2. Các nguyên nhân gây sai lệch và biện pháp xử lý giúp tăng tính hiệu quả của nguồn
2.3.5 Tài sản cố định (TSCĐ) và các nguồn lực tự nhiên
Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm. Do đó, các tài sản này dự kiến các thời kỳ lợi ích (đời sống hữu dụng) kéo dài hơn một thời kỳ.
Định giá TSCĐ và các nguồn lực tự nhiên: TSCĐ được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Chi phí này bao gồm chi phí làm cho tài sản có thể sử dụng hoặc phục vụ được, chẳng hạn như chi phí mua, chuyên chở, lắp đặt, thuế,...
Các nguồn lực tự nhiên được xác định giá trị bằng cách cộng nguyên giá với chi phí thăm dò, khai thác và phát triển.
Phân tích TSCĐ:
Mỗi TSCĐ phải được quản lý theo nguyên giá, số hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ sách kế toán:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ =
Nguyên giá
của tài sản cố định -
Số hao mòn luỹ kế của TSCĐ Từ phương trình này ta thấy rằng giá trị của TSCĐ trên bảng CĐKT không phản ánh giá trị thị trường của nó. Khi mua tài sản, chúng ta ghi nhận giá trị của TSCĐ này vào sổ sách kế toán căn cứ vào các chứng từ mua TSCĐ, các chi phí ban đầu để đưa TSCĐ vào trạng thái sẳn sàng sử dụng. Ví dụ như đất đai, nhà xưởng qua thời gian giá trị của đất đai, nhà xưởng không giảm đi mà trái lại giá trị của chúng càng tăng lên bởi tính chất thị trường của chúng.
Như vậy, khi sử dụng chỉ tiêu tài sản để phân tích chúng ta cần lưu ý đến tính chất sổ sách của tài sản để có những nhận xét phù hợp về tình hình tài chính tại DN. Chúng ta có thể so sánh TSCĐ hiện có tại DN với TSCĐ mới cùng loại để đánh giá được giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm phân tích.
TSCĐ phải thực hiện trích khấu hao vì TSCĐ sẽ bị giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật trong quá trình hoạt động của TSCĐ.
Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC: Căn cứ khả năng đáp ứng các điều kiện áp dụng quy định cho từng phương pháp trích khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp với từng loại tài sản cố định của doanh nghiệp, gồm:
Phương pháp khấu hao đường thẳng:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
Trên thực tế nếu DN hoạt động có hiệu quả kinh tế cao thì TSCĐ của DN được trích khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, DN phải đảm bảo kinh doanh có lãi. Nếu DN trích khấu hao nhanh vượt 2 lần mức quy định tại khung thời gian sử dụng TSCĐ nêu tại Phụ lục 1 của Thông tư 203/2009/TT-BTC, thì phần trích vượt mức khấu hao nhanh (quá 2 lần) không được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập trong kỳ.
Phươngpháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh được áp dụng đối với DN thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng);
- Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
Phươngpháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
- Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định;
- Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế.
Thông tư 203/2009/TT-BTC cho phép DN được lựa chọn thời gian trích khấu hao TSCĐ vô hình theo 02 mức: thời gian sử dụng tối thiểu và thời gian sử dụng tối đa. Việc lựa chọn mức khung thời gian nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí khấu hao trong kỳ của DN, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến báo cáo thu nhập của DN.
Ta hãy xem sự khác biệt giữa 02 mức thời gian khấu hao đối với trường hợp DN mua 01 xe ô tô có nguyên giá 350.000.000 đồng. Giả sử DN sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Thời gian trích khấu hao (năm) (Tối thiểu) 05 năm (Tối đa) 10 năm Mức trích khấu hao (đồng/ năm) 7.000.000 3.500.000
Phân tích khấu hao TSCĐ:
Vấn đề đặt ra liệu một tài sản đang thực hiện trích khấu hao thì có được phép thay đổi thời gian trích khấu hao không. Đáp án là DN được phép. Nhưng chỉ trong trường hợp có những yếu tố tác động như nâng cấp hay tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời gian sử dụng đã xác định trước đó của TSCĐ thì DN sẽ lập biên bản xác nhận và trình cấp có thẩm quyền quyết định. Vậy DN có được thay đổi phươnag pháp trích khấu hao không. Theo quy định, DN phải được thực hiện nhất quán phương pháp khấu hao đã lựa chọn và đăng ký trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó để đem lại lợi ích cho DN hoặc khi có thay đổi đáng kể cách thức ước tính thu hồi lợi ích kinh tế cho DN. Khi đó DN phải giải trình rõ sự thay đổi và chỉ được thay đổi tối đa không quá hai lần trong quá trình sử dụng và phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Cách xử lý:
Việc thay đổi phương pháp trích khấu hao sẽ ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh của DN, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến tổng giá trị tài sản của DN khi thể hiện trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên khi tính toán các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì phần chi phí khấu hao sẽ được cộng vào dòng tiền đầu tư (nếu lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp). Vì vậy khi đánh giá tình hình hoạt động của DN căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh thì cần lưu ý đến khoản chi phí khấu hao. Chúng ta sẽ xem xét liệu DN có thực hiện nhất quán phương pháp trích khấu hao trong suốt chu kỳ hoạt động hay không. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý đối với vấn đề lựa chọn khung thời gian trích khấu hao tài sản. Do DN được phép chọn thời gian tối thiểu hoặc tối đa theo khung thời gian trích khấu hao tài sản nên ta chỉ xem xét liệu DN có sử dụng nhất quán mức thời gian đã chọn không.
