BÀI 13: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỒNG ĐỘI I.MỤC TIÊU:

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 4 Ở TIỂU HỌC. (Trang 51 - 64)

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

BÀI 13: TỔ CHỨC TRÒ CHƠI ĐỒNG ĐỘI I.MỤC TIÊU:

I.MỤC TIÊU:

- Sau bài học giúp HS biết tổ chức được trò chơi đơn giản trong phòng và ngoài trời cho đội, nhóm và lớp của chính mình.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*HĐ 1: GV nêu yêu cầu của giờ học *HĐ 2: Trò chơi trong nhà

a) Một số trò chơi đơn giản

- Gọi 2 – 3 HS đọc to trò chơi “Trò chơi tay chạm” và “Trò chơi gió thổi” vở thực hành trang 71, 72.

b) Cách tổ chức

- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi cùng bàn: làm thế nào để tổ chức trò chơi trong nhà?

- GV cùng HS đưa ra kết luận đúng: người tổ chức trò chơi phải nói rõ cách chơi, luật chơi để người chơi nắm rõ… - HS làm bài tập vào vở thực hành trang 72.

- GV cùng HS đưa ra kết luận đúng:

1. Muốn tổ chức trò chơi tốt, giọng của người quản trò phải rõ ràng dớt khoát, có âm lượng vừa phải.

2. Thứ tự các bước cần thực hiện khi tổ chức trò chơi là: Tập hợp các bạn; nói to tên trò chơi; đưa ra luật chơi, cách chơi; đưa ra hình thức thưởng phạt; chơi thử; tổ chức chơi; rút ra bài học sau khi chơi.

- Gọi 2 HS đọc to mục hướng dẫn vở thực hành trang 72, 73. - Hướng dẫn HS thực hành chơi trò chơi Tay chạm và Gió thổi theo nhóm 3.

- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.

*HĐ 3: Trò chơi ngoài trời

a) Những trò chơi đơn giản

- Gọi 2 – 3 HS đọc to trò chơi “Trò chơi thuyền trưởng đến”; “Trò chơi kết chùm” và “Trò chơi thượng đế cần” vở thực hành trang 73, 74.

b) Cách tổ chức

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 75. - GV cùng HS đưa ra kết luận đúng:

1. Tổ chức trò chơi ngoài trời khác so với tổ chức trò chơi trong nhà là cần thêm các dụng cụ hỗ trợ loa tay, còi và số lượng người chơi đông hơn.

2. Tổ chức trò chơi ngoài trời cần có những dụng cụ hỗ trợ là: loa tay, còi, hệ thống loa phóng thanh.

- Gọi 2 HS đọc to mục hướng dẫn vở thực hành trang 75.

- Hướng dẫn HS thực hành chơi trò chơi tại sân trườngThượng đế cần; Thuyền trưởng đến và Kết chùm.

- GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS.

*HĐ 4: Luyện tập

- Hướng dẫn về nhà tổ chức trò chơi Tay chạm cho các thành viên trong gia đình cùng chơi và rút ra bài học sau khi chơi. - Bài học em rút ra sau trò chơi là...

* HĐ củng cố :

- Nêu thứ tự các bước để tổ chức trò chơi ?

- Tổ chức trò chơi ngoài trời có gì khác so với tổ chức trò chơi trong nhà ?

Thực hành kĩ năng sống BÀI 14: NHẬN THỨC BẢN THÂN I.MỤC TIÊU:

- Sau bài học giúp HS nhận ra thế mạnh của bản thân và biết cách phát triển hài hòa.

- Giáo dục cho HS kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng tự nhận thức.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

*HĐ 1: GV nêu yêu cầu của giờ học *HĐ 2: Thông minh trí tuệ

a) Trí thông minh

- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi cùng bàn: Chỉ số nào được dùng để đo trí thông minh?

- GV cùng HS đưa ra kết luận đúng.

