Năng lực cạnh tranh của ngành hoá chất Việt nam

Một phần của tài liệu ngành công nghiệp hoá chất việt nam - cơ hội, thách thức trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới (Trang 26 - 39)

Do đặc thù của ngành Công nhiệp Hoá chất là nhiều ngành nghề nên ta phải phân tích cụ thể từng ngành để có thể kết luận về năng lực của toàn ngành.

2.2.1. Ngành phân bón:

Trong ngành phân bón thỡ cú 3 sản phẩm chính đó là phân lân, phân u rê và phân tổng hợp NPK, trong 3 sản phẩm này lại có rất nhiều sản phẩm nhánh như phân bún lỏ, phân lân đơn, phân lân kép, phân lân nung chảy. Trong phạm vi khoá luận em chỉ xin phân tích những sản phẩm chính, cụ thể như sau:

Đối với sản phẩm phân super lân và phõn lân nung chẩy, đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc, vì trong khu vực ASEAN không có nước nào sản xuất, cũn cỏc quốc gia khỏc trờn thế giới khó có thể cạnh tranh do phải vận chuyển xa, vỡ cỏc nước tiêu thụ chủ yếu là ở thị trường Châu Á, nên về khoảng cách địa lý ta có lợi thế hơn. Về khả năng cạnh tranh, do chi phí đầu vào còn cao nên sức cạnh tranh ở mức hạn chế. Tuy nhiên, nếu tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm tương tự của Trung Quốc.

Sản phẩm phân urea, đối thủ cạnh tranh là hàng nhập ngoại từ Trung Quốc, Cụoột, Indonesia, Quata, Liờn Xụ cũ và các nhà máy sản xuất đạm trong nước trong tương lai (Phú Mỹ, Cà Mâu). Hiện nay Nhà nước không quản lý hạn ngạch nhập khẩu, khụng ỏp dụng thuế nhập khẩu, mặt khác do công nghệ thiết bị lạc hậu, nên việc cạnh tranh gặp nhiều khó khăn. Cụ thể là hiện nay cho chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/10 nhu cầu trong nước ( ta có khả năng sản xuất được 100.000T trong khi nhu cầu về phân u rê là hơn 1 triệu tấn. Trong thời gian tới nếu không gấp rút đầu tư các nhà máy mới thì e rằng phân u rê tiêu thụ trong nước hoàn toàn là của nước ngoài.

Đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm phân NPK, là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, một số nhà sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại từ Philipine (được nhà nước bạn hỗ trợ xuất khẩu). Thái Lan tuy cũng sản xuất NPK với số lượng lớn (trên 2,5 triệu T/n), song giá thành không có lợi thế gì khác biệt so với sản xuất ở Việt Nam. Hiện nay nhu cầu trong nước là khoảng hơn 1 triệu tấn, với năng lực của các nhà máy của Tổng Công ty và của liên doanh với nước ngoài hiện nay thỡ đó hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, tuy nhiên vì hàng nhập khẩu bán phá giá nên việc cạnh tranh rất khó khăn.

Hiện nay mức thuế suất thuế nhập khẩu urea là 0%, super lân 5%, phân lân nung chẩy 5% và NPK 3%, đồng thời các chính sách phi thuế quan cũng đã được bãi bỏ (phụ thu, đầu mối, hạn ngạch nhập khẩu). Do đó trên thực tế ngành phân bón đã tham gia hội nhập, các nhà sản xuất phân bón trong nước đang phải cạnh tranh rất quyết liệt với phân bón nhập ngoại.

Nói tóm lại ngành sản xuất phân bón nếu phải cạnh tranh trong quá trình tham gia hội nhập thỡ cũn rất nhiều khó khăn vì năng lực cạnh tranh còn yếu ngoại trừ ngành sản xuất phân NPK.

2.2.2. Ngành thuốc bảo vệ thực vật:

Các Công ty của ta chiếm khoảng 80% thị phần trong nước nhưng do sự cạnh tranh gay gắt với các công ty 100% vốn nước ngoài có tiềm lực kinh tế lớn, chính sách khuyến mãi cao, quảng cáo mạnh, nên việc giữ vững và phát triển thị phần là một thách thức lớn.

Tại thị trường khu vực ASEAN và châu Á, tuy gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của hàng Trung Quốc, song do sản phẩm của Tổng Công ty có chất lượng cao, ổn định nờn đó có được chỗ đứng nhất định.