2.3.6 Tài sản vô hình (TSVH)
Là tài sản không có trạng thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp cho các đối tượng khác phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình. TSVH gồm 2 đặc điểm phổ biến nhất nhất là: tính không chắc chắn cao của lợi nhuận tương lai và không có sự tồn tại vật thể. Các tài sản vô hình thường không thể tách rời công ty hoặc công đoạn của nó, có thời kỳ hữu ích không giới hạn và có
Các loại tài sản vô hình gồm: Bản quyền thương mại, sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất có thời hạn, các chi phí thăm dò, phát triển nguồn tự nhiên, nhượng quyền thương hiệu, thành viên, danh sách khách hàng, …
Phân loại tài sản vô hình:
- Tài sản vô hình có thể nhận dạng là các tài sản vô hình có thể nhận biết riêng rẽ và liên quan đến các quyền đặt biệt hoặc các đặc quyền có thời kỳ lợi ích giới hạn như: bằng phát minh, nhẵn hiệu, bản quyền và nhượng quyền thương hiệu. - Tài sản cố định vô hình không thể nhận dạng là các tài sản được phát triển nội
bộ hoặc mua lại nhưng không nhận dạng được và thường có thời kỳ lợi ích vô hạn như chi phí nghiên cứu phát triển, quảng cáo và lợi thế thương mại.
- Khấu trừ dần tài sản vô hình khi chi phí được vốn hoá thành tài sản vô hình có thể nhận dạng và không nhận dạng, chúng sẽ được trừ dần trong thời kỳ hữu ích của tài sản.
Phân tích tài sản vô hình
Khuyến khích sự thận trọng và hiểu biết khi định giá tài sản vô hình vì các tài sản vô hình thường là một trong các tài sản có giá trị mà công ty sở hữu và chúng có thể bị đánh giá sai lầm nghiêm trọng. Nhiều nhà phân tích gắn liền tài sản vô hình với tính rủi ro và thường ngờ vực các tài sản vô hình khi phân tích báo cáo tài chính. Phân tích lợi thế thương mại cho thấy lợi thế thương mại chỉ được ghi chép khi mua lại nên hầu hết lợi thế thương mại có khả năng tồn tại ngoài bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên ta cũng biết rằng lợi thế thương mại cuối cùng cũng phàn ánh trong siêu thu nhập, nếu siêu thu nhập không biểu hiện thì lợi thế thương mại cho dù được mua hay không thì cũng có rất ít hoặc không có giá trị.
Ngoài lợi thế thương mại, việc phân tích tài sản vô hình khác cũng cảnh giác với phạm vi của quản trị trong việc trừ dần.
Trong phân tích tài sản vô hình chúng ta phải chuẩn bị sẵn hình thức đánh giá riêng về định giá tài sản vô hình. Chúng ta cũng phải nhớ rằng lợi thế thương mại không đòi hỏi trừ dần và kiểm toán viên thường gặp khó khăn với tài sản vô hình, đặc biệt là lợi thế thương mại. Các kiểm toán viên đặc biệt khó khăn khi đánh giá giá trị thường xuyên của tài sản vô hình không trừ dần.
Tài sản vô hình không ghi chép và các sự kiện bất ngờ: Chúng ta không được hoàn toàn bỏ qua tài sản vô hình và các tài sản bất ngờ không được ghi chép trong bảng cân đối kế toán. Một tài sản quan trọng trong loại này là việc tạo lợi thế thương mại
trong nội bộ công ty. Để kéo dài lợi thế thương mại được tạo ra và có thể bán được hoặc tạo ra sức sinh lời thu nhập vượt trội, thu nhập hiện tại của công ty bì giảm do phát triển các chi phí liên quan đến lợi thế thương mại. Tương tự, tài sản công ty cũng giảm để phản ánh sức thu nhập tương lai, chúng ta cần phải nhận dạng được trường hợp này và phải điều chỉnh tài sản và thu nhập tương ứng.