III. Một số ý kiến đề xuất
1. Đề xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kênh phân phối truyền thống ( qua các đại lý bảo hiểm )
1.1 Trong công tác tuyển dụng đại lý
Cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng đại lý
Hàng năm hoặc hàng quý… trước khi tiến hành tuyển dụng công ty phải lên được kế hoạch tuyển dụng rõ ràng, cụ thể. Kế hoạch này phải gồm đầy đủ các nội dung: số lượng đại lý cần tuyển; thời gian tuyển; nguồn tuyển dụng; các cách thức tuyển dụng; yêu cầu đối với mỗi ứng viên.
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phù hợp cho công tác tuyển dụng
Các chỉ tiêu phải được đưa ra một cách có hệ thống, việc xây dựng các chỉ tiêu phải được nghiên cứu kĩ lưỡng căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, yêu cầu về đại lý, đặc điểm của nguồn nhân lực hiện có, đặc điểm của thị trường…
Các chỉ tiêu cần tập trung vào một số mặt chính như:
Trình độ học vấn: Ít nhất cũng phải từ THPT trở lên. Ưu tiên cho những người đã từng làm việc và có trình độ chuyên môn nhất định.
Độ tuổi: công ty nên có những quy định về độ tuổi làm đại lý. Thông thường độ tuổi tuyển dụng từ 25 đến 45 tuổi vì ở tuổi này mỗi người đã thiết lập được những mối
quan hệ xã hội nhất định, có kinh nghiệm giao tiếp và đã chín chắn hơn trong suy nghĩ và hành động.
Khả năng giao tiếp: đại lý là một nghề đòi hỏi phải có khả năng giao tiếp tốt để tăng khả năng thuyết phục khách hàng và có những mối quan hệ xã hội nhất định sẽ giúp họ có 1 thị trường tiềm năng đủ lớn.
Nên tuyển những người thực sự yêu thích và quan tâm tới lĩnh vực BHNT vì chỉ có thế mới giúp họ gắn bó lâu dài với nghề hơn. Đặc biệt là các đại lý phải là những người có tư cách đạo đức, trung thực và có tinh thần trách nhiệm.
Cần sử dụng nhiều hình thức tuyển dụng khác nhau
Trước tiên các công ty cần tuyên truyền,quảng cáo rộng rãi ra công chúng để giới thiệu về nghề đại lý và các chương trình tuyển dụng của mình. Có thể tiến hành tuyển dụng thông qua các hội chợ việc làm, tổ chức các hội nghị, hội thảo tuyển dụng để thu hút được sự tham gia đông đảo của các ứng viên, để có thể sàng lọc được những người có trình độ, năng lực. Hoặc công ty cũng có thể phối kết hợp với các ban ngành, tổ chức đoàn thể như sở, liên đoàn lao động, hội phụ nữ, đoàn thanh niên…để giới thiệu về nghề tư vấn BH qua đó có thể tuyển dụng được các đại lý từ các đơn vị này.
Cần xiết chặt công tác giám sát khâu đánh giá đầu vào của quá trình tuyển dụng như giám sát việc tổ chức các kì thi, việc cấp chứng chỉ hành nghề…để tránh tình trạng gian lận xảy ra khi thi tuyển khiến cho chất lượng tuyển dụng không cao.
Ngoài ra doanh nghiệp nên khuyến khích sử dụng phương thức “ đại lý tuyển đại lý” đặc biệt là phải phát huy được vai trò dẫn đầu của các trưởng ban, trưởng nhóm những người sẽ trực tiếp đứng ra tuyển dụng đại lý mới thông qua những khoản thù lao, tiền thưởng xứng đáng cho họ…
1.2Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đại lý
Các chương trình đào tạo
Mỗi Công ty BHNT cần xây dựng cho mình các chương trình đào tạo sát với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của thị trường.
Các chương trình đào tạo đại lí gồm có chương trình đào tạo cơ bản và nâng cao Các chương trình đào tạo cơ bản dành cho các đại lý mới vào nghề nhằm cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về BH, sản phẩm BHNT và các kĩ năng cơ bản về thuyết phục khách hàng, tư vấn cho khách, chào bán các sản phẩm…
Các chương trình đào tạo nâng cao dành cho các đại lý đã có thời gian làm việc nhất định nhằm bồi dưỡng chuyên sâu hơn cho họ các kĩ năng nghề nghiệp, cách xử lí các tình huống gặp phải khi tiếp xúc khách hàng. Ngoài ra còn cần bồi dưỡng thêm cho họ các kiến thức có liên quan tới các ngành nghề lĩnh vực khác có liên quan.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức cho các đại lý của mình những hội nghị chuyên đề về hoạt động tư vấn bảo hiểm, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đại lý. Ở đó các đại lý giỏi có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình về hoạt động bán hàng và dịch vụ khách hàng cho các đại lý khác để cùng giúp đỡ nhau tăng trình độ.
Các chương trinh đào tạo này cần được chuẩn hóa dưới dạng các giáo trình cụ thể. Các giáo trình này nên được thiết kế trình bày rõ ràng đơn giản, giúp cho học viên dễ hiểu, dễ nắm bắt được các kiến thức đưa ra.
Sau mỗi khóa học, công ty cần tổ chức thi kiểm tra đánh giá trình độ của mỗi học viên và hiệu quả của khóa học để kịp thời điều chỉnh, cải tiến chúng cho ưu việt hơn.
Thời gian đào tạo.
Vì các học viên thường rất đa dạng về trình độ, lứa tuổi, khả năng làm việc, thời gian rảnh rỗi…để giúp các đại lý có thể tham gia vào những khóa học phù hợp công ty nên thiết kế các khóa học có thời gian ngắn dài khác nhau và thời gian học khác nhau cho từng đối tượng
Cần chú trọng nâng cao trình độ giảng dạy cho đội ngũ các giảng viên tham gia vào công tác đào tạo đại lý. Đặc biệt nên tập trung xây dựng lực lượng giảng viên ở cấp cơ sở tại các văn phòng, chi nhánh, công ty thành viên của doanh nghiệp, đào tạo bồi dưỡng nâng cao thêm trình độ đại lý cho các trưởng ban, trưởng nhóm vì họ chính là những người trực tiếp hướng dẫn đào tạo các đại lý của mình.
Ngoài ra các doanh nghiệp cũng nên đầu tư mở rộng về số lượng và nâng cấp về chất lượng, cơ sở vật chất hạ tầng trang thiết bị cho các trung tâm, cơ sở đạo tạo đại lý của mình…