Để có một lộ trỡnh hội nhập kinh tế khu vực, thế giới một cách hoàn hảo, từng ngành sản xuất trong ngành Công nghiệp hoá chất phải cú lộ trỡnh hội nhập riêng của mình, mỗi một ngành là một nhân tố quan trọng trong sự tồn tại cũng như phát triển của toàn ngành:
a) Ngành phân bón:
Trong kế hoạch 2001-2005 Tổng Công ty chủ trương đầu tư chiều sâu kết hợp với đầu tư mới để nâng năng lực sản xuất phân super lõn lờn 1,1 triệu tấn, phân lân nung chẩy 600 ngàn tấn, phõn urờ 1,42 triệu tấn (kể cả các nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mâu do Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư), phân NPK 1,8 triệu tấn, phân DAP 250 ngàn tấn vào năm 2005. Cụ thể:
+ Xây dựng nhà máy sản xuất phân DAP công suất 330.000 T/n tại Hải Phòng (giai đoạn 2001-2004).
+ Đầu tư chiều sâu, mở rộng công suất nhà máy super phốt phát Lâm Thao lên 800-850.000 T/năm vào 2001.
+ Mở rộng nâng công suất nhà máy superphốt phát Long Thành từ 100.000 T/năm lên 150.000 T/năm vào năm 2001, năm 2002 là 200.000 T/năm và 300.000 T/năm vào năm 2004.
+ Đầu tư chiều sâu, mở rộng và nâng công suất các nhà máy phân lân nung chẩy từ 400 ngàn t/năm lên 500 ngàn t/năm vào năm 2002 và 600 ngàn t/năm năm 2005.
- Phân đạm:
+ Cải tạo và mở rộng nhà máy Đạm Hà Bắc lên 150.000 T/năm (giai đoạn 2000-2002).
+ Xây dựng nhà máy đạm mới từ than công suất 560.000 T urea/năm tại Bắc Giang (giai đoạn 2002-2005).
- Phân NPK:
+ Đầu tư mới dây chuyền sản xuất NPK công suất 240.000 T/năm bằng công nghệ tạo hạt bằng thùng quay hơi nước tại Công ty Phân bón Miền Nam (giai đoạn 2003-2005).
+ Đầu tư mở rộng nâng công suất lên 300.000 T/năm tại Công ty Super phốt phát và Hoá chất Lâm Thao.
+ Mở rộng năng lực tại Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc lên 100.000 T/năm.
+ Đầu tư chiều sâu, nâng công suất dây chuyền sản xuất NPK tại các cơ sở hiện có khác trong Tổng Công ty.
b) Ngành thuốc bảo vệ thực vật:
- Giai đoạn 2002-2006: Đầu tư dây chuyền sản xuất thuốc bột thấm nước và thuốc dạng hạt trong nước (WG), hạt phân tán trong nước (WDG) . . . bằng máy nghiền khí động hiện đại và các thiết bị chuyên dùng khác với chi phí đầu tư khoảng 30 tỉ đồng.
- Giai đoạn 2006-2010:
+ Đầu tư công nghệ gia công sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật dạng hạt phân tán trong nước, viên nang siờu nhỏ . . . với chi phí khoảng 15 tỉ đồng.
c) Ngành chất giặt rửa:
- Các doanh nghiệp phải đầu tư xong về cơ bản tự động hoá (thiết bị đóng gói, đóng chai tự động) trong giai đoạn 2002-2004.
- Đầu tư công nghệ enzyme vào bột giặt để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và người lao động trong giai đoạn 2002-2006.
- Nghiên cứu sản xuất bột giặt chất lượng cao có tỉ trọng từ 0,7-1,0 giai đoạn 2007-2010.
- Đầu tư nhập mới dây chuyền sản xuất xà phòng thơm từ châu Âu với công nghệ hiện đại và tự động hoá cao (giai đoạn 2001-2002) tại Công ty Xà phòng Hà Nội.
- Chuyển đổi sang hệ thống ISO9001/2000 và thực hiện ISO14000 trong giai đoạn 2002-2006, tiến tới thực hiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.
d) Ngành hoá dầu:
* Đối với sản phẩm PVC: Trong giai đoạn 2001-2004 sẽ đầu tư mở rộng nhà máy sản xuất PVC từ 80.000 T/năm lên 120.000 T/năm.
* Đối với sản phẩm DOP: Trong giai đoạn 2002-2005 nghiên cứu khả năng nâng công suất nhà máy từ 30.000 T/năm lên 45.000 T/năm.
