A.Giáo viên dạy trẻ thực hành vệ sinh cá nhân

Một phần của tài liệu đề cương giáo dục học mầm non (Trang 26 - 30)

- Định hướng cho trẻ công việc mà cô sắp dạy và ý nghĩa của công việc đó

- Cô hướng dẫn thao tác vệ sinh vừa làm động tác mẫu vừa kết hợp lời nói giải thích ngắn gọn dễ hiểu để trẻ nắm được cách làm

- Có thể gọi một số trẻ nhanh nhẹn lên làm trước cho các bạn xem

- Tổ chức cho trẻ xem thực hành vệ sinh cá nhân dưới sự hướng dẫn của cô để hình thành kĩ năng

b.Tổ chức cho trẻ luyện tập thường xuyên trong thời điểm sinh hoạt hàng ngày

- Để hình thành thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ giáo viên người lớn phải gương mẫu thực hiện nếp sống văn hóa vệ sinh để trẻ bắt chước noi theo

- Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với gia đình để rèn luyện thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ

=> Quá trình giáo dục thể chất cho trẻ phải thực hiện đông nhất 3 nhiệm vụ nhằm đạt được mục tiêu giúp trẻ khỏe mạnh ,nhanh nhẹn ,cơ thể phát triển hài hòa cân đối nâng cao sức đề kháng và khả năng thích ứng với môi trường xung quanh đó là một trong những mục tiêu quan trọng hang đầu

II.Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non 1.Khái niệm

- Giáo dục đạo đức là quá trình sư phạm được tổ chức có mục đích có kế hoạch nhằm trang bị cho trẻ những hiểu biết về quy tắc chuẩn mực đạo đức hình thành những tình cảm hành vi đạo đứcphù hợp với yêu cầu xã hội mà trẻ đang sống trên cơ sở đó góp phần phát triển nhân cách của trẻ

2.Nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho trẻ

- Giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non phải thực hiện đồng thời thống nhất 3 nhiệm vụ sau đây: + Bồi dưỡng tình cảm đạo đức đúng đắn ban đầu cho trẻ

+ Hình thành những hiểu biết sơ đẳng về đạo đức

2.1.Bồi dưỡng tình cảm ban đầu đúng đắn cho trẻ a,Tầm quan trọng

- Trong công tác giáo dục ,tình cảm có một vị trí vô cùng quan trọng nó vừa là nội dung vừa là phương tiện giáo dục.Trẻ mầm non tình cảm phát triển mạnh đặc biệt là tính đồng cảm ,tính dễ xúc cảm khoảng 3-4 tuổi và trẻ có những khái niệm điều khiển hành vi với xúc cảm,tình cảm của mình - Đây là thời điểm rất thuận lợi để giáo dục tình cảm đạo đức là một thuộc tính quan trọng của chúng ta việc giáo dục tình cảm đạo đức đúng đắn là cơ sở là động lực cho việc hình thành thái độ đạo đức đúng đắn cho trẻ.Nhà giáo dục “ Macarenco” đã từng nói : “ Tôi tin rằng nếu ta không giáo dục tình cảm một cách đúng mức thì cũng có nghĩa là chúng ta chẳng giáo dục gì cả”

=> Do đó việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non là nhiệm vụ cần thiết đầu tiên là phải bồi dưỡng xúc cảm tình cảm lành mạnh của trẻ

b.Nội dung tình cảm giáo dục đạo đức cho trẻ

- Giáo dục long yêu thương con người ,giáo dục long nhân ái

- Giáo dục trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình như ông bà,bố mẹ,anh chị,bác,cô,dì…

- Giáo dục trẻ loàng yêu quý cô giáo bạn bè và những người xung quanh với người lớn,cô giáo phải biết kính trọng,yêu thương với bạn bè đặc biệt quan tâm giúp đỡ quý mến với em nhỏ phải biết yêu thương ,nhường nhịn,chia sẻ

