NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI KHI TRIỂN KHAI BẢO HIỂM

Một phần của tài liệu Phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 28 - 39)

DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới tác động tiêu cực tới Việt Nam, trong đó trực tiếp và lớn nhất là xuất khẩu khiến cho phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu những áp lực tài chính ngày một gia tăng thì BHTDXK cần được xem là công cụ chiến lược thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển loại hình bảo hiểm tín dụng này, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thứ nhất, BHTDXK cần được phát triển theo mô hình phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, phương thức kinh doanh quốc tế và nguyên tắc WTO, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và chịu sự điều chỉnh của luật pháp về bảo hiểm và thương mại. Trên thế giới, mô hình doanh nghiệp BHTDXK có sự khác nhau ở từng giai đoạn và ở từng quốc gia nhưng cuối cùng nó vẫn luôn là công cụ chính sách đắc lực của chính phủ, có tiềm năng thu lợi nhuận trong dài hạn nếu kiểm soát rủi ro tốt.

Thứ hai, BHTDXK mang tính chuyên môn cao, đòi hỏi đầu tư lớn về vốn, công nghệ thông tin, nghiệp vụ đánh giá rủi ro, thu hồi nợ, giải quyết khiếu nại minh bạch, công bằng; phân tán rủi ro thông qua hoạt động tái bảo hiểm và (hoặc) đồng bảo hiểm. Vì vậy, việc tìm kiếm sự hợp tác của các công ty BHTDXK quốc tế hàng đầu là cần thiết đối với doanh nghiệp bảo hiểm của Việt

Nam. Nhiều công ty bảo hiểm trong nước vẫn còn ngần ngại triển khai loại hình bảo hiểm này do thiếu vốn và nhất là chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng cũng như tiềm năng của loại hình bảo hiểm này.

Thứ ba, cũng cần có khung pháp lý điều chỉnh và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp BHTDXK phát triển, có chính sách cụ thể cho việc cấp tín dụng của các ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có hợp đồng BHTDXK.

Sự cần thiết, nhưng loại hình bảo hiểm này gần như chưa được triển khai ở Việt Nam, có chăng là dưới hình thức khác. Đơn cử như hình thức bảo hiểm rủi ro thanh toán hiện được một số ngân hàng triển khai với tên gọi nôm na dịch vụ “bao thanh toán”, mức phí khoảng 0,1% giá trị hợp đồng. Khi sử dụng dịch vụ, DN xuất khẩu ký hợp đồng với ngân hàng, ngân hàng chịu trách nhiệm kiểm tra đối tác nước ngoài của nhà xuất khẩu, đôn đốc và chịu trách nhiệm thu số tiền nhà nhập khẩu phải trả. Bao thanh toán được sử dụng chủ yếu khi DN có khách hàng mới và thiếu thông tin chắc chắn về khả năng tài chính của những đối tác này.

Liên quan đến vấn đề này, một số nhà phân tích cho rằng, hiện tại bảo hiểm xuất khẩu chiếm chưa đến 5% thị phần bảo hiểm trong nước, dưới nhiều hình thức hỗ trợ tài chính, hỗ trợ xuất khẩu từ các quỹ. Lý do mà BHTDXK chưa có chỗ đứng trong nước là do Luật Bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế. Ngoài ra, khác với các hình thức bảo hiểm đã có từ trước thì BHTDXK có những yêu cầu khắt khe về tài lực, chuyên môn mà các DN bảo hiểm trong nước chưa đáp ứng được.

Bên cạnh đó, sự kém mặn mà của DN xuất khẩu trong nước đối với việc bảo hiểm cũng là nguyên nhân quan trọng. Do bản thân các DN chưa nhận thức được rủi ro trong giao dịch quốc tế như khả năng tài chính của đối tác nhập khẩu, rủi ro thanh toán... Về phía DN bảo hiểm, đại diện bộ phận Bảo hiểm hàng hóa Bảo Việt Hà Nội cho biết, triển khai nghiệp vụ này rất phức tạp, bởi nhà cung cấp dịch vụ phải có năng lực, mạng lưới, mối quan hệ để thẩm định khách hàng nước ngoài, đồng thời phải thu xếp được nhà tái bảo hiểm. Thêm nữa, việc

bảo hiểm tỷ giá hối đoái thông qua các ngân hàng thương mại rất khó thực hiện bởi chính các ngân hàng này cũng phụ thuộc vào việc định tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM I. NHU CẦU VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