*Đối với sản phẩm dầu phanh, dầu mỡ bôi trơn và các phụ gia liên quan:
- Xây dựng, phát triển nguồn nhân lực: Trong thời gian tới, tập trung đổi mới việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đội ngò cán bộ khoa học, quản lý, nhân viên kỹ thuật, điều hành bằng các hình thức như tuyển chọn định kỳ, nhận xét tín nhiệm lãnh đạo, thường xuyên tổ chức cỏc lớp đào tạo, cử cán bộ đi đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đầu tư và đổi mới công nghệ:
+ Năm 2002: Đầu tư xưởng pha chế dầu bôi trơn hiện đại được điều khiển bằng tự động hoá công suất 10-15.000 T/năm, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm từ 5-10%.
+ Năm 2003: Đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, di chuyển sang địa điểm mới, đầu tư sản xuất sản phẩm dầu mỡ chất lượng cao phục vụ ngành cơ khí và các ngành công nghiệp khác.
+ Năm 2004-2005: Nâng cấp các đầu tư hiện có và tìm kiếm đầu tư mới cho giai đoạn tiếp theo.
Dự kiến tổng đầu tư khoảng 48-50 tỉ đồng từ các nguồn vốn ngân sách (10%), vốn khấu hao (15%), vốn vay đầu tư (70%) và vốn khác (5%).
- Đa dạng hoá sản phẩm: Nghiên cứu khả năng đầu tư phụ gia bê tông Mỹ, thuốc tuyển, vật liệu nhựa, các loại dầu năng lượng . . .
- Nâng cấp, đổi mới công nghệ: Có thể nhập từ nước ngoài hoặc tự nghiên cứu phát triển.
* Các sản phẩm hoá dầu khác: Trong giai đoạn 2001-2010 sẽ phối hợp với Tổng Công ty Dầu khí và Tổng Công ty Nhựa nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư các nhà máy sản xuất nhựa PP, PS, PE, LAB, PES. . .
e) các chuyên ngành khác
+ Ngành khai thác mỏ và tuyển quặng:
* Đối với lĩnh vực khai thác và tuyển quặng Apatit:
- Hoàn thành giai đoạn 1 nhà máy tuyển công suất 400.000 T tinh quặng/năm vào năm 2001.
- Thực hiện giai đoạn 2 nhà máy tuyển: nâng công suất lên 760.000 T/năm vào năm 2004.
- Tiến hành bố trí lại đội ngò, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường công tác quản lý.
* Đối với lĩnh vực khai thác quặng serpentin, từng bước cơ giới hoá đồng bộ quá trình khai thác, cải tiến công nghệ, đổi mới quản lý, tăng năng suất lao động, tiết kiệm tài nguyên, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty sản xuất phân lân nung chẩy tăng sức cạnh tranh, giữ vững thị trường trong nước và tham gia xuất khẩu. Phấn đấu mở rộng mỏ serpentin lên 250.000 T/năm vào năm 2005.
+ Ngành hoá chất cơ bản:
Axit H2SO4: Nâng công suất các cơ sở sản xuất axit H2SO4 lên 380-390.000 T/năm (không kể lượng axit sản xuất phục vụ nhà máy DAP) để đáp ứng nhu cầu sản xuất phân bón và các ngành công nghiệp khác. Cụ thể:
+ Hoàn thành xưởng axit H2SO4 sè 3, công suất 40.000 T/năm tại Công ty Superphốt phát và Hoá chất Lâm Thao trong năm 2001.
+ Hoàn thành xưởng axit H2SO4 sè 2, công suất 40.000 T/năm tại Công ty Phân bón Miền nam trong năm 2001.
+ Nâng công suất dây chuyền axit H2SO4 từ 36.000 T/năm lên 40.000 T/năm vào năm 2003 tại Công ty Hoá Chất Cơ Bản Miền nam.
- Xót NaOH - Clo: Đầu tư mới kết hợp đầu tư chiều sõu, phấn đấu đạt năng lực 130.000 T/n vào năm 2005 để đáp ứng nhu cầu trong nước, cụ thể:
+ Đầu tư mới nhà máy xót - clo công suất 100.000 T/n với công nghệ hiện đại tại Miền trung trong giai đoạn 2005-2006.
+ Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị theo công nghệ màng trao đổi ion, công suất 10.000 T/năm tại Công ty Hoá chất Việt Trì, tổng đầu tư khoảng 60 tỉ đồng từ nguồn vốn tín dụng trong giai đoạn 2002-2003.
+ Đầu tư mở rộng nhà máy xỳt Biờn Hoà từ 10.000 T/năm lên 15.000 T/năm vào năm 2002, 30.000 T/năm vào năm 2005 và 40.000 T/năm vào năm 2008.
