- Phí bảo vệ môi trường
9 ThS Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
2.2.2 Trách nhiệm dân sự
Nếu như những quy định về trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân là đình chỉ hoạt động, buộc tháo dỡ công trình, xử lý ô nhiễm thì khắc phục ở trách nhiệm dân 10 Xem khoản 3 điều 1 của Nghị định số 77/2007/NĐ-CP
sự lại theo một hướng khác. Người nào có hành vi phá hoại, gây tổn hại đến môi trường, không tuân theo những quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có sự cố môi trường, không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, quy phạm các quy định của pháp luật môi trường gây thiệt hại cho tổ chức hay cộng đồng sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được áp dụng đối với các chủ thể chủ yếu dưới hình thức bồi thường thiệt hại. Như vậy, ngoài trách nhiệm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải khắc phục hậu quả theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải bồi thường.
Khoản 5 điều 4 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật”. Việc bồi thường thiệt hại về vật chất do hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường gây ra được tiến hành theo nguyên tắc thỏa thuận giữa bên có hành vi gây thiệt với bên bị thiệt hại.
Điều 624 Bộ luật dân sự quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.
Điều 623 Bộ luật dân sự quy định: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại”. Ở đây cơ quan tư pháp mà cụ thể là tòa án nhân dân sẽ xét xử vụ án dân sự khi đã có vi phạm pháp luật về môi trường thuộc trách nhiệm dân sự nhằm xử phạt những trường hợp xâm pham răng đe, giáo dục ý thức người dân tuân thủ pháp luật về môi trường, góp phần bảo vệ kỹ cương pháp luật.
Các quy định này đã giải quyết được vấn đề môi trường khi tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiễm môi trường, đồng thời gây thiệt hại về vật chất cho người khác. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa giải quyết được một số vấn đề đặt ra hiện nay. Đó là:
Trách nhiệm bồi thường được xác định đối với thiệt hại trực tiếp hay cả gián tiếp? Bồi thường thiệt hại có bao gồm cả chi phí khắc phục, phục hồi môi trường không?
Các quy định bồi thường thiệt hại mới chỉ quy định trách nhiệm bồi thường đối với những thiệt hại mà hành vi gây ô nhiễm gây ra. Không phải tất cả những hành vi có ảnh hưởng xấu đến môi trường gây thiệt hại cho người khác đều là hành vi gây ô nhiễm môi trường còn phải chính đương sự “vi phạm tiêu chuẩn môi trường”11
Bên cạnh đó thì việc xác định trách nhiệm dân sự đối với pháp nhân cũng không phải dễ. Không phải một vụ vi phạm môi trường nào xảy ra cũng có thể yêu cầu pháp 11Giáo trình Luật môi trường, Đại học luật Hà Nội, 2006
nhân bồi thường, mà muốn bồi thường thì phải xác định được mức độ vi phạm của pháp nhân đó nhất là đối với những vụ việc ô nhiễm lớn xảy ra trên phạm vi rộng, trên khu vực có nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động. Đây là vấn đề vô cùng khó khăn đối với công tác xác định mức độ gây ô nhiễm của những cơ sở này. Mà theo quy định của pháp luật thì một khi không chứng minh được mức độ lỗi của các tổ chức, cá nhân gây thiệt hại thì không thể yêu cầu họ bồi thường thiệt. Do vậy trên thực tế vấn đề bồi thường này chỉ được giải quyết chủ yếu dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên mà không căn cứ vào mức độ lỗi của tổ chức pháp nhân.