TRONG THỜI GIAN TỚI

Mở cửa nền kinh tế và kinh doanh trong môi trường toàn cầu có nghĩa là chúng ta không hoạt động kinh doanh một mình. Chúng ta cần có đối tác. Các nhà xuất khẩu Việt Nam rất giỏi trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu nên cần có thêm các tổ chức có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về rủi ro, quản lý rủi ro và bảo hiểm các rủi ro đó làm bạn đồng hành để đảm bảo hoạt động xuất khẩu đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay tình kinh thế giới có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều rủi ro (kinh tế nhiều nước đang sụt giảm, giá xăng đầu, thực phẩm tăng, biến động chính trị, thiên tai...) vì thế tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nguồn thu của DN.

Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Việt Nam còn rất lớn. Hiện nay các doanh nghiệp mới chỉ triển khai bảo hiểm hàng hóa xuất khẩu ở mức thấp, ước khoảng 5% hàng xuất.

Như vậy, rủi ro là rất nhiều, nhất là các rủi ro thương mại, tuy nhiên chưa có doanh nghiệp nào tham gia BHTDXK. Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu mới chỉ tham gia bảo hiểm xuất khẩu hàng hóa, tức là bảo hiểm trong trường hợp hàng hoá bị tổn thất do một số nguyên nhân trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ hàng.

Kết quả từ phiếu điều tra do Bộ Công thương thực hiện cho thấy 95% doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu BHTDXK và đều cho rằng hình thức BHTDXK là cần thiết. Trong số các doanh nghiệp này, phần lớn (78%) muốn bảo hiểm rủi ro thương mại, 10% quan tâm đến rủi ro chính trị và 12% muốn tham gia các hình thức bảo hiểm rủi ro khác trong xuất khẩu (biến động về giá hàng hóa, tỷ giá).

Như vậy, khách quan cho thấy thực tế thị trường có nhu cầu và có tiềm năng về BHTDXK nhưng chưa có chính sách cụ thể của Nhà nước để thúc đẩy phát triển sản phẩm bảo hiểm này.

Đã đến lúc cần thiết triển khai loại hình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam, nhằm cung cấp bảo đảm tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu, thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, định hướng các ngành hàng, dịch vụ xuất khẩu; thông qua việc đánh giá rủi ro thương mại, rủi ro chính trị để tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp xuất khẩu các loại hàng hóa, dịch vụ phù hợp; đồng thời giảm bớt rủi ro gánh nặng cho ngân sách nhà nước phát sinh từ bảo lãnh Chính phủ cho nhập khẩu.

II. KINH NGHIỆM KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TÍN DỤNGXUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI XUẤT KHẨU TRÊN THẾ GIỚI

1. Sự bảo trợ của nhà nước trông việc thành lập là yếu tố quyết định

Ở các nước, các tổ chức BHTDXK và các ngân hàng thương mại lớn đều liên kết chặt chẽ với nhau trong việc triển khai BHTDXK, ví dụ đối với ngân hàng, khi xem xét quyết định cho vay xuất khẩu đều yêu cầu các tổ chức xuất khẩu tham gia BHTDXK nhằm bảo toàn khoản vốn vay của họ. Trên cơ sở đó, các ngân hàng coi giá trị hợp đồng bảo hiểm như khoản bảo đảm tiền vay, đồng thời khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, DNBH thường chuyển thẳng cho ngân hàng khoản tiền bồi thường tương ứng với hợp đồng tín dụng của ngân hàng. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều tổ chức BHTDXK và nhận tái BHTDXK gặp thua lỗ. Hậu quả là các tổ chức này thắt chặt lại hoạt động BHTDXK, nhất là đối với các thị trường có nhiều rủi ro, đồng thời giảm các hoạt động hỗ trợ sang các thị trường mới nổi, giảm nhân sự làm việc trong lĩnh vực này trên toàn thế giới,..

Bên cạnh việc các tổ chức bảo hiểm tự áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động, Chính phủ của một số nước cũng đưa ra một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu qua BHTDXK.