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 76. - GV cùng HS đưa ra kết luận đúng:

1. Chỉ số dùng để đo trí thông minh là IQ.

2. Người có chỉ số IQ cao thường có khả năng nhanh nhạy với con số và ngôn ngữ.

3. Những người có chỉ số IQ cao là : Bác Hồ, bác Võ Nguyên Giáp, các nhà bác học,…

- Gọi 2 – 3 HS đọc to mục bài học ở vở thực hành trang 77. b) Khả năng ghi nhớ

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 77. - GV cùng HS đưa ra kết luận đúng:

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 77. - GV cùng HS đưa ra kết luận đúng:

1. Bộ não của chúng ta có khả năng ghi nhớ tương đương với 1020 triệu cuốn sách dày 1000 trang.

2. Chưa có máy tính nào tinh vi và vĩ đại như bộ não của chúng ta.

- Gọi 2 – 3 HS đọc to bài học ở vở thực hành trang 77.

* HĐ 3: Thông minh cảm xúc

a) Thông minh cảm xúc là gì?

- Tổ chức HS thảo luận cả lớp: Thông minh cảm xúc là gì? - GV cùng HS đưa ra kết luận đúng: Thông minh cảm xúc là khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của chính mình, sử dụng những cảm xúc một cách lành mạnh kgi giao tiếp với xã hội.

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 78. - GV cùng HS chữa bài, đưa ra kết luận đúng:

2. Người có chỉ số thông minh cảm xúc cao là người có khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của bản thân, sử dụng cảm xúc lành mạnh khi giao tiếp; cảm nhận và biết hòa hợp với mọi người; sáng tạ và linh hoạt.

b) Cách phát triển

- Tổ chức HS thảo luận cả lớp: Làm thế nào phát triển chỉ số thông minh cảm xúc?

- GV cùng HS đưa ra kết luận đúng. - Hướng dẫn HS:

1. Đọc tên cảm xúc của em và ghi lại ra giấy……… 2. Nhận diện cảm xúc của người khác qua ánh mắt, nét mặt của họ.

3. Rèn luyện các kĩ năng xã hội : giao tiếp, lắng nghe, làm việc đồng đội, thuyết trình.

4. Khám phá thế mạnh của bản thân để củng cố sự tự tin của chính mình.

*HĐ 4: Thông minh vận động

a) Thông minh vận động là gì?

- Tổ chức HS thảo luận theo nhóm đôi cùng bàn: Thông minh vận động là gì?

- GV cùng HS đưa ra kết luận đúng: Thông minh vận động là tiếp nhận thông tin tốt hơn trong quá trình học tập và vận động của cơ thể….

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 80. - GV cùng cả lớp chữa bài đưa ra kết luận đúng:

1.Người có chỉ số thông minh vận động cao thường có khả năng khéo léo về tay chân; giỏi các môn thể dục; năng động nhanh nhẹn.

2. Chỉ số thông minh vận động của em cao hay thấp? b) Cách phát triển

- Tổ chức HS thảo luận cả lớp: Làm cách nào để phát triển chỉ số thông minh vận động ?

- GV cùng HS đưa ra kết luận đúng.

- HS làm bài tập vào vở thực hành trang 81. - GV cùng cả lớp chữa bài đưa ra kết luận đúng:

1.Các cách để phát triển chỉ số thông minh vận động là: thường xuyên chơi thể thao; làm những việc cần sự khéo léo. 2. Các nghề: Thợ thủ công, vận động viên, diễn viên múa phù hợp với người có chỉ số thông minh vận động cao.

- Hướng dẫn HS:

Thực hành ngay bài học đã được học.

Xen kẽ hoạt động giữa giờ học.

Chọn lựa công việc phù hợp: thợ thủ công mĩ nghệ, diễn viên múa, vận động viên thể thao, bác sĩ phẫu thuật, …

*HĐ 5: Luyện tập

a) Em lập một thời gian biểu để phát triển cả chỉ số thông minh trí tuệ, cảm xúc và vận động cho mình rồi ghi lại thời gian em dành cho việc đó.

Thời gian ngồi một chỗ….

Thời gian giao tiếp với mọi người….. Thời gian vận động chơi thể thao…

b) Bố mẹ đã hỗ trợ để em phát triển toàn diện cả trí tuệ, cảm xúc và vận động như thế nào?

*HĐ củng cố:

- Yêu cầu HS nhắc lại thông minh trí tuệ là gì? thông minh cảm xúc là gì và thông minh vận động là gì?

