Trách nhiệm hành chính

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản – Pháp luật và thực tiễn (Trang 34 - 35)

- Phí bảo vệ môi trường

9 ThS Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh

2.2.1 Trách nhiệm hành chính

Cơ sở pháp lý của xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường hoạt động khai thác khoáng sản là pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy đinh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, Nghị định số 77/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2005/NĐ-CP và Nghị định số 117/2009/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đây là những văn bản pháp luật quan trọng quy định những vấn đề có tính chất chung nhất trong xử lý vi phạm hành chính, cũng như những vấn đề có liên quan đến nguyên tắc, hình thức, biện pháp, thủ tục thẩm quyền…về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nói chung, và lĩnh vực khoáng sản nói riêng.

Về nguyên tắc trách nhiệm pháp lý hành chính được áp dụng khi tổ chức, cá nhân vi phạm gây hậu quả lớn xong chưa đến mức xử lý hình sự. Hình thức phạt hành chính

chủ yếu là phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung khác, tùy theo mức độ môi trường bị xâm phạm mà số tiền và các hình thức xử phạt cũng khác nhau.

Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 quy đinh về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy đinh:

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau:

- Phạt cảnh cáo; - Phạt tiền.

Mức phạt tiền cụ thể đối với hành vi vi phạm quy định về khai thác khoáng sản được quy định tại khoản 3 điều 1 của Nghị định số 77/2007/NĐ-CP.10

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:

+ Tước giấy phép (có thời hạn và không thời hạn);

+ Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

Ngoài ra các tổ chức, cá nhân còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng; Buộc báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Buộc san lấp công trình; thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định;

Buộc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

Buộc thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát; thăm dò khoáng sản;

Buộc lập thiết kế mỏ, bổ nhiệm giám đốc điều hàn mỏ theo quy định.

Nói tóm lại, những quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm pháp luật về môi trường là công cụ đắc lực nhất trong giai đoạn hiện nay, được cơ quan nhà nước sử dụng nhiều nhất để giải quyết các vụ việc về môi trường. Nó đã cụ thể quá gần như hoàn toàn những việc cần làm đối với mỗi tổ chức, cá nhân khi vi phạm pháp luật môi trường.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản – Pháp luật và thực tiễn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w