0
Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 4 Ở TIỂU HỌC. (Trang 28 -38 )

*HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học *HĐ 2: Tầm quan trọng

a) Đầu xuôi đuôi lọt

- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Đầu xuôi đuôi lọt nghĩa là gì?

- Đại diện các nhóm trình bỳ trước lớp, GV cùng cả lớp chốt lại kết luận đúng.

- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành trang 31, GV theo dõi, chốt lời giải đúng:

1.Nếu mũi đinh không sắc nhọn thì cái đinh không xuyên đượch qua miếng gỗ.

2. Mũi đinh và phần mở bài đều giống nhau ở phần khia mở. 3. Phần mở bài được thực hiện tốt giúp cho em nói trôi cháy khi thuyết trình.

- Rút ra bài học: Lời mở đầu có cánh Đậu lên những trái tim Rung động bao ánh nhìn Mở ra lời thông điệp - GV cho nhiều HS đọc lại bài học trên. b) Ấn tượng ban đầu:

- Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp: Ấn tượng ban đầu của người thuyết trình có tác dụng như thế nào đối với người nghe?

- GV cùng cả lớp chốt lời giải đúng: Ấn tượng ban đầu của người thuyết trình có tác dụng giúp người nghe có thiện cảm tốt với người trình.

- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành trang 32, GV theo dõi, chốt lời giải đúng:

1. Khi gặp một người chưa quen biết, ở khoảng thời gian đầu tiên , em ấn tượng với họ bởi đặc điểm giọng nói.

2. Khi nghe người khác thuyết trình, em mất khoảng 2 – 3 phút để quyết định có nghe tiếp hay không.

3. Ấn tượng ban đầu của người thuyết trình với người nghe là rất quan trọng.

- Rút ra bài học: Mở bài thu hút sẽ tạo được ân tượng ban đầu với người nghe giúp người nghe có thiện cảm tốt với người trình.

*HĐ 3: Các cách mở bài a) Gây sốc:

- Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Cách mở bài trong bài thuyết trình có thể gây sốc( tạo bất ngờ, sự thu hút đặc biệt) cho người nghe?

- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, GV cùng cả lớp chốt lại kết luận đúng.

- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành trang 33, GV theo dõi, chốt lời giải đúng:

1. Các cách mở bài khiến người nghe bất ngờ là: thông tin mới lạ, tình huống bất ngờ.

2. Nối các tình huống và phản ứng cho phù hợp:

Tình huống phản ứng

- Tiếng đập lớn - Giật mình - Câu chuyện hài hước - Thích thú - Đặt câu hỏi bất ngờ - Tò mò

- Xem phim tâm lí xã hội cảm động - Hồi hộp - Xem phim hành động - Sợ hãi

- Mở ô chữ bí mật - Bồi hồi - Tổ chức cho HS thực hành vào vở: Viết hoặc mô tả lại cho các bạn xem một mở bài dùng phương pháp Gây sốc.

- Gọi lần lượt một số HS đọc bài trước lớp. b) câu chuyện

- Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở thực hành trang 34, GV cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng.

1. Câu chuyện Hai con dê qua cầu là mở bài dùng phương pháp là câu chuyện.

2. Có hai con mèo đứng đối diện nhau, bỗng có một con chuột chạy qua trước mặt haivcon mèo. Tuy nhiên chú chuột không bị mèo vồ. Chú chuột an toàn như vậy là vì chú chuột xuất hiện trước mặt hai con mèo quá bất ngờ.

3. Khi người thuyết trình kể câu chuyện nào đó và đưa ra câu đố để người nghe trả lời, người nghe sẽ cảm thấy tò mò và thu hút.

- Hướng dẫn HS thực hành: Em viết hoặc mô tả rồi thực hiện lại cho các bạn xem một mở bài dùng phương pháp Câu

chuyện

c) Ví dụ minh họa

- Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở thực hành trang 35, GV cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng.

- Để mở bài cho chủ đề Vai trò của ô xi với cuộc sống, em có thể mở bài cho chủ đề đó là………..

*HĐ 4: Thực hành

- Hướng dẫn HS thực hành: Em viết hoặc mô tả rồi thực hiện lại cho các bạn xem một mở bài dùng phương pháp Ví dụ minh họa.

- Hướng dẫn HS làm các bài tập vào vở thực hành trang 36, GV cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng.

- Kể lại một câu chuyện hài hước mà em thích.

- Câu chuyện ấy có thể mở bài cho chủ đề hài hước.

- Hướng dẫn HS thực hành: Em viết hoặc mô tả rồi thực hiện lại cho các bạn xem một mở bài dùng phương pháp Hài hước.

*HĐ củng cố:

- Phần mở bài được thực hiện tốt có tác dụng gì khi thuyết trình?

- Có mấy cách mở bài? Đó là những cách mở bài nào? - GV nhẫn xét đánh giá giờ học.

