa các khoản phải thu, hàng tồn kho, thiết bị thuê của người khác, chi phí nghiên cứu phát triển trả chậm, hoặc những tài sản vô hình khác.
Lãi hoặc lỗ đối với việc bỏ đi loại hình kinh doanh nào đó.
Lãi hoặc lỗ do bán hoặc bỏ đi nhà xưởng hoặc thiết bị.
Ảnh hưởng do đình công, kể cả những ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh và các nhà cung cấp chính.
Điều chỉnh các khoản phát sinh đối với các hợp đồng dài hạn.
Phân tích: các khoản bất thường có bản chất không lặp lại nên các nhà phân tích thường loại những khoản bất thường ra khi tính toán thu nhập ổn định. Tuy nhiên, dù các khoản bất thường mang tính tạm thời, nhưng chúng vẫn phát sinh chi phí hoặc tạo ra thu nhập cho công ty nên phải tính đến các khoản chi phí hoặc thu nhập phát sinh này khi tính thu nhập kinh tế.
Các hoạt động không thường xuyên:
Các hoạt động không thường xuyên là: đôi khi các công ty bỏ đi hết các bộ phận hoặc dòng sản phẩm nào đó để tham gia vào đầu tư tài chính không mang tính thường xuyên mà do chấp nhận rủi ro cao để mong mang lại lợi nhuận cao, khi diễn biến thị trường bất lợi thì những hoạt động này gây ra những bất lợi cho công ty và hoạt động này tạm dừng lại. Chính vì cậy có thể xem đây là hoạt động không thường xuyên.
Để được xem là các hoạt động không thường xuyên tài sản và hoạt động kinh doanh của các tài sản hoặc dòng sản phẩm bị bỏ đi phải được phân biệt rõ ràng với các bộ phận còn lại.
Các báo cáo thu nhập của năm nay và 2 năm trước gần nhất được trình bày lại sau khi loại trừ tác động của các hoạt động không thường xuyên khỏi các khoản mục tạo nên thu nhập ổn định.
Lãi hoặc lỗ liên quan đến các hoạt động không thường xuyên được báo cáo riêng, sau ảnh hưởng của thuế liên quan và được loại ra khỏi thu nhập ổn định. Phân tích: mọi ảnh hưởng của hoạt động không thường xuyên phải được loại ra khỏi thu nhập hiện hành và thu nhập trong quá khứ. Thực hiện điều chỉnh trực tiếp đối với năm hiện hành và hai năm trước để phục vụ cho việc phân tích. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi trường hợp thông tin về các hoạt động không thường xuyên là không có sẵn nên nhà phân tích phải cẩn thận khi thực hiện phân tích theo thời gian, như đánh giá mô hình thu nhập theo thời gian.
Thay đổi kế toán:
Các chuẩn mực kế toán phân thành 4 loại thay đổi kế toán:
Thay đổi nguyên lý kế toán: xảy ra khi một công ty chuyển từ một nguyên lý được chấp nhận chung này sang một nguyên lý được chấp nhận chung khác. Khi có thay đổi, thu nhập kỳ hiện hành được tính bằng cách sử dụng nguyên lý mới. Các công ty cũng công bố những thông tin sau trong bản thuyết minh các báo cáo tài chính khi có thay đổi nguyên lý kế toán. Có một vài điểm mà nhà phân tích phải xem xét trước khi phân tích thay đổi nguyên lý kế toán.
- Thay đổi nguyên lý kế toán không tạo ra dòng tiền cả trong hiện tại lẫn tương lai – có nghĩa là điều kiện tài chính của công ty không được phản ánh bởi sự thay đổi nguyên lý kế toán.
- Thay đổi nguyên lý kế toán phản ánh thực tế kinh tế tốt hơn.
- Nhà phân tích phải cảnh giác với việc quản lý thu nhập vì trong trường hợp thay đổi nguyên lý kế toán một cách tự nguyện, việc quản lý thu nhập gần như là động cơ để làm điều đó.
- Nhà phân tích phải đánh giá tác động của thay đổi phương pháp kế toán khi so sánh theo thời gian.
Thay đổi giá trị ước tính: kế toán phát sinh đòi hỏi phải ước tính một số khoản mục như đời sống hữu ích của tài sản, chi phí bảo hành, sự lạc hậu của hàng tồn kho và các khoản phải thu chưa thu được những khoản mục này được gọi là các giá trị ước tính kế toán.
Thay đổi thể nhân báo cáo: xuất phát theo nhiều cách bao gồm công bố lần đầu các báo cáo tài chính hợp nhất và thay đổi chính sách hợp nhất đối với các công ty con. Trong trường hợp này, thông lệ kế toán yêu cầu trình bày lại báo cáo tài chính của tất cả các kỳ trước và thông báo nội dung thay đổi thể nhân báo cáo và lý do đổi. Chỉnh sửa sai số: sai số trogn báo cáo tài chính có thể xuất phát từ lỗi tính toán, áp dụng sai nguyên lý kế toán hoặc công bố sai thông tin. Việc chỉnh sửa sai số không được xem là thay đổi kế toán. Thay vào đó, việc điều chỉnh sai số được xem là điều chỉnh kỳ trước đối với số dư thu nhập dữ lại đầu kỳ cho kỳ phát hiện ra sai số.Việc