Hiện nay thuế suất thuế nhập khẩu của ngành thuốc bảo vệ thực vật phần lớn ở mức 0-3%, cá biệt một vài loại sản phẩm ở mức 10%. Thuế nhập khẩu các chất phụ gia để gia công thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được hiện đang ở mức cao. Việc cắt giảm thuế trong tiến trình hội nhập CEPT/AFTA, WTO sẽ có lợi về nguyên liệu nhập để gia công và không có ảnh hưởng lớn đến các sản phẩm của ngành vì trên thực tế ngành đã tham gia hội nhập.

2.2.3. Ngành chất giặt rửa:

Đối thủ cạnh tranh chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Lever Việt Nam, P & G Việt Nam, Kao, Colgate - Palmolive . Với tiềm lực tài chính to lớn, trình độ công nghệ, quản lý sản xuất ở mức cao, phương pháp kinh doanh, tiếp thị năng động và hiệu quả các doanh nghiệp này đã và đang

chiếm phần lớn thị phần tại Việt nam (riêng Liên doanh Lever Việt Nam và P & G Việt Nam chiếm tới 81% thị phần trong nước). Hàng nhập ngoại có khả năng cạnh tranh vẫn là những sản phẩm của các công ty đa quốc gia như Unilever, P & G, Colgate-Palmolive, Kao . . .

Hiện nay giỏ bán cỏc sản phẩm giặt rửa tại khu vực ASEAN và trên thế giới còn cao hơn nhiều so với giá bán tại Việt Nam (thậm chí ngay cả khi thực hiện lịch trình cắt giảm thuế CEPT/AFTA từ 50% xuống còn 5%), vả lại phần lớn các công ty đa quốc gia ngành giặt rửa đã đầu tư tại Việt Nam, do đó việc cắt giảm thuế quan trong tiến trình hội nhập khụng gõy tác động lớn vì ngay từ bõy giờ cỏc nhà sản xuất trong nước đã tham gia hội nhập và đang phải cạnh tranh quyết liệt với các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, mặt khác việc cắt giảm thuế quan sẽ làm cho chi phí một số nguyên liệu đầu vào nhập khẩu giảm (như phôi xà phòng . . . ), làm tăng thêm sức cạnh tranh của các sản phẩm nội địa so với hàng nhập khẩu.

2.2.4 Ngành hoá dầu:

Hiện nay trong nước có 2 nhà máy PVC là TPC Vina liên doanh với Thái Lan, công suất 120.000T/năm và một liên doanh của Tổng Công ty Dầu khí với đối tác Petronas - Malaysia công suất 100.000 T/năm trong đó 1 nhà máy đã đi vào hoạt động ổn định với sản lượng sản xuất suất 80.000T năm do vậy trong nước như vậy là tạm thoả mãn nhu cầu tuy nhiên ngành sản xuất PVC vẫn phải cạnh tranh với hàng nhập ngoại nếu giá cả cao hơn hàng nhập ngoại.

Hiện nay trong nước có duy nhất một nhà máy sản xuất DOP liên doanh với Hàn quốc, đáp ứng khoảng 30% nhu cầu trong nước. Đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm DOP, là các sản phẩm nhập ngoại từ các nước ASEAN, Hàn Quốc . . .

Hiện nay mức thuế suất thuế nhập khẩu PVC bột là 3 %, phô thu 10%; DOP có mức thuế suất 10% và sẽ giảm xuống 5% vào năm 2005. Do nguyên liệu đầu vào sản xuất PVC và DOP phải nhập từ nước ngoài (trong nước hiện chưa sản xuất được), mặt khác các cơ sở này mới đi vào sản xuất, nên chi phí sản xuất cao, khả năng cạnh tranh bị hạn chế. Vì vậy việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan trong quá trình hội nhập sẽ có ảnh hưởng không tốt tới các mặt hàng này.

- Đối với sản phẩm dầu phanh, dầu mỡ bôi trơn và các phụ gia liên quan, đối thủ cạnh tranh là các công ty đa quốc gia đã đầu tư vào Việt Nam như Total, BP, Castrol, Caltex, Shell và một số hãng trong nước như Petrolimex tại Hải Phòng, TP HCM, Toàn Tâm tại TP HCM, Bảo Thanh tại Sụng Bộ v.v. . . Do trình độ công nghệ thiết bị chưa cao, vả lại toàn bộ nguyên liệu sử dụng đều phải nhập từ nước ngoài, do đó sức cạnh tranh của ngành hàng này với các đối thủ nước ngoài không cao.

