Đa dạng hóa phương thức cho vay.

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội (Trang 49 - 55)

7 Lao động bình quân

3.2.1.3. Đa dạng hóa phương thức cho vay.

Ngân hàng nên đưa ra nhiều phương thức cho vay nhằm cho các doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với tình hình tài chính của mình. Do các doanh nghiệp vừa và nhỏ qui mô nhỏ rủi ro lớn trong việc kinh doanh, nên ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro bằng các có thể áp dụng phương thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng khác có quan hệ. Hiện nay, phương thức này còn được ít áp dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội, hy vọng trong tương lai phương thức này sẽ được triển khai và mang lại kết quả cao.

3.2.1.4.Nâng cao chất lượng tín dụng.

Tự do hoá kinh doanh đòi hỏi Ngân hàng và doanh nghiệp phải tự kiểm tra lẫn nhau để tự lựa chọn đối tác và một trong những bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng là thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay:

Thẩm định tình hình tài chính Thẩm định dự án đầu tư

Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định:

 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin tín dụng trong Ngân hàng  Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin

 Hoàn thiện nội dung thẩm định nhu cầu vay vốn của khách hàng

3.2.1.5.Xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý.

Để thực hiện tốt chiến lược khách hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng có thể vận dụng hình thức, biện pháp sau:

Thứ hai, tổ chức hội nghị khách hàng thường xuyên

Thứ ba, chủ động tư vấn, tiếp thị rồi trực tiếp hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.2.1.6.Xây dựng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng yêu cầu.

Để đảm bảo chất lượng và ngày càng phát triển tín dụng nói chung cũng như các khoản cho vay trung hạn và dài hạn nói riêng tại Chi nhánh không thể không quan tâm đến nhân tố con người cụ thể ở đây chính là đội ngũ cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần xây dựng một đội ngũ cho vay đáp ứng được yêu cầu của công việc, chất lượng của đội ngũ cán bộ phải đáp ứng được trên các phương diện: về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và về cả tư cách nghề nghiệp.

Nâng cao trình độ chuyên môn:

Cán bộ cho vay phải là người được đào tạo có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng tài chính, trong đó nắm vững về tình hình tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án đầu tư. Ngoài ra, họ phải đáp ứng được các yêu cầu như nắm vững chủ trương chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, ngành, địa phương và các qui chế quản lý kinh tế, tài chính, qui chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước.

Tích lũy kinh nghiệm công tác:

Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động phức tạp, kinh doanh dựa trên những mối quan hệ, liên quan đến đông đảo khách hàng, các thành phần kinh tế cũng như các ngành kinh tế khác nhau. Các khách hàng này lại có đặc điểm kinh doanh khác nhau, tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh cũng không giống nhau. Do vậy các cán bộ tín dụng phải có sự tích lũy kinh nghiệm để có thể hoàn thành và đáp ứng yêu cầu của công việc.

Giữ gìn tư cách đạo đức và phẩm chất nghề nghiệp: Việc thẩm định dự án

cán bộ tín dụng. Vì vậy nếu một cán bộ tín dụng có trình độ, có kinh nghiệm nhưng lại thiếu tư cách đạo đức thì kết quả sẽ bị bóp méo, sai lệch và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khoản vay.

Để có thể đạt được các yêu cầu trên, Chi nhánh cần tập trung vào những công việc cụ thể sau:

Bố trí cán bộ: Chi nhánh cần căn cứ vào tính phức tạp, độ quan trọng của

dự án, trình độ năng lực của mỗi cán bộ để phân công cán bộ thẩm định và phụ trách các dự án phù hợp với trình độ và sở trường của mỗi người. Ngoài ra, tùy theo mục tiêu, lĩnh vực tài trợ mà hình thành bộ phận cán bộ tín dụng chuyên nghiên cứu, đảm trách phân tích một lĩnh vực nào đó như chuyên môn trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp, trồng trọt… Điều này có thể làm giảm áp lực trong công việc cho các cán bộ tín dụng, hạn chế những rủi ro mang tính chủ quan của cán bộ tín dụng mang lại.

Bồi dưỡng đào tạo cán bộ: Đây là một trong những công tác hết sức

quan trọng giúp nâng cao hơn nữa trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng. Trong nền kinh tế thị trường luôn biến động, ngày càng có một lượng lớn thông tin mà cán bộ cho vay phải xử lý trên tất cả các lĩnh vực khác nhau, thêm vào đó trong quá trình công tác nhiều kiến thức bị mai một. Nếu như cán bộ cho vay không được bổ sung kịp thời sẽ không thể đáp ứng được yêu cầu phức tạp của công việc, bởi vậy cần phải thường xuyên bồi dưỡng đào tạo cán bộ. Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, cho cán bộ đi học nghiệp vụ, học cao học nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đặc biệt chú trọng đến khả năng thẩm định và phân tích. Ngân hàng cũng nên bố trí cho cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong và ngoài nước.

