Sự hình thành, phát triển và suy tàn của triết học Hy Lạp cổ đạ

Một phần của tài liệu khái niệm môn triết học (Trang 26 - 27)

- Các mặt đối lập trong thể thống nhất, quy định lẫn nhau, là điều kiện tồn tại của nhau, trong cái này đã có cái kia.

2. Sự hình thành, phát triển và suy tàn của triết học Hy Lạp cổ đạ

Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ. Xuyên suốt ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường lối duy tâm của Pla-tôn.

2.1. Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI tr.CN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ mới hình thành. Do sự phát triển của sản xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những hiểu biết khoa học về con người, về vũ trụ. Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là một khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của khoa học) ra đời.

a. Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Mi-lê (tên một đô thị cổ Hy Lạp) là Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên, vĩnh viễn vận động tạo ra mọi vật trên thế giới. Theo Talét đó là nước, theo Anaximăngđrơ đó là một thực thể vô định và vô hạn, theo Anaximen đó là không khí.

Hêraclít không thuộc trường phái nói trên, ông cũng cho rằng bản nguyên của vũ trụ là lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sinh ra vạn vật.

b. Ngược lại, một số nhà triết học thuộc trường phái Êlê (tên một đô thị cổ ở miền nam nước Ý) như Xênôphan, Pácmênít, Dênông và trường phái Pitago lại có những quan điểm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc vũ trụ. Họ cho rằng, thế giới là một tồn tại bất động và bất biến (trường phái Êlê), con số là bản nguyên của vũ trụ (trường phái Pitago).

2.2. Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V. tr.CN): Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp. Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời sống chính trị. Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái triết học.

a. Theo khuynh hướng duy vật. Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ không phải chỉ là một thực thể riêng biệt (như trường phái Milê) mà là gồm 4 thực thể: đất, nước, lửa, không khí. Anaxago lại cho rằng, mọi vật đều được cấu tạo từ hạt cực nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng.

Đạt tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kì này là học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít. Theo ông, tất cả mọi vật đều được cấu thành từ những nguyên tử. Nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được, chúng vĩnh viễn vận động, không có điểm kết thúc.

b. Đối lập lại chủ nghĩa duy vật trên đây là chủ nghĩa duy tâm khách quan của Platôn. Ông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật. Theo ông, giới tự nhiên bắt nguồn từ ý niệm.

c. Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của Platôn là Arixtốt. Ông là một nhà triết học lớn, bộ óc bách khoa thời cổ đại Hy Lạp - La Mã, nhưng là một nhà triết học không triệt để. Một mặt, ông bác bỏ thuyết ý niệm của Platôn; mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình thức của mọi hình thức là tư duy (hình thức thuần tuý).

2.3. Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp - La Mã. Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hoá mà nó sản sinh ra cũng suy tàn theo. Vào cuối thế kỷ này, chỉ còn Êpiquya và học trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối duy vật của Đê-mô-crít.

Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người ta thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau này.

Trong những thành tựu triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại, học thuyết về nguyên tử của Đêmôcrít, tư tưởng biện chứng của Hêraclít và lôgích học của Arixtốt là những cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nhân loại.

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh giữa hai thế giới quan, hai phương pháp luận đối lập nhau. Cuộc đấu tranh ấy phản ánh lợi ích của những tầng lớp, những giai cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp đối kháng.

Một phần của tài liệu khái niệm môn triết học (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w