Xác lập các biện pháp phòng trừ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng (Trang 30 - 32)

Trước khi thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành một số khảo sát trước đó và đã cùng với đơn vị phối hợp (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng) để xác lập các biện pháp phòng trừ để khuyến cáo với nông dân. Bước đầu đã ghi nhận được một số kết quả cụ thể như sau:

- Đối với các bệnh hại do tác nhân nấm: Để phòng trừ hiệu quả, cần có các biện pháp sau:

a) Kiểm soát độ ẩm một cách chặt chẽ: Hạn chế tưới nước vào thời điểm xế chiều để giữ cho đất không quá ẩm vào ban đêm, dẫn đến việc dễ phát sinh nấm bệnh

b) Phun thuốc diệt nấm như Bordeau, Sumi-Eight... chậm nhất là 2 giờ sau mỗi cơn mưa không thường xuyên để khống chế sự phát triển của bào tử nấm.

c) Tiến hành ngắt bỏ lá chân và dọn dẹp vườn để giữ cho cây được thông thoáng

d) Sử dụng các giống cà chua ít mẫn cảm với nấm bệnh trong các mùa mưa ẩm như Ana, Kim cương đỏ, VL101...

- Đối với các bệnh hại do tác nhân vi khuẩn: Để phòng trừ hiệu quả, cần có các biện pháp sau:

a) Tăng cường việc xử lý đất và làm đất như: dọn sạch cây bệnh, xử lý vôi để giảm chua cho đất.

b) Kiểm soát độ ẩm một cách chặt chẽ: Hạn chế tưới nước vào thời điểm xế chiều để giữ cho đất không quá ẩm vào ban đêm.

b) Phun thuốc diệt khuẩn như Mataxyl khi phát hiện có sự phát triển của bệnh.

c) Tiến hành làm vệ sinh khu vườn thường xuyên

d) Sử dụng các giống cà chua kháng được bệnh như VL101.

- Đối với các bệnh hại do tác nhân virus: Để phòng trừ hiệu quả, cần có các biện pháp sau:

a) Tăng cường việc xử lý đất và làm đất như: dọn sạch cây bệnh, xử lý vôi để giảm chua cho đất.

Hình 17. Phủ bạt phản quang cho luống trồng cà chua là một trong những biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả và khả thi nhất trong khu vực.

b) Kiểm soát vectơ trung gian truyền bệnh một cách chặt chẽ bằng các biện pháp hóa học như phun thuốc diệt côn trùng; biện pháp cơ học như phủ bạt phản quang, sử dụng lưới chắn, trồng cây trong nhà lồng (hình 16)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các tác nhân gây tổn thất năng suất cây cà chua trồng ở vùng Đơn Dương và Đức Trọng (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w