Quan niệm của T.Hôpxơ về bản chất và đối tượng của triết học

Một phần của tài liệu khái niệm môn triết học (Trang 43 - 44)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

a. Quan niệm của T.Hôpxơ về bản chất và đối tượng của triết học

Cũng như Ph.Bêcơn, T.Hôpxơ cho rằng tri thức là sức mạnh, do vậy phải tăng cường phát triển các khoa học, nhất là triết học. Lý luận triết học phải phục vụ thực tiễn của con người vì nó giúp cho con người hiểu biết về các sự vật. T.Hôpxơ là người cụ thể hoá và phát triển các quan niệm duy vật của Ph.Bêcơn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Ông loại bỏ nhiều yếu tố thần học và tiếp tục cuộc đấu tranh cho thế giới quan khoa học duy vật. Các vấn đề chính trị xã hội được ông đặt lên hàng đầu.

Khác với Ph.Bêcơn, T.Hôpxơ khẳng định thần học là lĩnh vực hoàn toàn thuộc về tôn giáo; sự ngu dốt, sợ hãi sinh ra tôn giáo. Còn triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm khám phá ra bản chất của sự vật. Tất cả những lĩnh vực khoa học như hình học, vật lý học, đạo đức... đều chỉ là những lĩnh vực khác nhau của triết học. Trong một mức độ nhất định, T.Hôpxơ đã đồng

nhất đối tượng của triết học với đối tượng của các khoa học cụ thể. Tuy nhiên cách đặt vấn đề của ông mang tính tiến bộ, với mong muốn loại bỏ hoàn toàn thần học và chống lại thuyết về chân lý hai mặt của Ph.Bêcơn.

Theo T.Hôpxơ, vấn đề trung tâm của triết học là vấn đề con người. Các tác phẩm Về con người

(1658), Về người công dân (1642)...của ông đều bàn về vấn đề này. Từ việc coi con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể đạo đức và tinh thần, ông chia triết học thành triết học tự nhiên và triết học đạo đức, hay còn gọi là triết học xã hội.

b. Quan niệm về thế giới

T.Hôpxơ thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới. Đó là sự tồn tại có trước con người, không phải do chúa trời sinh ra. Theo quan điểm duy danh, ông khẳng định thế giới chỉ tồn tại những sự vật riêng lẻ. Mọi khái niệm như "thực thể", "vật chất"... đều chỉ là những tên gọi. Ông nói, "trong thế giới chẳng có gì chung cả, ngoài các tên gọi". Tuy nhiên ông không phủ nhận cái chung trong trí tuệ con người, mặc dù quy nó thành các ngôn từ, tên gọi. Từ đây, ông phủ nhận nội dung bản thể luận của tất cả các phạm trù mang tính khái quát của khoa học. Thậm chí ông coi "chân lý không phải là tính chất của các sự vật mà là tính chất của các suy diễn của chúng ta về các sự vật". "Giữa các tên gọi và các sự vật chẳng có sự giống nhau nào cả, và không thể có một sự so sánh nào cả".

Nói chung, trong quan niệm của T.Hôpxơ về thế giới, ông là nhà duy vật nhưng lập trường duy danh đã làm giảm giá trị các quan niệm duy vật của ông. Ông triệt để hơn so với Ph.Bêcơn trong quan niệm về giới tự nhiên, về quan hệ giữa triết học và thần học, v.v.. nhưng chủ nghĩa duy danh đã dẫn ông đến xa rời lập trường đó.

Một phần của tài liệu khái niệm môn triết học (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w