Khối nguồn

Một phần của tài liệu Luận Văn : THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ROBOT TỰ ĐỘNG VÙNG KRATHONG THAM DỰ CUỘC THI ROBOCON 2011 ppt (Trang 38 - 42)

- Sơ đồ thiết kế khí nén:

3.3.1.Khối nguồn

Khối nguồn là khối quan trọng nhất trong tất cả các khối của Robot, khối nguồn quyết định sự hoạt động tốt hay kém của các khối khác. Ví dụ: nếu nguồn nuôi khỏe thì khi robot chạy chíp thường không bị reset, cảm biến bắt vạch tốt, chíp hoạt động tốt, xuất và nhận tín hiệu chuẩn, phần công suất đáp ứng yêu cầu. Nếu nguồn nuôi yếu thì ngược lại.

Hình 3.31: Sơ đồ nguyên lý khối nguồn.

Trên mạch ta dùng 1 diode 5A để tránh cắm nhầm cực. Do phải cấp nguồn cho nhiều khối trong mạch nên 1 IC 7805 thì không đủ dòng cấp nên ta cần đến 3 IC 7805, ngoài ra để tăng thêm dòng thì mắc thêm transistor công suất 2955 (hình bên).

Trong đó:

+ Nguồn Vcc= +5V để nuôi cho khối nạp chương trình và khối hiển thị. + Nguồn Vcc= +5V nuôi cho khối cảm biến, khối lựa chọn chương trình, Encoder.

Hình 3.32 : Cấu tạo của IC 7805

• Tính toán các đại lượng dùng trong khối nguồn:

Điện áp vào: UV =16V

Điện áp ra: Ur=5V

Ta chọn dòng cho Led là 10 mA

RLed=vcc/10=5/10=0.2KΩ=>RLed=220Ω

chọn tụ lọc đầu ra có giá trị điện dung C=0.1µF.Điện áp max là:250V Từ công thức:CL=1/md.W.Kdm.Rt

Md=2 Kdm=0.1 W=2Πf

UR=UNguon-UDiot ~15v

Imax=1A ,UR=15V=>Z=15Ω=RT Do nguồn một chiều từ đó ta tính được:CL=(1/2.Π.100.15.0.1)=1000µF Thông số của diot:

I=1A UNguon=16V

Điện áp ngược đặt lên doit là:UN=KU.√2UNguon=1.8.√2.16=40.6V ID=Ki.I/2=10.1/2=5A

Thông số đặc trưng Kí hiệu Đánh giá Đơn vị

Điện áp colector-base Vcbo -120 V

Điện áp colector- emitor

Vceo -120 V

Điện áp emitor-base Vebo -5 V

Dòng colector Ic -10 A

Dòng base Ib -1 A

Công suất của Colector(T=250C) Pc 80 W Nhiệt độ hoạt động Pj 150 0C Phạm vi nhiệt độ để hoạt động Tstg -55-150 0C Bảng1.2: Bảng thông số của B688

3.3.2.Khối vi điều khiển.

Hình 3.33 : Sơ đồ nguyên lý hoạt động của khối Vi điều khiển

Để Vi điều khiển có thể hoạt động được ta chỉ cần các khối trên là đủ, tuy nhiên mạch Robot không chỉ có vậy nó còn các đầu vào, đầu ra… Để thay đổi chương trình cho Vi điều khiển thực hiện một công việc nào đấy thì ta cần viết chương trình cho chip, và nạp chương trình cho chip thông qua 2 chân giao tiếp nối tiếp P3.0(RXD) và P3.1(TXD).

Tính toán điện trở kéo lên các port của vi điều khiển: VOL=0,45V, I0L=1.6mA ,IIL=0,05mA

=>RPmin=(5-0,45/1,6-0,05)=2,9k VOH=2,4V, I0H=0,8mA ,IIH=0,65mA =>RPmax=(5-2,4/0,8-0,65)=17k

Ta chọn điện trở kéo là:RPmin≤RP ≤RPmax

Mạch reset

Tính toán các thông số của mạch : Ta có:VRST=(VCC+.R2)/R1+R2

=>R1=VCC.R2-VRST.R2/VRST Chọn R2=8,2K , VRST=4,93 =>R1=0,1K

Để reset cho hệ thống cần ít nhất 2 chu kì máy ở mức cao và sau đó trả về mức thấp.Ở đây mỗi chu kì máy mất 1µs. RST ở mức cao trên 2µs cần

R2.C≥2µs=>C≥0.24nf. Ta chọn C=10µF

Hình 3.34 : Mạch RESET

Một phần của tài liệu Luận Văn : THIẾT KẾ, CHẾ TẠO ROBOT TỰ ĐỘNG VÙNG KRATHONG THAM DỰ CUỘC THI ROBOCON 2011 ppt (Trang 38 - 42)