Thực hành kĩ năng sống BÀI 15: CUỘC SỐNG TÍCH CỰC I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:

- Tự tin và tự hào về bản thân.

- Tự tạo được niềm hạnh phúc cho cuộc sống.

- GD cho HS kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng tự tin trong cuộc sống.

II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:*HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học *HĐ 1: GV nêu yêu cầu giờ học *HĐ2: Hồi tưởng kì tích

a) Tầm quan trọng

- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi: Hồi tưởng kì tích giúp gì cho em?

- Đại diện các nhóm trả lời.

- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung đưa ra kết luận đúng: Hồi tưởng kì tích giúp cho em có động lực phấn đấu và tiến bộ. - Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở Thực hành trang 83, GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chốt lại kết luận đúng.

- Gọi HS đọc bài học: Liên tục hồi tưởng lại những thành tích xuất sắc nhất của mình sẽ giúp em có động lực phấn đấu và tiến bộ.

b) Hồi tưởng kì tích

- Hướng dẫn HS thảo luận trả lời 2 câu hỏi: 1. Thế nào là những kì tích?

2. Kì tích trong năm nay của em là gì?

- HS lần lượt trả lời, GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung đưa ra kết luận đúng.

- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành trang 84. - GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chốt lại kết luận đúng.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo mục Thực hành và Hướng dẫn ở vở Thực hành trang 84, 85.

*HĐ 3: Mường tượng thành tích

a) Tầm quan trọng

- Gọi 2 – 3 HS đọc to truyện “Việc luyện tập của nhà vô địch” ở vở Thực hành trang 86.

- Hướng dẫn HS làm bài tập ở vở Thực hành trang 86, GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chốt lại kết luận đúng.

+ Theo em, không có chú voi màu xanh tyrong thực tế. - Gọi 3 – 4 HS đọc bài học ở vở Thực hành trang 87. b) Cách mường tượng

- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở vở thực hành trang 87. - GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chốt lại kết luận đúng.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo mục Thực hành và Hướng dẫn ở vở thực hành trang 87, 88.

*HĐ4: Tưởng tượng vinh quang

a) Tầm quan trọng

- Gọi 2 – 3 HS đọc to truyện “Người ngắm bắn mặt trăng” ở vở Thực hành trang 88.

- Hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời câu hỏi: Tưởng tượng tới vinh quang trong tương lai giúp gì cho em? - Đại diện các nhóm trả lời.

- GV cùng cả lớp theo dõi, bổ sung đưa ra kết luận đúng: Tưởng tượng tới vinh quang trong tương lai giúp cho em có động lực để phấn đấu và cố gắng. Khi đó em sẽ vượt qua rào cản, thách thức của mình một cách dễ dàng hơn.

- Hướng dẫn HS làm bài tập trang 89, GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chốt lại kết luận đúng. - Gọi 3 – 4 HS đọc bài học ở vở Thực hành trang 89.

b) Phát huy sức mạnh tưởng tượng

- Gọi 2 – 3 HS đọc to truyện “Trí tưởng tượng của những vĩ nhân” ở vở Thực hành trang 90, 91

- Hướng dẫn HS làm bài tập trang 91, GV theo dõi, giúp HS hoàn thành bài tập sau đó chữa bài chốt lại kết luận đúng: Các bạn trong hình đang tưởng tượng thấy những đám mây màu trắng.

- GV gợi ý để HS thực hành theo mục Hướng dẫn và Thực hành ở vở Thực hành trang 92, 93.

* HĐ5: Luyện tập

- GV hướng dẫn HS làm luyện tập vào vở Thực hành trang 94. a) Em tự nhớ lại và hỏi bố mẹ về thành tích của em khi em còn nhỏ, em có thế mạnh và năng khiếu gì rồi ghi lại những điều ấy.

b) Bố mẹ mong muốn gì ở thành tích sắp tới và tương lai của em?

*HĐ củng cố:

- Yêu cầu HS nhắc lại Hồi tưởng kì tích giúp gì cho em? Thế nào là những kì tích? Tưởng tượng tới vinh quang trong tương lai giúp gì cho em?

Thực hành kĩ năng sống

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC: TUYỂN TẬP CÁC BÀI SOẠN DẠY THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG LỚP 4 Ở TIỂU HỌC. (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w