- Giáo dục trẻ tình yêu gia đình,yêu làng xóm khối phố,yêu quê hương đất nước

- Giáo dục trẻ biết quý trọng quan tâm đến những người già yếu người gặp khó khăn hoạn nạn,kính yêu lãnh tụ long biết ơn các anh hung liệt sĩ đã hi sinh về tổ quốc

- Giáo dục trẻ tình yêu thiên nhiên,yêu lao động ,yêu cái đẹp yêu cuộc sống - Giáo dục trẻ biết nhận thức cái xấu ,cái ác giả dối tham lam ích kỉ

c, Biện pháp giáo dục đạo đức cho trẻ

- Người lớn và cô giáo thực sự yêu thương trẻ chăm sóc trẻ chu đáo ,tận tâm với thái độ nhẹ nhàng âu yếm,vui vẻ,tôn trọng,và đối sử công bằng với trẻ luôn tạo cho trẻ những xúc cảm tích cực vui vẻ,phấn khởi thoải mái an toàn trong cuộc song sinh hoạt hàng ngày tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ được bộc lộ xúc cảm tình cảm của mình đối với người thân cô giáo và bạn bè

- Giáo dục tình cảm đạo đức thong qua hoạt động dạy học,thông qua các tiết dạy kể chuyện đọc thơ ,giáo dục âm nhạc,làm quen với môi trường xung quanh

- Giáo dục trẻ đạo đức cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi đặc biệt là trò chơi đóng vai theo chủ đề - Thông qua tổ chức cho trẻ dạo chơi tham quan ,thông qua dạo chơi giáo viên chỉ cho trẻ thấy ,kể cho trẻ nghe ,giải thích cho trẻ hiểu các di tích lich sử,các danh lam thắng cảnh các công trinh văn hóa kiến trúc qua đó giáo dục trẻ lòng yêu quê hương con người và lòng tự hào dân tộc

- Giáo dục tình cảm đạo đức thông qua ngày lễ hội

VD: Tổ chức 20/11 giáo dục trẻ biết ơn,biết yêu quý cô giáo 8/3 Giáo dục trẻ tình yêu quan tâm tới bà mẹ

- Thông qua sinh hoạt hàng ngày giáo viên khuyến khích trẻ quan tâm đến bạn bè thể hiện tình cảm của mình đối với bạn

- Thông qua lao động giáo dục trẻ lòng yêu thích lao động kính trọng người lao động quý trọng sư phạm lao động do người lớn làm ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.Hình thành thói quen hành vi ứng sử đúng đắn trong quan hệ với mọi người xung quanh a.Tầm quan trọng

- Thói quen hành vi đạo đức là cái cốt lõi bộ mặt đạo đức mỗi con người và thể hiện kết quả của quá trình đạo đức đối với người được giáo dục

- Hình thành thói quen đạo đức là một nhiệm vụ rất quan trọng bởi vì trẻ còn non,có đặc điểm hay bắt chước vốn sống còn nghèo nà trẻ hết sức bỡ ngỡ trong quá trình tập làm người ,trẻ chưa biết tự kiềm chế hành động của mình tính tự giác,hành vi chưa phát triển điều độ có thể dẫn tới những hành động sai vì vậy cần rèn luyện cho trẻ những thói quen hành vi đạo đức đúng dắn nhằm giúp trẻ biết cách cư sử đúng đắn bền vững trong sinh hoạt trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh

b. Những thói quen hành vi đạo đức cần hình thành cho trẻ* Thói quen hành vi tự phục vụ bản thân * Thói quen hành vi tự phục vụ bản thân

+ Tự chải đầu,lau mũi + Tự đánh răng ,xúc miệng

+ Tự mặc quần áo,tự đi giày đi dép + Tự xúc cơm ăn,tự rửa chân tay khi bẩn

• Hình thành thói quen hành vi văn hóa vệ sinh trong ăn uống - Trước khi ăn phải biết mời cô,mời bạn