- Tại Pháp, Chính phủ yêu cầu tất cả các tổ chức triển khai BHTDXK thương mại phải nâng hạn mức tín dụng được bảo hiểm để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua bảo hiểm;

- Tại Tây Ban Nha, tổ chức BHTDXK (SACE) được Chính phủ đứng sau với tư cách là nhà tái bảo hiểm: trường hợp tỷ lệ bồi thường của SACE vượt quá 85% (stoploss) thì Chính phủ sẽ bồi thường phần vượt quá.

- Tại Bồ Đào Nha, cách đây khoảng 2 năm, Euler Hermes mua một công ty BHTDXK tại đây. Tuy nhiên, hiện nay công ty này đã được quốc hữu hoá để thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ;

- Tại Trung Quốc, để thúc đẩy xuất khẩu nông sản chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức xuất khẩu nông sản, Bộ Thương mại và Tổng công ty bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu Trung Quốc (Sinosure) đã ban hành Thông tư về sử dụng BHTDXK để thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Trung Quốc.

- Tại Thái Lan, ngoài việc cấp vốn ban đầu và bù lỗ hoạt động cho EXIM Thái, tháng 4/2009, Bộ Tài chính vừa cấp 5 tỷ bạt cho ngân hàng này để phối hợp với 10 tổ chức tài chính và ngân hàng thương mại khác đẩy mạnh triển khai BHTDXK. Theo chương trình này, các tổ chức xuất khẩu là khách hàng của các ngân hàng thương mại dễ dàng tiếp cận với chương trình BHTDXK của EXIM Thái. Hơn nữa, do các khoản chi bồi thường sẽ được chuyển trả trực tiếp cho các ngân hàng cho vay nên các nhà xuất khẩu có thể mở rộng khoản tín dụng xuất khẩu vì có thể coi hợp đồng BHTDXK như một khoản bảo đảm.

- Tại Singapore, Chính phủ nhận bảo hiểm cho phần hạn mức tín dụng vượt quá 100% phần hạn mức tín dụng (top-up scheme) được doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận (ví dụ, DNBH chỉ cho hạn mức tín dụng tối đa là 1 triệu đô la, Chính phủ sẽ bảo hiểm cho phần từ 1 triệu đến 2 triệu đô la).

2. Phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hànhtổ chức tổ chức

Xuất khẩu của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn. Cụ thể là sự suy giảm của nền kinh tế thế giới; tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt thương mại tăng kỷ lục của nội tại nền kinh tế, giá nguyên liệu đầu vào, chi phí dịch vụ liên tục tăng…

Vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải hiện nay là cơ cấu xuất khẩu của chúng ta hiện đang rất lạc hậu, chủ yếu là nông sản, khoáng sản…, trong khi sản phẩm công nghệ cao còn chiếm tỷ lệ rất thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó là những chính sách, cơ chế, thủ tục hành chính. Mặc dù đã có nhiều cải cách thông thoáng, nhưng thủ tục hành chính của chúng ta vẫn tồn tại nhiều bất cập liên quan tới xuất khẩu, đặc biệt là thuế và thủ tục hải quan. Đây chính là khâu vướng nhất, làm tăng chi phí cũng như thời gian giao dịch của các doanh nghiệp.

Do đó theo kinh nghiệm của thế giới, biện pháp tối ưu hơn cả là tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp sáng tạo. Công nghiệp sáng tạo là sự tích hợp của nhiều ngành như truyền thông, thời trang, điện ảnh… Hiện nay, tổng giá trị giao dịch của công nghiệp sáng tạo trên thế giới đang lên tới 3.000 tỷ USD. Đây cũng là một ngành có thể phát triển nhanh hơn rất nhiều so với việc chuyển dịch cơ cấu trong công nghiệp chế tạo; nhất là đầu tư nguồn lực cho công nghiệp sáng tạo lại không quá lớn, chủ yếu là đầu tư trí óc nhưng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt khi có thương hiệu.

Nếu chúng ta phát triển mạnh được ngành công nghiệp sáng tạo, chắc chắn sẽ có tác động rất lớn trong việc cân bằng cán cân thương mại, làm giảm nhập siêu. Trong khi đó người Việt Nam lại rất có “năng khiếu” trong lĩnh vực công nghiệp sáng tạo này.

