KINH NGHIỆM KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu Phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 32 - 36)

XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI

1. Sự bảo trợ của nhà nước trông việc thành lập là yếu tố quyết định

Ở các nước, các tổ chức BHTDXK và các ngân hàng thương mại lớn đều liên kết chặt chẽ với nhau trong việc triển khai BHTDXK, ví dụ đối với ngân hàng, khi xem xét quyết định cho vay xuất khẩu đều yêu cầu các tổ chức xuất khẩu tham gia BHTDXK nhằm bảo toàn khoản vốn vay của họ. Trên cơ sở đó, các ngân hàng coi giá trị hợp đồng bảo hiểm như khoản bảo đảm tiền vay, đồng thời khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH thường chuyển thẳng cho ngân hàng khoản tiền bồi thường tương ứng với hợp đồng tín dụng của ngân hàng. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều tổ chức BHTDXK và nhận tái BHTDXK gặp thua lỗ. Hậu quả là các tổ chức này thắt chặt lại hoạt động BHTDXK, nhất là đối với các thị trường có nhiều rủi ro, đồng thời giảm các hoạt động hỗ trợ sang các thị trường mới nổi, giảm nhân sự làm việc trong lĩnh vực này trên toàn thế giới,..

Bên cạnh việc các tổ chức bảo hiểm tự áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động, Chính phủ của một số nước cũng đưa ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu qua BHTDXK.

- Tại Pháp, Chính phủ yêu cầu tất cả các tổ chức triển khai BHTDXK thương mại phải nâng hạn mức tín dụng được bảo hiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua bảo hiểm;

- Tại Tây Ban Nha, tổ chức BHTDXK (SACE) được Chính phủ đứng sau với tư cách là nhà tái bảo hiểm: trường hợp tỷ lệ bồi thường của SACE vượt quá 85% (stoploss) thì Chính phủ sẽ bồi thường phần vượt quá.

- Tại Bồ Đào Nha, cách đây khoảng 2 năm, Euler Hermes mua một công ty BHTDXK tại đây. Tuy nhiên, hiện nay công ty này đã được quốc hữu hoá để thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ;

- Tại Trung Quốc, để thúc đẩy xuất khẩu nông sản chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức xuất khẩu nông sản, Bộ Thương mại và Tổng công ty bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu Trung Quốc (Sinosure) đã ban hành Thông tư về sử dụng BHTDXK để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Trung Quốc.

- Tại Thái Lan, ngoài việc cấp vốn ban đầu và bù lỗ hoạt động cho EXIM Thái, tháng 4/2009, Bộ Tài chính vừa cấp 5 tỷ bạt cho ngân hàng này để phối hợp với 10 tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại khác đẩy mạnh triển khai BHTDXK. Theo chương trình này, các tổ chức xuất khẩu là khách hàng của các ngân hàng thương mại dễ dàng tiếp cận với chương trình BHTDXK của EXIM Thái. Hơn nữa, do các khoản chi bồi thường sẽ được chuyển trả trực tiếp cho các ngân hàng cho vay nên các nhà xuất khẩu có thể mở rộng khoản tín dụng xuất khẩu vì có thể coi hợp đồng BHTDXK như một khoản bảo đảm.

- Tại Singapore, Chính phủ nhận bảo hiểm cho phần hạn mức tín dụng vượt quá 100% phần hạn mức tín dụng (top-up scheme) được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận (ví dụ, DNBH chỉ cho hạn mức tín dụng tối đa là 1 triệu đô la, Chính phủ sẽ bảo hiểm cho phần từ 1 triệu đến 2 triệu đô la).

2. Phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hànhtổ chức tổ chức

Xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn. Cụ thể là sự suy giảm của nền kinh tế thế giới; tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục của nội tại nền kinh tế, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí dịch vụ liên tục tăng…

Vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải hiện nay là cơ cấu xuất khẩu của chúng ta hiện đang rất lạc hậu, chủ yếu là nông sản, khoáng sản…, trong khi sản phẩm công nghệ cao còn chiếm tỷ lệ rất thấp.

Bên cạnh đó là những chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính. Mặc dù đã có nhiều cải cách thông thoáng, nhưng thủ tục hành chính của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bất cập liên quan tới xuất khẩu, đặc biệt là thuế và thủ tục hải quan. Đây chính là khâu vướng nhất, làm tăng chi phí cũng như thời gian giao dịch của các doanh nghiệp.

Do đó theo kinh nghiệm của thế giới, biện pháp tối ưu hơn cả là tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp sáng tạo là sự tích hợp của nhiều ngành như truyền thông, thời trang, điện ảnh… Hiện nay, tổng giá trị giao dịch của công nghiệp sáng tạo trên thế giới đang lên tới 3.000 tỷ USD. Đây cũng là một ngành có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều so với việc chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp chế tạo; nhất là đầu tư nguồn lực cho công nghiệp sáng tạo lại không quá lớn, chủ yếu là đầu tư trí óc nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi có thương hiệu.

Nếu chúng ta phát triển mạnh được ngành công nghiệp sáng tạo, chắc chắn sẽ có tác động rất lớn trong việc cân bằng cán cân thương mại, làm giảm nhập siêu. Trong khi đó người Việt Nam lại rất có “năng khiếu” trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo này.

Ngay bây giờ, chúng ta cần lựa chọn ra những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn trong thời gian gần đây để có biện pháp ưu tiên đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại.

Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn là bởi mặt hàng nào có được các yếu tố tăng trưởng cao và có kim ngạch lớn cũng chứng tỏ hai điều: thứ nhất, đó là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; thứ hai, nó cũng cho thấy khả năng dung lượng về thị trường vẫn cho phép chúng ta tiếp tục bán.

Ví dụ một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày… chỉ cần tăng vài phần trăm là đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hay một số mặt hàng khác như dây cáp điện, đồ nhựa trên thực tế kim ngạch xuất khẩu không nhiều là do chúng ta chưa chú trọng, nhưng các mặt hàng này lại có tốc độ tăng kim ngạch rất cao trong mấy năm gần đây.

Không quốc gia nào thành lập tổ chức BHTDXK khi chưa tính toán lợi ích kinh tế khả thi, có nghĩa là phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức đó. Những câu hỏi lớn cần đặt ra là:

- Ngành hàng/thị trường/loại hình DN/ngân hàng nào thực sự có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu?

- Ai sẽ đầu tư vào tổ chức BHTDXK? Quy mô vốn và bão lãnh phù hợp? Hình thức tài trợ và ủng hộ của nhà nước sẽ thực hiện thế nào?

- Các hình thức hỗ trợ tài chính cho nhà xuất khẩu đang thực hiện? Kinh nghiệm, năng lực kinh doanh của hệ thống ngân hàng, công ty thương mại và nhà xuất khẩu ra sao?

- Năng lực của hệ thống DN bảo hiểm thương mại? Độ sẵn có của nguồn nhân lực quản trị và chuyên môn của thị trường bảo hiểm, ai sẽ thực hiện việc đào tạo?

- Sản phẩm bảo hiểm tín dụng nào sẽ triển khai trước? Có phải là BHTDXK ngắn hạn?

Trong điều kiện thiếu nguồn vốn và nhân sự, tính chất mặt hàng xuất khẩu đa số là hàng hóa thông dụng, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trước mắt, Việt Nam nên lựa chọn phát triển BHTDXK ngắn hạn. Điều này được dựa trên năng lực tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ

thống DN bảo hiểm trong nước, đồng thời hợp tác với các tổ chức BHTDXK quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm, tái bảo hiểm tín dụng phù hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w