Phát thải khí nhà kính hàng năm theo lĩnh vực

Một phần của tài liệu Tai lieu tap huan Giao duc Moi truong Chu de 1 (Trang 29 - 32)

Các quá trình công nghiệp 16.8 % Trạm điện 21.3 % Tiêu hủy và xử lý chất thải 3.4 % Sử dụng đất đai và đốt cây 10.0 %

Từ sinh hoạt, thương mại và những nguồn khác 10.3 %

Khai thác, chế biến và

phân phối nhiên liệu hóa thạch 11.3 % Sản phẩm phụ

trong nông nghiệp12.5 % Nhiên liệu cho phương

tiện giao thông 14.0 %

Hình 4: Phát thải khí nhà kính hàng năm theo lĩnh vực Nguồn: http://en.wikipedia.org/wiki/Greenhouse_gas

Ðiơxit cácbon Metan Nitõ ơxit

Tác động tới các hệ sinh thái tự nhiên Tác động đến nông, lâm, ngư nghiệp Tác động đến dải ven biển

Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.

Hệ sinh thái tự nhiên là hệ sinh thái hình thành, phát triển theo quy luật tự nhiên, vẫn còn giữ được các nét hoang sơ.

Các hệ sinh thái tự nhiên (thường gọi là đa dạng sinh học) là nguồn giá trị kinh tế, môi trường và văn hóa của loài người. Biến đổi khí hậu làm dịch chuyển các vùng khí hậu. Các loài sẽ phải phản ứng thích nghi với các điều kiện khí hậu mới. Sự thay đổi của các loài sẽ làm thay đổi thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái này.

Một số loài sẽ thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, trong khi một số khác không thích ứng nổi sẽ bị suy thoái dần. Nhìn chung, đối với nhiều loài sinh vật vốn nhạy cảm với các điều kiện khí hậu biến đổi khí hậu sẽ là mối nguy hại lớn đối với chúng.

Hệ sinh thái cũng như hệ thống sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có quan hệ khá mật thiết với thời tiết, khí hậu.

Nông nghiệp là đối tượng chịu tác động trực tiếp của khí hậu. Biến đổi khí hậu tuy không gây ra những thay đổi tức thì song sự nóng lên toàn cầu có thể tác động đến các giai đoạn khác nhau trong nông nghiệp như thời vụ, tưới tiêu, sâu bệnh và dẫn tới thay đổi năng suất, sản lượng. Biến đổi khí hậu với sự tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa sẽ ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau: chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể giảm đi; gia tăng nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật; tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển sâu bệnh, dịch bệnh.

Nhiệt độ tăng làm nguồn lợi thủy sản bị phân tán, đặc biệt làm suy thoái rạn san hô và các loài cận nhiệt đới. Nước mặn lấn sâu vào nội địa làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số loài thủy sản nước ngọt, trong khi cường độ và mưa lớn làm sinh vật nước lợ và ven biển chết hàng loạt do không chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.

Các nhà khoa học cho rằng, nếu không giảm phát thải CO , đến năm 2 2100 mực nước biển trung bình toàn cầu dự kiến có thể tăng trong khoảng từ 9 cm đến 88 cm. Mực nước biển dâng tại mỗi nơi phụ thuộc vào thủy triều, dòng hải lưu, độ mặn. Mực nước biển dâng cao cùng với hàng loạt thiên tai kèm theo như bão, lụt, nước biển dâng sẽ gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng đối với vùng ven bờ, đặc biệt là cư dân sống ven biển.

B ie án đ ổi kh í h ậu 30

2. Tác động của biến đổi khí hậu

Tác động đến taiø nguyenâ nươcù

Tacù đonäg đená sưcù khoẻ

Nước biển dâng cao cũng sẽ gây ra tình trang xói lở bờ biển tại nhiều

0

vùng ven bờ. Nhiệt độ tăng 1-2 C có thể gây tai họa đối với các rạn san hô rất nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ nước biển. Các rạn san hô không chỉ là một dạng sinh học mà còn có tác dụng rất lớn trong việc chống xói lở và là môi trường sinh sống của nhiều loài sinh vật biển. Mực nước biển tăng sẽ làm cho một số vùng đất ngập nước biến mất, một số vùng khác được hình thành. Nếu mực nước biển tăng quá mức độ thích nghi, các hệ sinh thái ven biển trên vùng đất ngập nước có biến mất.

Biến đổi khí hậu cùng với nước biển dâng sẽ làm thay đổi sự phân bố tài nguyên nước, dòng chảy các dòng sông, chất lượng nước và việc cung cấp nước.

Nhiệt độ tăng sẽ làm bốc hơi nhiều hơn và do đó mưa sẽ nhiều hơn. Đặc điểm của mưa đối với từng khu vực sẽ thay đổi, lượng mưa có thể tăng lên hoặc giảm đi. Những thay đổi về mưa sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các dòng sông, tần suất và cường độ các trận lũ, tần suất và đặc điểm của hạn hán.

Nhiệt độ tăng sẽ làm tan băng tuyết ở nhiều ngọn núi, dẫn đến tăng dòng chảy ở các sông và tăng lũ lụt. Sau một thời gian, khi các khối băng tuyêt lớn trên các đỉnh núi tan hết, nguồn cugn cấp nước sẽ cạn, lũ lụt sẽ giảm đi nhưng dòng chảy các sông cũng giảm đi rất nhiều. Một số sông sẽ bị cạn kiệt, nạn thiếu nước sẽ xảy ra trầm trọng.

Các hồ chứa cũng sẽ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu: lượng mưa lớn gây trượt lở đất và tăng bồi lắng khiến các hồ giảm sức chứa và có thể trở thành các hồ chết; chất lượng nước trong các hồ cũng sẽ thay đổi. Biến đổi khí hậu cùng với nước biển dâng sẽ làm cho việc cung cấp nước ngọt trở nên khó khăn. Các nguồn nước ngọt ven biển, kể cả nước mặt và nước ngầm sẽ bị nhiễm mặn khi nước biển dâng.

Biến đổi khí hậu có thể tác động trực tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người, đặc biệt là những người sinh sống ở những vùng dễ bị tác động của biến đổi khí hậu (vùng ven biển hay có bão, sóng thần, vùng nhiệt đới hay có các bệnh truyền nhiễm...).

Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua mối quan hệ trao đổi vật chất, năng lượng giữa cơ thể người với môi trường xung quanh, dẫn đến những biến đổi về sinh lý, tập quán, khả năng thích nghi và những phản ứng của cơ thể đối với các tác động đó. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, dị ứng. 31 B ie án đ ổi kh í h ậu

B ie án đ ổi kh í h ậu 32 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả... Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve).

Biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn.

Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.

Một phần của tài liệu Tai lieu tap huan Giao duc Moi truong Chu de 1 (Trang 29 - 32)