Ngay bây giờ, chúng ta cần lựa chọn ra những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn trong thời gian gần đây để có biện pháp ưu tiên đẩy mạnh sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại.

Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao, kim ngạch lớn là bởi mặt hàng nào có được các yếu tố tăng trưởng cao và có kim ngạch lớn cũng chứng tỏ hai điều: thứ nhất, đó là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới; thứ hai, nó cũng cho thấy khả năng dung lượng về thị trường vẫn cho phép chúng ta tiếp tục bán.

Ví dụ một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày… chỉ cần tăng vài phần trăm là đã chiếm tới 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hay một số mặt hàng khác như dây cáp điện, đồ nhựa trên thực tế kim ngạch xuất khẩu không nhiều là do chúng ta chưa chú trọng, nhưng các mặt hàng này lại có tốc độ tăng kim ngạch rất cao trong mấy năm gần đây.

Không quốc gia nào thành lập tổ chức BHTDXK khi chưa tính toán lợi ích kinh tế khả thi, có nghĩa là phân tích hiệu quả đẩy mạnh xuất khẩu với chi phí đầu tư và vận hành tổ chức đó. Những câu hỏi lớn cần đặt ra là:

- Ngành hàng/thị trường/loại hình DN/ngân hàng nào thực sự có nhu cầu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu?

- Ai sẽ đầu tư vào tổ chức BHTDXK? Quy mô vốn và bão lãnh phù hợp? Hình thức tài trợ và ủng hộ của nhà nước sẽ thực hiện thế nào?

- Các hình thức hỗ trợ tài chính cho nhà xuất khẩu đang thực hiện? Kinh nghiệm, năng lực kinh doanh của hệ thống ngân hàng, công ty thương mại và nhà xuất khẩu ra sao?

- Năng lực của hệ thống DN bảo hiểm thương mại? Độ sẵn có của nguồn nhân lực quản trị và chuyên môn của thị trường bảo hiểm, ai sẽ thực hiện việc đào tạo?

- Sản phẩm bảo hiểm tín dụng nào sẽ triển khai trước? Có phải là BHTDXK ngắn hạn?

Trong điều kiện thiếu nguồn vốn và nhân sự, tính chất mặt hàng xuất khẩu đa số là hàng hóa thông dụng, nhiều chuyên gia quốc tế cho rằng, trước mắt, Việt Nam nên lựa chọn phát triển BHTDXK ngắn hạn. Điều này được dựa trên năng lực tổ chức quản lý điều hành và chuyên môn, quan hệ quốc tế của hệ

thống DN bảo hiểm trong nước, đồng thời hợp tác với các tổ chức BHTDXK quốc tế để từ đó thiết lập cơ cấu chấp nhận và chuyển giao rủi ro bảo hiểm, tái bảo hiểm tín dụng phù hợp.

III. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠTĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM ĐỘNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU TẠI VIỆT NAM

Trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, tiềm năng xuất khẩu sang thị trường của 150 nước thành viên là rất lớn, bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống. Vì vậy, nghiên cứu thành lập một tổ chức BHTDXK có ý nghĩa thiết thực và cấp bách.

Các mô hình tổ chức và lịch sử phát triển của các tổ chức BHTDXK trên thế giới cho thấy, sự bảo trợ của nhà nước trong việc thành lập là yếu tố quyết định. Ban đầu, tổ chức BHTDXK cần được nhà nước đầu tư về công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và khả năng tài chính. Ngay cả ở châu Âu, mặc dù đã có một giai đoạn phát triển vài thập kỷ, nhưng đến nay hầu hết tổ chức BHTDXK vẫn do nhà nước sở hữu hoặc đứng sau tài trợ/bảo lãnh với cơ chế chính sách về vốn, ưu đãi thuế, tái bảo hiểm cứu cánh... Tuy nhiên, để bảo đảm hoạt động BHTDXK phù hợp với nguyên tắc WTO (không được coi là trợ cấp xuất khẩu), tổ chức BHTDXK cho dù thuộc sở hữu nhà nước (phục vụ mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu) thì cũng phải thực hiện kinh doanh theo nguyên tắc thị trường, bảo

Một phần của tài liệu Phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam (Trang 28 - 39)