- Ở nhà mời bố mẹ,bà,anh chị ,mời khách - Tự xúc ăn không vòi vĩnh

- Khi ăn,ăn từ tốn gọn gang,không vừa ăn vừa nói chuyện cười đùa,nghịch,không đi lại lung tung trong bữa ăn,không bỏ dỡ thức ăn,không giành thức ăn của bạn khi ho,hắt hơi phải biết dùng tay che miệng

- Ăn xong phải biết cất bát thìa vào đúng nơi quy định ,rửa tay,uống nước

- Uống nước phải từ từ không được rót đầy cốc ,uống xong phải úp cốc đúng chỗ - Hình thành thói quen giao tiếp có văn hóa với người xung quanh

- Nói năng rõ ràng,mạch lạc,không nói quá to ,quá nhỏ la hét nơi đông người,hoặc lúc mọi người đang làm việc

- Không văng tục chửi bậy ,không nói dối đổi lỗi cho người khác ,không nói chống không

- Biết cách xưng hô thân mật với bạn bè và em nhỏ

- Với người lớn phải biết chào hỏi,lễ phép ai cho phải biết cảm ơn ,không nói leo như người lớn đang nói chuyện

- Biết tự động chào hỏi khi có khách đến lớp ,đến nhà chào hỏi người thân trước khi đi học và lúc đi học về

- Trong lớp muốn nói phải giơ tay,nếu cần ra ngoài hoặc làm gì phải xin phép cô giáo,biết hỏi han quan tâm với người thân trong gia đình khi ốm đau mệt mỏi vui buồn biết đoàn kết,nhương nhịn em nhỏ và người già

- Không chế giễu cười cợt khi người khác hoặc bạn bè có thiếu sót - Hình thanhg thói quen hành vi đi đứng trong sinh hoạt

- Đi đứng ngay ngắn nhẹ nhàng không vội vàng hấp tấp,vừa đi vừa chạy,không kéo lê giày dép,gây tiếng động ,biết nhường bước khi gặp người già,người tàn tật cô giáo và em nhỏ

- Không đi chen mặt người khác,nếu cần phải xin phép hơi cúi người

- Ngồi phải ngay ngắn không gác chân lên ghế,không tì ngực vào bàn,không rung đùi,không xo đẩy bạn

• Hình thành thói quen biết bảo vệ giữ gìn đồ dùng ,đồ chơi ngăn nắp,gọn gàng - Biết cất guốc dép đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định,biết cất lấy ,sắp xếp đồ

dùng đồ chơi đúng nơi quy đinh

- Biết giữ gìn bảo quản đồ chơi,biết cất gối,chăn sau khi ngủ dậy - * Hình thành thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ

- Giữ gìn đầu tóc mặt mũi chân tay luôn sạch sẽ gọn gang

- Không mặc quần áo bẩn ,không ngồi lê trên sàn,đất,bôi bẩn lên quần áo thói quen tắm rửa thay quần áo khi bẩn

• Hình thành thói quen hành vi văn hóa nơi công cộng

- Đi lại nhẹ nhàng không nói chuyện cười đùa làm mất trật tự nơi công cộng ,không vứt rác bừa bãi ,không khạc nhổ lung tung,không vẽ bậy lên tường ,lên ghế đi vệ sinh đúng nơi quy định có thói quen giữ gìn bảo vệ cảnh đẹp thiên nhiên,biết chăm sóc bảo vệ vật nuôi cây trồng

c,Biện pháp giáo dục thói quen hành vi đạo đức cho trẻ

- Xây dựng hành vi phù hợp với chuẩn mực và từng độ tuổi về các lĩnh vực giao tiếp ứng xử,ăn uống vệ sinh cá nhân lao động tự phục vụ đi lại sinh hoạt,,dạy trẻ hành vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực đó.Khi dạy trẻ giáo viên phải hướng dẫn mẫu kết hợp với lời giải thích rõ ràng dễ hiểu ,dễ tiếp thu ,dễ bắt chước ,dễ làm theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Trong quá trình trẻ làm giáo viên phải theo dõi uốn nắn giúp đỡ trẻ có những hành vi đúng ngay từ đầu.Khi trẻ có những hành vi đúng cần khuyến khích cho trẻ thực hành rền luyện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi trong mọi hoạt động để các hành vi của trẻ trở thành những thói quen tốt