- Axit H3PO4 và các sản phẩm gốc phốtphỏt: Đầu tư thêm nhà máy sản xuất axit H3PO4 công suất 20.000 T/năm và tripolyphốt phát công suất 20.000 T/năm tại Miền Nam, nâng tổng công suất H3PO4 lên 40.000 T/năm và tripolyphốt phỏt lờn 30.000 T/năm vào năm 2002.
- Bét nhẹ cao cấp: Tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất bột nhẹ cao cấp công suất 12.000 T/năm trong giai đoạn 2003-2004 tại Công ty Đất đèn và Hoá chất Tràng Kênh hoặc xây dựng mới ở Hà Nam công suất 6.000 T/năm vào năm 2003.
- Các sản phẩm hydroxyt và oxit Nhôm:
+ Nâng công suất hydroxyt Nhôm từ 11.000 T/n lên 15.000 T/năm vào năm 2005 tại Công ty Hoá chất cơ bản Miền nam.
+ Xây dựng nhà máy hydroxyt Nhôm mới tại Bảo Léc, công suất 20.000 T/năm vào năm 2005 và nâng lên 30.000 T/năm vào năm 2010.
+ Xây dựng mới nhà máy oxit Nhôm sản lượng 400 T/năm vào năm 2001, 5.000 T/năm vào năm 2005 và 10.000 T/năm vào năm 2010 tại Công ty HCCB Miền nam.
- Các sản phẩm gốc sunphỏt:
+ Duy trì công suất phèn đơn ở mức 8.000 T/năm, phốn kộp 10.000 T/n ăm đáp ứng nhu cầu trong nước giai đoạn 2001-2005.
+ Đầu tư nâng cao chất lượng các sản phẩm FeSO4, MgSO4, ZnSO4 . . . đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước.
- Dù kiến xây dựng nhà máy soda công suất 150-200.000 T/năm tại Miền Trung thời kỳ 2002-2006, đáp ứng nhu cầu sản xuất kính, chai lọ thuỷ tinh, chất giặt rửa và các ngành khác.
+ Ngành cao su:
* Công tác thị trường:
- Tập trung các nguồn lực vào việc đánh giá và dự báo thị trường những năm tới, đánh giá chi tiết các chủng loại lốp ụtụ, xe máy, sản phẩm cao su kỹ thuật sản xuất trong nước, phần nhập khẩu và xuất xứ để xây dựng chương trình, kế hoạch và lộ trỡnh đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp.
- Tổ chức tốt mạng lưới tiêu thụ, phương thức tiếp thị, bán hàng trờn cơ sở tìm hiểu kỹ thuật nhu cầu từng khách hàng, từng ngành kinh tế, từng địa phương, vùng lãnh thổ và tìm kiếm các cơ hội xuất khẩu các sản phẩm cao su.
* Đa dạng hoá sản phẩm:
- Đối với săm lốp xe đạp: Tiếp tục sản xuất các sản phẩm truyền thống, nghiờn cứu sản xuất các loại săm lốp xe đạp phục vụ thể thao và xuất khẩu.
- Đối với săm lốp xe máy: Tiếp tục sản xuất các sản phẩm hiện có, nghiên cứu sản xuất săm xe máy từ cao su butyl và 1 sè qui cách lốp xe mỏy khụng săm.
- Đối với săm lốp ô tô: Tiếp tục đa dạng hoá mẫu mã, kiểu hoa; tập trung săm lốp ụtụ cho xe nông nghiệp, xe tải nhẹ và xe tải trung; nghiên cứu sản xuất lốp phù hợp cho xe tốc hành và xe tải đường dài, lốp chuyên dùng, lốp radial và lốp ô tô con.
- Tiến hành đầu tư các sản phẩm cao su kỹ thuật hiện ta chưa sản xuất.
* Đầu tư: Tập trung đầu tư có chọn lọc để đến 2005 năng lực sản xuất lốp ô tô lên 2,5-3 triệu bộ/năm, lốp xe mỏy lờn 7 triệu chiếc/năm và lốp xe đạp lên 20 triệu chiếc/năm thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cụ thể:
- Đối với lốp ô tô:
+ Đầu tư nâng công suất dây truyền sản xuất lốp ô tô của Công ty Cao su Sao vàng từ 200.000 bộ/năm lên 500.000 bộ/năm theo công nghệ lốp mành chéo, vốn đầu tư khoảng 273 tỉ đồng, giai đoạn 2001-2003.
+ Mở rộng sản xuất săm lốp ô tô Công ty Cao su Đà Nẵng từ 200.000 bộ/năm lên 500.000 bộ/năm trong giai đoạn 2001-2003.