- Dặn dò: Chuẩn bị trước bài sau: Thân bài và kết bài

Thực hành kĩ năng sống BÀI 8: THÂN BÀI VÀ KẾT BÀI I.MỤC TIÊU:

- Sau bài học, HS biết cấu trúc phần thân bài hợp lí. - Biết cách kết bài ấn tượng đáng nhớ.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:*HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học *HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học *HĐ 2: Thân bài trong thuyết trình

a) Cách trình bày thân bài

- HD HS thảo luận cả lớp: Trình bày phần thân bài như thế nào?

- HS trình bày, GV cùng cả lớp chốt kết quả đúng.

- HD HS làm bài tập vào vở thực hành trang 39, GV chốt ý đúng

1. Phần thân bài cần chia nhỏ thành các phần để dễ tiếp thu. 2. Phần than bài nên chia thành 2 – 3 phần nhỏ.

- Gọi 2 HS đọc to tình huống ở vở thực hành trang 39, hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi:

1. Sắp đến giờ tập tô rồi để Bốp nhận được bút từ tay của mình thì Bi phải nói về bài tập tô và cho Bốp chọn chiếc bút Bốp cần.

2. Khi thuyết trình, em cần lựa chọn những nội dung quan trọng để trình bày.

- HD HS làm bài tập vào vở thực hành trang 40, GV chốt ý đúng

1. Câu nói của Bốp có điểm chưa hợp lí đó là: Tớ bị hai vết sẹo đấy, một vết sẹo trên trán và một vết sẹo ở công viên Thủ Lệ.

2. Các phần trong thân bài cần sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

- Bài học: Cách trình bày phần thân bàì: + Lựa chọn nội dung quan trọng.

+ Chia nhỏ từng phần để dễ tiếp thu. + Sắp xếp theo thứ tự hợp lí.

- HD HS thực hành: họn một chủ đề bất kì để thuyết trình và liệt kê các nội dung quan trọng cần đưa vào bài thuyết trình của em.

+ Chủ đề em chọn là...

+ Nội dung quan trọng gồm có... b) Những điều cần tránh

- HD HS làm bài tập vào vở thực hành trang 41, GV chốt ý đúng

1. EM hiểu câu nói” Nói dài, nói dai, nói dại” là như thế nào? 2. Em nối chủ đề trình bày với đối tượng người nghe cho phù hợp

Truyện cổ tích – các em nhỏ.

Biết ơn thầy cô giáo – Các em nhỏ.

Quyền trẻ em – Thầy cô và các học sinh.

3. nên lựa chọn nội dung cần trình bày trong bài thuyết trình đó là xác định đối tượng người nghe và chủ đề cho phù hợp.

*HĐ 3: Kết bài cam kết và thách thức

a) Tầm quan trọng

- HD HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Vì sao thuyết trình cần có phần kết thúc ?

- HD HS làm bài tập vào vở thực hành trang 41, GV chốt ý đúng :

1.Khi đóng hai miếng gỗ lại với nhau bằng chiếc đinh, nếu như chiếc đinh không có phần mũ đinh thì các đinh sẽ lọt từ đầu này sang đầu kia.

2. Phần kết bài rất quan trọng vì phần kết bài tóm lại các ý chính và đưa ra thông điệp và cam kết hành động.

b) Cách trình bày phần kết bài

- HD HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn:Điều quan trọng nhất trong phần kết bài là gì?

- HD HS làm bài tập vào vở thực hành trang 43, GV chốt ý đúng:

1. Để thông báo đã đến phần kết bài, em có thể sử dụng những từ ngữ thông báo như: tóm lại hoặc như trên đã trình bày.

2. Phần kết bài có tác dụng: tóm lại các ý chính; đưa ra thông điệp của toàn bài và để người nghe cam kết hành động.

- Bài học: Phần kết bài cần: thông báo kết thúc; tóm lại các ý chính; đưa ra thông điệp và cam kết hành động.

- HD HS thực hành: dựa trên chủ đề em lựa chọn ở phần thân bài, ẻm viết phần kết bài cho chủ đề đó.

+ Chủ đề em chọn là... + Thông điệp chính là... + cam kết hành động...

*HĐ 4: Luyện tập

- HD HS luyện tập vào vở thực hành trang 43.

1. Ba quy tắc sau tương ứng với phần nào của bài thuyết trình: “Trình bày khái quát những gì sẽ trình bày”: phần mở bài

“Trình bày những gì cần trình bày”: phần thân bài.

“Trình bày tóm tắt những gì đã trình bày”: phần kết bài.

2.Em chuẩn bị bài thuyết trình trong 5 phút với đầy đủ 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Sau đó trình bày cho cô giáo và các bạn cùng nghe.

HĐ củng cố:

- GỌi 2 HS nhắc lại cấu trúc phần thân bài hợp lí. - Biết cách kết bài ấn tượng đáng nhớ.

Thực hành kĩ năng sống BÀI 9: HAI BÁN CẦU NÃO

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 4 Ở TIỂU HỌC. (Trang 28 -38 )

×