Theo tiến trình cắt giảm thuế quan CEPT/AFTA, mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng dầu bôi trơn sẽ giảm dần từ 20% xuống 15% vào năm 2004, 10% năm 2005 và 5% năm 2006, cũn cỏc mặt hàng khác (phụ gia dầu mỡ, dầu phanh, dầu nhờn năng lượng, mỡ bôi trơn) vẫn giữ nguyên mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 1-10%. Như vậy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chỉ ảnh

hưởng tới mặt hàng dầu bôi trơn, tuy nhiên mức cạnh tranh có thể sẽ không lớn hơn nhiều so với hiện nay vì hầu hết các công ty đa quốc gia trên thế giới có sức cạnh tranh lớn đều đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

2.2.5. các chuyên ngành khác

+ Ngành khai thác mỏ và tuyển quặng:

Hiện nay không có đối thủ cạnh tranh trong nước vì sản phẩm apatite và serpentin là những sản phẩm duy nhất do Tổng Công ty sản xuất. Đối thủ tiềm năng có khả năng cạnh tranh nhất trong khu vực là Trung Quốc vỡ cỏc đối thủ khác ở xa Việt Nam. Do trình độ công nghệ thiết bị còn lạc hậu, chi phí giá thành cao, năng suất thấp, nên khả năng cạnh tranh mặt hàng này của ta trên thị trường quốc tế còn ở mức thấp.

Hiện nay thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng này ở mức thấp (3%), do đó việc cắt giảm thuế trong tiến trình hội nhập sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới các sản phẩm này, song sẽ có ảnh hưởng gián tiếp khi các sản phẩm phân lân bị cạnh tranh.

+ Ngành hoá chất cơ bản:

- Khó khăn và thách thức về cạnh tranh:

+ Đa số giá thành các sản phẩm ngành HCCB đều cao hơn giá thành các sản phẩm tương tự trong khu vực và trên thế giới do công suất còn nhỏ, năng suất cũn thấp, giá đầu vào (như nguyên liệu phải nhập ngoại, điện, nước, xăng

dầu) không ổn định, giá muối công nghiệp biến đổi thất thường, tỷ giá USD tăng cao và phải khấu hao nhanh để trả nợ và lãi vay ngân hàng.

+ Tình trạng thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng gia tăng.

+ Mét số sản phẩm đi từ công nghệ nhập ngoại có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, song còn nhiều sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ và thiết bị trong nước có chất lượng còn thấp, cấp hạng từng loại sản phẩm chưa được tách biệt rõ ràng cho từng ngành tiờu thụ.

- Các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập tại thị trường trong nước, khu vực Châu Á - Thái Bình dương gồm axit HCl 31%, H3PO4, Nhôm hydroxit, Nhụm ụxit loại mịn, phèn, silicat, bột nhẹ cao cấp do gắn với cỏc vựng nguyên liệu, nhân công rẻ, nên giá thành các sản phẩm này gần tương đương với giá thành sản phẩm tương tự trong khu vực (riêng nguyên liệu phốt pho vàng để sản xuất axit H3PO4 hiện vẫn phải nhập từ Trung Quốc do giá thành sản xuất trong nước quá cao so với nhập khẩu). Nếu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam sẽ phải tăng thêm chi phí vận chuyển, mặt khác điều kiện bao bì đóng gói một số sản phẩm đòi hỏi an toàn và phí vận chuyển cao. Đối với sản phẩm LAS, mặc dù hiện nay nguyên liệu đầu vào LAB vẫn phải nhập ngoại do trong nước chưa sản xuất được và đó cú 5 đơn vị sản xuất (trong đó 3 liên doanh nước ngoài) đang cạnh tranh nhau gay gắt, song với dây chuyền công nghệ thiết bị hiện đại, sản phẩm này sẽ có chỗ đứng trong quỏ trình hội nhập. - Các sản phẩm khó cạnh tranh với các lý do đã phân tích ở trên gồm: xút lỏng 32-50% (từ Thái Lan), Clo láng (Malaysia), axit H2SO4 (Thái Lan), MAP 98%

(Trung Quốc), Na3PO4 (Trung Quốc), CaCl2 (Trung Quốc), MgSO4.7H2O (Trung Quốc), ZnSO4 (Trung Quốc), bột nhẹ thông thường các loại (Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore).

Hiện nay một số sản phẩm hoá chất cơ bản có thuế suất thuế nhập khẩu theo lộ trỡnh CEPT/AFTA ở mức từ 0-5% (như axit H2SO4, axit HCl, chlorua canxi CaCl2, hydroxit nhôm, bột nhẹ các loại . . . ), chỉ có sản phẩm xút đặc được bảo hộ ở mức 10%, song theo lịch trình CEPT/AFTA tới năm 2004 sẽ giảm xuống còn 5%, một số sản phẩm khác do đặc thù của sản phẩm nên khó có khả năng nhập khẩu (như Chlor láng). Do đó việc cắt giảm thuế quan trong tiến trình hội nhập sẽ khụng gõy tác động lớn vì trên thực tế phần lớn sản phẩm của ngành hoá chất cơ bản đã tham gia hội nhập.