+ Mở rộng sản xuất săm lốp ô tô của Công ty Công nghiệp Cao su Miền Nam từ 70.000 bộ/năm lên 300.000 bộ/năm trong giai đoạn 2001-2005.
- Đối với săm lốp xe máy và xe đạp: Tập trung đổi mới công nghệ thiết bị, nâng công suất sản xuất lốp xe máy, xe đạp tại các cơ sở sản xuất lên 7 triệu chiếc lốp xe mỏy/năm và 20 triệu chiếc lốp xe đạp/năm.
- Các sản phẩm cao su kỹ thuật:
+ Đầu tư sản xuất tại Công ty Cao su Sao vàng dây chuyền dây curoa công suất 5 triệu bộ/năm, băng tải công suất 500 ngàn m2/năm, thời gian: 2003- 2005, tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỉ đồng.
+ Đầu tư sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật tại Công ty Cao su Sao vàng công suất 350 T/năm, thời gian: 2002-2003, tổng vốn đầu tư 8 tỉ đồng.
* Khoa học công nghệ:
- Cải tiến thiết kế, đơn pha chế cao su nhằm giảm sinh nhiệt, tăng bền, tăng dính, chịu mài mòn cao.
- Chuyển lưu hoá săm xe máy bằng hơi nóng sang hệ thống lưu hoá bằng không khí nóng áp lực cao.
- Hợp tác kỹ thuật công nghệ với các nước tiên tiến để hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm.
* Công tác quản lý:
- Cải tiến, nâng cao năng lực điều hành của bộ máy quản lý, tiết kiệm năng lượng, giảm mức tiêu hao nguyên vật liệu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Áp dụng và thực hiện nghiêm túc các qui định đảm bảo chất lượng ISO 9002.
- Điều hành chính sách tập trung về giá cả, tránh cạnh tranh nội bộ trong Tổng Công ty.
* Đào tạo:
- Tăng cường kinh phí cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, khoa học và công nghệ.
- Đổi mới phương thức đào tạo linh hoạt, kết hợp đào tạo trong nước, ngoài nước và đào tạo cán bộ tại chỗ.
* Công tác đổi mới doanh nghiệp: Nghiên cứu phương án cổ phần hoá tại một số cơ sở của Tổng Công ty để tạo vốn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong các giải pháp đầu tư, phương án trả lương cho người lao động ...
* Đối với sản phẩm pin các loại:
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị sản xuất pin truyền thống hiện có (R6, R20,R14) để nâng cao tính cạnh tranh và đạt sản lượng 400 triệu viên vào năm 2005 và sau năm 2005 đạt trên 500 triệu viờn/n. Phấn đấu tới năm 2003-2004 sẽ loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất pin bằng hồ điện và thực hiện xong hệ thống quản lý ISO 14000.
* Đối với sản phẩm acqui các loại:
Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại, mở rộng công suất các nhà máy acqui hiện có để nâng cao chất lượng, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu công nông nghiệp và dân dụng, cải tiến mẫu mã hàng hoá, củng cố tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, phát triển nguồn nhân lực có trình độ quản lý và chuyên môn kỹ thuật cao. Phấn đấu tới năm 2005 đạt sản lượng 800.000 - 1.000.000 KWh/năm đi đôi với việc giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm và mở rộng thị trường sang các nước châu Âu, châu Mỹ (hiện đã xuất khẩu sang một số nước như Iraq, Hàn Quốc . . .).
+Ngành sơn hoá học:
* Đa dạng hoá sản phẩm:
- Tăng cường nghiên cứu và hợp tác nhận chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản, LB Nga để sản xuất các loại sơn sạch (không sử dụng dung môi hữu cơ), sơn chất lượng cao tại Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội cho công nghiệp hoá chất, dầu khí, giao thông, điện lực. Tổng chi phí dự tính khoảng 2 tỉ đồng từ nguồn vốn phát triển sản xuất.
- Ngoài các sản phẩm sơn truyền thống (sơn chống hà, chống rỉ, chống hoá chất), sẽ tập trung nghiên cứu các loại sơn đặc chủng, thay thế các loại dung môi truyền thống bằng các loại dung môi Ýt ô nhiễm hơn tại Công ty Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh.
* Đầu tư:
- Mở rộng mặt bằng sản xuất Nhà máy Sơn tổng hợp Hà Nội, đầu tư mua sắm thiết bị, xây dựng nhà xưởng, kho nguyên liệu với tổng chi phí 25 tỉ đồng từ nguồn vốn phát triển sản xuất.
- Đầu tư thiết bị (nghiền xoáy lốc, nghiền vi cỏt cú độ mịn cao) nhằm nâng cao chất lượng sơn các loại tại Công ty Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh.
* Công tác quản lý và đào tạo: