TK 152.1: Nguyên vật liệu chính
Nhóm Danh điểm vật liệu Tên vật liệu Đơn vị tính Ghi chú
152.1.01 Vải 152.1.01.01 Vải kẻ AT M 152.1.01.02 Vải Royal M 152.1.01.03 Vải cotton 100% M ……… ……… 152.1.02 Chỉ 152.1.02.01 Chỉ 60C3 Cuộn 152.1.02.02 Chỉ 50C3 Cuộn 152.1.02.03 Chỉ mạ non Cuộn ………….. ………….. 152.1.03 Khuy
152.1.03.01 Khuy nhựa Cái 152.1.03.02 Khuy đồng Cái
……. ……… ………
Khi đánh số danh điểm vật liệu cho từng loại ta đánh 152.1, 152.2,… cho từng loại NVL vật liệu chính, vật liệu phụ,… Cách này giúp dễ nhận biết từng loại NVL hơn nữa tên danh điểm cũng phù hợp với chế độ quy định. Trong các loại NVL lại tiếp tục đánh 01, 02, 03,… cho từng nhóm NVL. Sau đó trong các nhóm lại tiếp tục đánh 01, 02, 03… cho từng thứ vật liệu. Cách đánh số danh điểm vật tư như vật
tương tự giống với cách chi tiết tài khoản theo chế độ, do đó dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
Quản lý bảo quản vật liệu tại kho
Như đã nói ở phần trên, công tác quản lý vật liệu tại kho còn tồn tại nhược điểm là do bảo quản tất cả vật liệu trong cùng một kho nên dễ hư hỏng đối với nguyên vật liệu dễ loang ố, mốc.. như vải, bông, chỉ… Do đó, công tác quản lý kho nên tổ chức lại. mỗi loại NVL nên bảo quản, quản lý trong một kho riêng, nhưng xét trong điều kiện công ty hiện nay thì khó có thể thực hiện đươc. Vậy nên thay vì quản lý tại kho riêng, cán bộ quản lý kho cần có các biện pháp phân tách các loại vật liệu với nhau sao cho hợp lý để bảo quản tránh hư hại gây tổn thất cho công ty. Công ty có thế tách ô trong một kho để quản lý, tương ứng với mỗi ô là một loại vật liệu.
3.2.2. Về tài khoản sử dụng
Mặc dù hệ thống tài khoản được sử dụng tại công ty hiện nay là khá đầy đủ. Tuy nhiên em vẫn kiến nghị công ty nên sử dụng thêm TK 151 – Hàng hóa đang đi đường vào công tác hạch toán kế toán của mình.
Trong nhiều trường hợp, kế toán chỉ nhận hóa đơn mà chưa nhận được phiếu nhập kho thì kế toán chưa tiến hành ghi sổ ngay mà đối chiếu với hợp đồng kin tế và lưu hóa đơn vào cặp hồ sơ “ Hàng mua đanh đi đường”. Trong kỳ nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào hóa đơn mua hàng và phiếu nhập kho để vào sổ TK 152 như bình thường. Nếu cuối tháng hàng chưa về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn mua hàng, các chứng từ có liên quan để phản ánh nghiệp vụ này vào TK 151. Mặc dù nghiệp vụ này ít xảy ra nhưng việc sử dụng TK 151 lại rất hữu ích, cho phép theo dõi tình hình thu mua của công ty được chính xác, kịp thời. Hơn nữa, công ty TNHH may xuất khẩu DHA còn có hoạt động nhập khẩu NVL nên TK 151 còn dùng để phản ánh số hàng nhập khẩu về biên giới, bến cảng đã được công ty tiếp nhận.
Tài khoản 151 dùng để phản ánh giá trị hàng hóa, vật tư ( nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của công ty còn đang
trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến công ty nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho. Kết cấu TK 151 như sau:
Bên Nợ: Phản ánh trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường
Bên Có: Phản ánh trị giá hàng hóa, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho của công ty.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị hàng hóa, vật tư đã mua nhưng chưa về nhập kho công ty.
Phương pháp hạch toán kế toán như sau:
Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào hóa đơn mua hàng của các loại hàng mua chưa về nhập kho dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, kế toán ghi:
Nợ TK 151 : Hàng mua đang đi đường (Giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 :Phải trả cho người bán; hoặc Có TK 111, 112, 141,...
Sang tháng sau, khi hàng về nhập kho, căn cứ hóa đơn và phiếu nhập kho, kế toán ghi:
Nợ TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu Có TK 151 : Hàng mua đang đi đường.
Trường hợp hàng mua đang đi đường bị hao hụt, mất mát được phát hiện ngay khi phát sinh hoặc khi kiểm kê cuối kỳ, căn cứ vào biên bản về mất mát, hao hụt, kế toán phản ánh giá trị hàng bị mất mát, hao hụt, ghi:
Nợ TK 1381 : Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK 151: Hàng mua đang đi đường.
3.2.3. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ
Công tác kế toán của công ty TNHH may xuất khẩu DHA hiện nay đã sử dụng đầy đủ các chứng từ bắt buộc để phản ánh nghiệp vụ về NVL. Nhưng theo em thấy đôi khi ở phòng kế toán ban quản trị cần thông tin về tồn kho từng loại NVL thì kế toán phải mất khá nhiều thời gian để cung cấp thông tin chính xác và theo trình tự. Vì vậy, em xin kiến nghị công ty nên sử dụng thêm phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
để theo dõi tình hình tồn kho NVL. Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ có thể thực hiện theo mẫu sau:
Biểu 3.2: Mẫu phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ
PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ
Ngày … tháng…năm…
Số: ……….. Bộ phận sử dụng:...
Số TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính Số lượng Lý do:(còn sử dụng hay trả lại) A B C D 1 E Phụ trách bộ phận sử dụng (Ký, họ tên)
Việc luân chuyển chứng từ vật liệu tại công ty chưa được nhanh chóng, kế toán 5-10 ngày mới xuống kho lấy chứng từ về phòng kế toán, với nghiệp vụ nhập xuất nguyên vật liệu diễn ra liên tục của công ty thời gian như vậy là quá dài, dẫn đến việc thông tin kế toán được phản ánh, xử lý chậm. Vì vậy, công ty cần thay đổi để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển chứng từ và cung cấp thông tin được nhanh chóng hơn. Theo em, nên giảm thời gian xuống còn 3 – 5 ngày kế toán lấy chứng từ từ kho về sẽ hợp lý hơn.
3.2.4. Về công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Hiện nay, công tác đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho của kế toán và thủ kho được tiến hành vào cuối quý mà nghiệp vụ nhập xuất NVL tại công ty diễn ra hàng ngày và liên tục biến động do vậy thời gian kiểm tra đối chiếu như vậy là chưa hợp
lý gây hạn chế chức năng kiểm tra kịp thời của kế toán. Để khắc phục nhược điểm này thì giữa thủ kho và kế toán cần phải tiến hành kiểm tra, đối chiếu sổ sách thường xuyên hơn để có thể phát hiện sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó để đảm bảo cho công tác hạch toán NVL được chặt chẽ hơn thì khi bàn giao chứng từ nhập, xuất kho NVL giữa thủ kho và kế toán có thể lập thêm