Đối với Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, sẽ mở ra cơ hội xuất khẩu một số sản phẩm như oxit, hydroxyt Nhôm, song sẽ gập nhiều thách thức bởi lịch trình loại bỏ quyền sản xuất, kinh doanh nhập khẩu và phân phối đối với các công ty và thương gia Hoa Kỳ.

Đối với tiến trình hội nhập WTO, một số mặt hàng có khả năng cạnh tranh sẽ có cơ hội xuất khẩu sang các nước trên thế giới, tuy nhiên các nguyên tắc không phân biệt đối xử quốc gia, huỷ bỏ hạn ngạch nhập khẩu, cắt giảm thuế quan . . . sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh các sản phẩm hoá chất cơ bản ngay trờn sõn nhà vỡ cỏc sản phẩm này được nhập khẩu từ các nước có qui mô sản xuất lớn, tiềm lực kinh tế mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Ên Độ . . .

+ Ngành cao su:

- Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại thị trường Việt Nam là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các cơ sở địa phương và trong nội bộ Tổng Công ty, các tổ hợp tư nhân và các sản phẩm nhập ngoại (lốp ụtụ, lốp xe máy).

- Tuỳ theo chủng loại sản phẩm mà khả năng cạnh tranh có khác nhau trong các cơ sở của Tổng Công ty. Cụ thể:

+ Đối với săm lốp ô tô chủng loại xe tải, khách chạy đường gần, tốc độ thấp, thị phần của Tổng Công ty đạt trên 60% trong toàn quốc, loại lốp xe tải đường dài, lốp xe khách tốc hành Tổng Công ty chiếm khoảng 15-30% (phần còn lại là lốp ngoại nhập với cỏc nhón mỏc BILAR, APOLO, MRF của Ên Độ, BRIGESTONE, SYAMTIRE của Thái Lan và KUMHO, HANKOOK của Hàn Quốc). Khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại hiện nay là tương đối tốt do hiện nay Nhà nước đang còn bảo hộ về thuế nhập khẩu (ở mức 30%), đồng thời lốp ngoại phải chịu chi phí vận chuyển xa, khả năng thích nghi với điều kiện Việt Nam còn hạn chế. Tuy nhiên khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước lại khó khăn hơn do các sản phẩm nội có chất lượng tương đối ngang bằng và cỏc hóng đều thông thuộc tập quán, thị hiếu người tiêu dùng.

+ Đối với săm lốp xe đạp, xe máy, các cơ sở sản xuất của Tổng Công ty cũng đó cú chỗ đứng vững chắc (riờng mỏc Casumina chiếm 30% thị phần toàn quốc). Khả năng cạnh tranh đối với hàng ngoại ở mức tương đối khỏ vỡ hiện nay vẫn được Nhà nước bảo hộ (thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 50%).

- Ảnh hưởng các yếu tố hội nhập:

Hiện nay các sản phẩm săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp được Nhà nước bảo hộ với thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi ở mức 30-50%, găng tay cao su 20% , theo CEPT/AFTA săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp ở danh mục loại trừ tạm thời, găng tay cao su ở mức 10%. Từ năm 2003 mức thuế suất thuế nhập khẩu theo CEPT/AFTA bắt đầu giảm xuống còn 20% đối với săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp và 5% đối với găng tay cao su và tới 2006 sẽ còn 5%.

Khi hội nhập các sản phẩm tương tự của các nước ASEAN (lốp xe đạp từ Indonesia, lốp xe máy từ Thái Lan và lốp ô tô từ các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore) sẽ tràn vào Việt Nam gây nhiều bất lợi cho các nhà sản xuất trong nước vì giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn (qui mô công suất và năng suất lao động cao hơn Việt Nam, đồng thời có khả năng tự sản xuất nhiều loại nguyên liệu đầu vào, trong khi các cơ sở trong nước đang trong thời kỳ khấu hao, chi phí sản xuất lớn, hơn 80% vật tư sản xuất săm lốp ô tô phải nhập ngoại), chất lượng đáp ứng cho nhiều chủng loại hơn (lốp xe chạy tốc độ cao, chạy đường dài), phương pháp tiếp thị bài bản, linh hoạt và hiệu quả hơn, đặc biệt tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thường hướng ngoại.

+ Ngành điện hoá:

Một phần của tài liệu ngành công nghiệp hoá chất việt nam - cơ hội, thách thức trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới (Trang 26 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w