- Cung cấp dịch vụ phù hợp

- Phát triển hệ thống công nghệ thông tin - Tăng cường quảng bá hình ảnh

3.3.Kiến nghị.

3.3.1.Đối với Nhà nước.

3.3.1.1.Tăng cường chức năng quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như:

Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô trên cơ sở xây dựng những vấn đề về chiến lược phát triển, ban hành chính sách kinh tế và cơ chế quản lý nhằm khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và các chính sách khuyến khích phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tăng cường hoạt động có hiệu quả các tổ chức hỗ trỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ như: Hội đồng khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trực thuộc Chính Phủ, cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Bộ kế hoạch và đầu tư, cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại… Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua Nghị định 90/CP nhưng chưa xây dựng được kế hoạch, chiến lược cụ thể phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn, từng ngành, từng vùng.

Cần hỗ trợ về nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như cấp bổ sung ngân sách cấp thiếu, xoá những khoản nợ ngân sách, các khoản lỗ lũy kế từ nhiều năm dồn lại do khách quan, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ dây dưa khó đòi giữa các doanh nghiệp; tối đa hoá các ảnh hưởng tích cực của việc gia nhập WTO đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

3.3.1.2.Hoàn thiện chính sách huy động tín dụng.

Chính phủ cần chỉ đạo các bộ phận, ngành khẩn trương rà soát thống nhất hoá các văn bản hiện hành về cho vay, bảo đảm tiền vay, giao dịch đảm bảo, cơ chế sử lý nợ, mua bán nợ thế chấp. Đối với văn bản liện quan đến đảm bảo tiền vay cần phải sửa đổi một số điều phù hợp với quy định của luật đất đai năm 2003 và nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành luật đất đai. Chính phủ cần ban hành kịp thời các quy định về quyền sử dụng đất hợp lý, thống nhất nhằm mở rộng nguồn tài sản đảm bảo cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có quyền chủ động, xử lý nhanh hơn các tài sản đảm bảo. Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng trong đó xoá bỏ phân biện tín dụng bởi hàng rào lãi suất hay hạn mức tín dụng.

Chính phủ cần quy định cụ thể về hình thức tín chấp, bảo lãnh, khuyến khích các địa phương, các hiệp hội bảo lãnh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn. Đối tượng được vay vốn không có tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng cũng cần được mở rộng.

3.3.2.Đối với Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng nhà nước cần thu hút các dự án, chương trình của quốc tế để hỗ trợ ngành Ngân hàng về đào tạo cán bộ quản lý, nâng cao trình độ điều hành hoạt động Ngân hàng theo trình độ quốc tế, nâng cao trình độ nghiệp vụ về thẩm định dự án, phân tích và đánh giá rủi ro cho cán bộ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước phải quản lý tốc độ tăng trưởng tín dụng đồng thời với chất lượng tín dụng. Xem xét kiểm tra việc thực hiện quy chế cho vay, quy chế bảo lãnh, quy trình tín dụng cũng như hồ sơ tại các ngân hàng thương mại có thực hiện đúng pháp luật và đảm bảo các nguyên tắc tín dụng hay không. Yêu cầu các ngân hàng thương mại thường xuyên rà soát, đánh giá chất lượng tín dụng đặc biệt là với những khoản tín dụng có rủi ro cao để có biện pháp xử lý thích hợp và thu hồi nợ vay đúng hạn.

Sửa đổi cơ chế và chính sách về cho vay theo hướng nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho Ngân hàng, tăng thu nhập, tăng lương cho cán bộ.

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Một là, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần

tăng cường quảng bá hơn nữa về hoạt động của mình phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hai là, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần

hoàn thiện và bổ sung nhiều hơn nữa các sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như bao thanh toán, tư vấn lựa chọn đầu tư, và phát triển hơn nữa hoạt động cho thuê tài chính, là một sản phẩm phù hợp với điều kiện về tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ba là, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam cần hoàn

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong thời gian qua hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã góp phần tích cực trọng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Việc mở rộng hoạt động tín dụng nói chung, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng là một vấn đề rất quan trọng đang được Ngân hàng đặt ra làm mục tiêu hàng đầu trong giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, sự lỗ lực của mỗi Ngân hàng là vẫn chưa đủ, vẫn cần phải có sự giúp đỡ của Chính quyền địa phương, đồng thời các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải có sự cố gắng trong hoạt động kinh doanh của chính mình, từ đó tạo được lòng tín cho Ngân hàng và sẽ là những khách hàng thường xuyên của ngân hàng. Có như vậy cả hai bên cùng có lợi, Ngân hàng vừa phát triển được hoạt động của mình, doanh nghiệp thì lại có vốn để đầu tư, tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Hiện nay việc mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các Ngân hàng thương mại ở nước ta còn nhiều phức tạp, hơn nữa phạm vi của đề tài này còn rất rộng nhưng do hạn chế về trình độ cũng như thời gian thực tập và nghiên cứu… nên chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để đề tài này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội (Trang 49 - 55)