Thành lập nhóm “Môi trường hòa bình xanh”

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XANH (Trang 29 - 32)

Tháng 11/2007, nhóm “Môi trường hòa bình xanh” báo cáo về việc thu hồi không có sẵn tại 6 điểm mà họ tới , khoảng 4500 điểm thu hồi là chưa đạt đúng quy trình và trách nhiệm họ đã đặt ra. Vì vậy họ đặt ra mục tiêu là huấn luyện lại tất cả các nhân viên tại các điểm dịch vụ của Nokia để đảm bảo nhất quán trên toàn cầu.

Nokia có nhiều hỗ trợ các nhà sản xuất riêng lẻ để họ thực hiện tốt trách nhiệm của mình. Họ cần chuỗi giá trị như người tiêu dùng và nhà bán lẻ để trao lại việc thu hồi thiết bị cho sự tái chế.

Suốt năm 2008, họ điều hành chương trình “ huấn luyện và ý thức “ được phác thảo để đảm bảo rằng các trung tâm chăm sóc vì lợi ích của Nokia là thu hồi thiết bị không sử dụng. Họ cũng đầu tư vào thùng thu gom và điểm thu gom tại những trung

tâm chăm sóc Nokia nhằm giúp họ hiểu cái gì cần được làm, là nghiên cứu người tiêu dùng ở nhiều thị trường khắp thế giới để xem thái độ việc tái chế thiết bị điện thoai và như thế nào để mạo người quan tâm và thực hiện chương trình này. Đây là bằng chứng cho chương trình tái chế trong tương lai.

Quá trình thu hồi sản phẩm cũ và tái sản xuất được tóm tắt trong sơ đồ:

d. Quá trình sử dụng sản phẩm

Là một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới có mạng lưới trên 150 quốc gia, điều đó vừa mang đến cho Nokia những lợi thế cũng như trách nhiệm to lớn trong việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu trước các tác động của hoạt động thượng mại. Sợi dây liên hệ chính giữa các hoạt động kinh doanh với khí thải gây

hiệu ứng nhà kính nằm ở giai đoạn sử dụng sản phẩm. Nokia đã ước tính rằng các hoạt động sản xuất riêng lẻ của nó chỉ tạo ra lượng khí thải chiếm 10% tổng lượng khí tạo ra trong suốt chu kì sống của sản phẩm, 90% còn lại đến từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, các nhà sản xuất linh kiện, quá trình phân phối, nhưng chủ yếu là trong quá trình sử dụng và sạc pin các thiết bị.

Với một tỷ điện thoại di động đang được sử dụng trên toàn thế giới thì chỉ cần một ý thức nhỏ của người sử dụng cũng đã giúp tiết kiệm được một nguồn năng lượng đáng kể. Khả năng tiền ẩn lớn nhất nằm ở việc sử dụng thiết bị sạc pin vì hai phần ba nguồn năng lượng mà một chiếc điện thoại tiêu thụ đã bị lãng phí khi pin đã được sạc đầy nhưng cục sạc vẫn chưa được rút ra khỏi phích cắm. Một cuộc khảo sát của Nokia đã cho thấy rằng: nếu nhứng người sử dụng di động của Nokia đều rút cục sạc ra khi pin đầy thì có thể tiết kiệm được một lượng năng lượng đủ cho một trăm nghìn gia đình Châu Âu sử dụng.

Nokia đã đưa ra hai biện pháp nhằm hạn chế sự lãng phí năng lượng trong quá trình này, gồm:

 Giảm thiểu nhu cầu năng lượng không cần thiết dược tiêu thụ bởi thiết bị sạc pin Vào đầu thập niên, Nokia đã cắt giảm được trung bình 70% nguồn năng lượng không cần thiết, trong đó có 90% là nguồn năng lượng mà thiết bị sạc pin hấp thụ. Loại cục sạc tiết kiệm năng lượng đã được giới thiệu trong dòng sản phẩm Nokia 3110 Evovle, chỉ sử dụng 0,03W

 Cảnh báo cho ngừoi sử dụng khi pin điện thoại đã được sạc đầy.

Năm 2007, Nokia đã trở thành nhà sản xuất điện thoại di động đầu tiên đưa nhứng lời cảnh báo vào thiết bị của mình, nó báo cho người sử dụng biết khi pin đã đầy và nên rút ra ngay. Những lời cảnh bào này sẽ được đưa vào dòng sản phẩm sẽ được tung ra THz trường vào cuối năm 2008.

CHƯƠNG 3KẾT LUẬN KẾT LUẬN

Sau một thời gian thực hiện chương trình làm “xanh” chuỗi cung ứng, Nokia đã đạt được một số thành tựu đáng kể: Giảm thiểu được việc sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, góp phần cải thiện môi trường sống

Mô hình Life – Cycle Thinking mà Nokia đã đưa ra và áp dụng gần giống như mô hình chuẩn của SCC – The Supply-Chain Council. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế vẫn có phần nào còn hạn chế.

Mặc dù các chiến lược mà Nokia đưa ra và đã thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán ở từng khâu trong mô hình Life – Cycle Thinking, nhưng để đạt được kết quả tốt nhất cần sự ủng hộ của những người sử dụng sản phẩm mà việc này công ty không thể nào kiểm soát hoặc đưa ra bất kỳ một hình thức nào mang tính chất bắt buộc nào đối với họ.Vì vậy trong thời gian tới, Nokia cần đưa ra các thông điệp môi trường nhiều hơn nữa qua các chương trình về sản phẩm như: đưa vào tài liệu hướng dẫn sử dụng sản phẩm, qua những chương trình truyền thông và tiếp thị. Làm được như vậy, chuỗi cung ứng của Nokia sẽ ngày càng “xanh” hơn nữa.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG XANH (Trang 29 - 32)