- Sử dụng phối hợp các phương pháp 1 cách hợp lí trong quá trình hình thành ,hành vi thói quen đối sử đúng đắn với mọi người xung quanh

VD Giáo viên dùng phương pháp nêu gương,phương pháp trực quan giải thích

- Người lớn và giáo viên phải là tấm gương mẫu mực về hành vi quan hệ đối xử với mọi người xung quanh để trẻ học tập và noi theo thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình trẻ thống nhất những yêu cầu phương pháp giáo dục trong quá trình hình thành hành vi thói quen cho trẻ

a.Tầm quan trọng

- Trẻ mầm non có trình độ nhận thức thấp,tư duy của trẻ chiếm ưu thế,khinh nghiệm sống nghèo nà có tính hay bắt chước vì thế cần hình thành ở trẻ biểu tượng đạo đức đúng đắn là cơ sở cho việc hình thành hành vi phù hợp với yêu cầu chuẩn mực đạo đức

- Trẻ có nhận thức đúng về các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức trẻ biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp đồng thời mở rộng khả năng đánh giá hành vi thái độ của bản thân của người khác từ đó làm theo hành vi đạo đức của trẻ càng tự giác và bền vững

b,Những biểu tượng đạo đức cần hình thành cho trẻ

VD : Tốt –xấu

Thật thà-giả dối.Đúng –sai.Lễ phép-không lễ phép.Thiện –ác.Chăm chỉ-lười biếng

- Hình thành biểu tưởng đạo đức dựa trên hành vi đạo đức cụ thể trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày để trẻ dễ hiểu,dễ làm theo < về nhận thức của trẻ mang tính trực quan>

- Thông qua dạy học đặc biệt là truyện thơ,nhạc tìm hiểu về môi trường xung quanh

- Trò chơi đóng vai theo chủ đề

+Trẻ hiểu được quan hệ được quan hệ giữa con người đối với con người trong xã hội và thái độ hành vi đạo đức của trò chơi từ đó biểu tượng đạo đức được hình thành và ngày càng được củng cố trong trò chơi .Qua trò chơi “ Bác sĩ” tự khám bệnh ,tự đóng vai bác sĩ ,y tá,bệnh nhân,và hiểu được mối quan hệ giữa bác sĩ ,y tá,bệnh nhân và hiểu được như thế nào là sự quan tâm,ân cần,chăm sóc chu đáo khi bác sĩ khám cho bệnh nhân

- Thông qua nêu gương

+ Nhà giáo dục sử dụng những tấm gương tốt điiển hình về hành vi phẩm chất đạo đức của người xung quanh để nêu gương cho trẻ học tập noi theo từ đó trẻ hiểu được cái tốt ,cái xấu ,cái đúng ,cái sai,nên làm hay không nên làm

+ Thông qua sinh hoạt hàng ngày bằng việc thật người thật

- Giáo viên giúp trẻ hình thành hiểu được các biểu tượng đúng đắn VD : Giáo viên khen bạn B ngaon biết cất đồ chơi

2.4.Phương tiện giáo dục đạo đức

- Trò chơi : Trò chơi phân vai theo chủ đề - Giờ học : Đặc biệt giờ thơ,chuyện thơ

- Lao động : Hình thành cho trẻ tình yêu lao động hình thành tính mục đích ,tính cẩn thận ,tính đoàn kết

_ Tổ chức tốt chế độ sinh hoạt hàng ngày để rèn tính nề nếp ,tính kỉ luật tự giác - Các tác phẩm văn học ,tấm gương người tốt

Một phần của tài liệu đề cương giáo dục học mầm non (Trang 26 - 30)