1) Nếu không có các khí nhà kính nguồn gốc tự nhiên, bề mặt Trái đất sẽ lạnh hơn hiện nay:
0
a. 33 C
0
b. 88 C
c. Không lạnh hơn mà sẽ nóng hơn
2) Cái gì không giúp các nhà khoa học đánh giá về khí hậu trong quá khứ? a. Vòng gỗ hàng năm của cây
b. Đồ gốm cổ c. Băng tuyết
3) Các nhà khoa học dự báo, khoảng 100 năm nữa do biến đổi khí hậu toàn cầu mà mực nước biển:
a. Giảm ít nhất 100 cm b. Giữ nguyên như hiện nay c. Tăng 15 – 95 cm
4) Hiện tượng nóng lên toàn cầu là nguyên nhân làm nước biển dâng. Cái gì không phải là nguyên nhân dẫn đến tăng mực nước biển khi nhiệt độ Trái đất nóng lên?
a. Nhiệt độ làm nước nóng lên và tăng thể tích b. Băng tan làm tăng lượng nước biển
c. Mưa nhiều làm tăng lượng nước đổ xuống biển 5) So với năm 1860, hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển hiện nay:B
a. Nhiều hơn 80% b. Ít hơn năm 1860 c. Nhiều hơn 25%
6) Bao nhiêu cacbon đioxit tăng trong không khí hàng năm do phá rừng? a. Không tăng, vì chặt cây không làm phát thải cacbon đioxit b.Tăng từ 200 – 500 tấn c.Tăng từ 2 – 5 tỷ tấn 33 B ie án đ ổi kh í h ậu
B ie án đ ổi kh í h ậu 34
1) Các khí nhà kính phát sinh từ tự nhiên với lượng cân bằng đủ để giữ nhiệt độ bề mặt Trái đất thích hợp cho phát triển sự sống của các hệ sinh thái và con người. Hiện nay bề mặt Trái đất có nhiệt độ trung bình
0
khoảng 15 C. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ bề mặt Trái
0
đất vào khoảng -18 C. Như vậy bề mặt Trái đất sẽ lạnh hơn hiện nay
0
33 C – quá lạnh để duy trì sự sống.
2) Hàng năm cây cối sinh trưởng và để lại dấu vết 1 vòng tròn trong thân gỗ. Từ hình dạng và kích thước của vòng gỗ có thể suy đoán về điều kiện sinh trưởng của cây, tức là điều kiện khí hậu trong quá khứ. 3) Nhiều kịch bản tính toán dự báo trong 100 năm tới hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm mực nước biển tăng từ 15 -95 cm. Điều đó dẫn tới ngập chìm nghiêm trọng các vùng đất ven biển, làm mất nơi sinh sống của cộng đồng và các hệ sinh thái ven biển.
4) Các nhà khoa học dự báo trong 100 năm tới hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ làm mực nước biển tăng từ 15 -95 cm do nhiệt độ tăng làm tan chảy các “dòng sông băng” trên 2 cực của Trái Đất, đồng thời nước sẽ dãn nở khi nhiệt độ tăng.
5) Hiện nay hàm lượng cacbon đioxit trong khí quyển tăng 25% so với năm 1986 do các hoạt động của con người. Hai nguồn phát thải khí cacbon đioxit lớn nhất là đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (sử dụng năng lượng) và phá rừng/cháy rừng. Con người càng thải nhiều cacbon đioxit vào khí quyển, nhiệt độ càng tăng.
6) Rừng được gọi là “bồn chứa cacbon” vì rừng hấp thụ và lưu giữ cacbon đioxit từ khí quyển. Khi cây bị chặt và đốt cháy, cacbon đioxit được lưu giữ trong cây được giải phóng và phát thải trở lại vào khí quyển. Các nhà khoa học tính toán là hàng năm có từ 2 – 5 tỷ tấn cacbon đioxit bị phát thải vào khí quyển do chặt cây và cháy rừng.