3. Mức thuế suất 10%: Áp dụng đối với hànghóa, dịchvụ phổ biến là hàng tiêu dùng như điện thương phẩm do các cơ sở sản xuất kinh doanh điện bán ra,
4.6. ĐĂNG KÝ NỘP THUẾ GTGT
Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT phải đăng ký nộp thuế GTGT. Trong một số trường hợp cụ thể, các chi nhánh của doanh nghiệp phải đăng ký và kê khai nộp thuế GTGT riêng. Quy định cụ thể như sau:
� Đối tượng nộp thuế phải đăng ký thuế theo mẫu quy định với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
� Cơ sở hoạt động SXKD có trụ sở chính ở một địa phương nhưng có cơ sở hạch toán phụ thuộc trực tiếp bán hàng ở một địa phương khác thì cơ sở kinh doanh phải đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế nơi đóng trụ sở, các cơ sở hạch toán phụ thuộc cũng phải đăng ký nộp thuế GTGT với cơ quan thuế địa phương nơi cơ sở phụ thuộc đóng trụ sở (Không bao gồm các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ tư vấn, khảo sát, thiết kế hoặc các hợp đồng tư vấn, dịch vụ)
� Cơ sở xây dựng, lắp đặt xây dựng, lắp đặt các công trình ở địa phương khác thông qua các cơ sở phụ thuộc không có tư cách pháp nhân thì cơ sở xây dựng đồng thời phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế địa phương nơi xây dựng công trình.
� Cơ sở thực hiện cơ chế khoán cho tập thể, cá nhân kinh doanh theo phương thức tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh thì tập thể, cá nhân nhận khoán phải trực tiếp đăng ký, kê khai, nộp thuế GTGT với cơ quan thuế nơi kinh doanh.