2009/2008 2010/2009 %Số tiền% Số tiền

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội (Trang 34 - 44)

% Số tiền % Số tiền

Tổng dư nợ 33% 778 33.6% 1050

Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 49% 423 3.3% 42

Dư nợ khác 64% 956 4.1% 100

Tổng doanh số thu nợ 94% 1001 8.4% 173

Doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa

và nhỏ 93% 324 12.2% 82

Doanh số thu nợ khác 94% 677 12% 171

Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Về tổng dư nợ, năm 2009 đạt 3128 tỷ đồng tăng 33% so với năm 2008, năm 2010 đạt 4178 tỷ đồng giảm 33.6% so năm 2009. Với chiến lược cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ở Ngân hàng thì tương ứng với tốc độ tăng của tổng dư nợ, dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng đều với tổng dư nợ. Năm 2009 tăng 423 tỷ đồng bằng 49% so với năm 2008, năm 2010 giảm 42 tỷ đồng bằng 3.3% so với năm 2009.. Như vậy có thể thấy trong những năm gần đây việc chú trọng vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng là đang có những lưu tâm nhất định. Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2008 là 33.8%, đến năm 2009 là 34.6%, năm 2010 là 35.1%. Mặc dù dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng qua các năm chậm nhưng vẫn thể hiện được sự quan tâm của Ngân hàng vào loại hình doanh nghiệp này. Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dư nợ toàn ngân hàng đều giảm kể cả dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đều giảm, nhưng Chi

nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Nhát triển Nông thôn Nam Hà Nội vẫn duy trì tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn tăng. Điều này cho thấy ngân hàng đang có xu hướng tập trung vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng thêm thị trường kinh doanh.

Tuy nhiên nếu nhìn vào những con số thật thì dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu không phải là ở Ngân hàng mà là do tình hình kinh tế xã hội đã có những thay đổi không như dự kiến của các nhà quản trị Ngân hàng.

Có thể nói Ngân hàng đang đi vào đúng quĩ đạo hoạt động tốt, tăng đều qua các năm và xu hướng những năm tiếp theo sẽ tiếp tục tăng. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng với sự lỗ lực tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng dư nợ năm 2009 vẫn tăng so với năm 2008 và dư nợ năm 2010 tăng so với

năm 2009. Trước tình hình dư nợ như vậy của Ngân hàng, thì doanh số thu nợ cũng tăng dần qua các năm. Năm 2009 tăng 94% so với năm 2008, năm 2010 tăng 8.5% so với năm 2009. Ta thấy , tỷ trọng thu nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có xu hướng tăng, chưa có dấu hiệu bị giảm, đặc biệt vào năm 2008 là năm sau khủng hoảng kinh tế tỷ trọng doanh số thu nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ còn tăng mạnh. Đó hoàn toàn là do sự lỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng. Đây là tín hiệu đáng mừng của Ngân hàng, vì trong chiến lược phát triển của mình, Ngân hàng đang từ từ chuyển mục tiêu của mình sang khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ và đã thu được những kết quả nhất định.

2.2.2.2.Tình hình dư nợ theo thời gian của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

Có thể nói dư nợ, doanh số cho vay là những chỉ tiêu quan trong đánh giá việc cho vay của Ngân hàng. Khi xem xét việc cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài việc nhìn vào các chỉ số dư nợ, doanh số cho vay, người ta còn xem xét đến dư nợ ngắn hạn hay dư nợ trung và dài hạn.

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng phân theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ 856 1297 1321 + Dư nợ tín dụng ngắn hạn Tỷ trọng 524 61.2% 856 66.04% 983 74.4% + Dư nợ tín dụng trung và dài hạn

Tỷ trọng 332 38.8% 441 33.96% 332 25.6%

Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội

Qua bảng số liệu ta thấy đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này chủ yếu là vay ngắn hạn. Lượng cho vay ngắn hạn luôn chiếm đến 2/3 toàn bộ lượng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. Không chỉ ngân hàng mà phần lớn các Ngân hàng hiện nay khi cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Với tính chất đặc thù của doanh nghiệp vừa và nhỏ là đa số là mới thành lập, nên để hạn chế rủi ro thì cho vay ngắn hạn là cách mà các Ngân hàng đảm bảo khả năng thu hồi vốn nhanh và hiệu quả. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay các khoản vay trung và dài hạn, đó chủ yếu là những doanh nghiệp đã thành lập từ khá lâu và có quan hệ tốt với Ngân hàng, là khách hàng chiến lược của ngân hàng.

Bảng 2.8: Tình hình mở rộng tín dụng phân theo thời gian

Đơn vị: Tỷ đồng

Tăng(giảm) so với năm trước Chỉ tiêu

2009/2008 2010/2009

% Số tiền % Số tiền

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp vừa và

nhỏ 80% 577 3.3% 42

+ Dư nợ tín dụng ngắn hạn 76% 370.5 15% 41.9

+ Dư nợ tín dụng trung và dài hạn 88% 206.5 0% 0.1

Nguồn: Báo cáo sao kê tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội

Cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu là cho vay ngắn hạn, các khoản vay trung và dài hạn thường ít hơn về số khoản vay. Lượng cho vay ngắn hạn năm 2009 tăng 370.5 tỷ đồng tương đương với 76% so với năm 2008, và đến năm 2010 chỉ tăng 41.9 tỷ đồng tương đương với 15% so với năm 2009. Năm 2010, ngắn hạn tăng hơn so với năm 2009 nhưng trung và dài hạn thì gần như

không tăng so với năm 2009, về con số tuyệt đối thì tăng xấp xỉ 0.1 tỷ đồng. Mặc dù lượng cho vay trung và dài hạn có tăng vào năm 2009 nhưng là con số quá nhỏ.

Trên đây là tốc độ tăng của những con số thực, tuy nhiên khi nhìn vào tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thì tỷ trọng này đang tăng dần lên vào các năm 2008, 2009, 2010 . Với tình hình khủng hoảng kinh tế năm 2008 thì việc giảm bớt cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều mà mọi Ngân hàng thương mại đều làm vào lúc đó. Bởi vì doanh nghiệp vừa và nhỏ thường rất khó đứng vững đối với những biến động lớn của nên kinh tế, việc giảm các khoản vay trung và dài hạn là điều hợp lý nhằm hạn chế những rủi ro không trả được nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sau khủng hoảng thì việc cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng. Như vậy có thể thấy khi nền kinh tế vượt qua được cuộc khủng hoảng thì nhất định Ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng trung và dài hạn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.2.2.3.Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 856 1297 1321

Tỷ lệ nợ xấu 1.38% 0.335% 1.43%

Nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.16 1.8 2.56

Nguồn: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và báo cáo sao kê tín dụng

Nợ xấu chiếm tỷ lệ nhỏ trên với tổng dư nợ, so với toàn ngành thì đây là một tỷ lệ thấp. Là một Ngân hàng thành lập chưa lâu nhưng việc đảm bảo được nợ xấu nhỏ như vậy cho thấy việc cố gắng trong khâu thẩm định và thu hồi nợ của Ngân hàng là

rất đáng khích lệ. So với một số ngân hàng khác như Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội thì tỷ lệ này là nhỏ hơn nhiều. Ở Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, tỷ lệ xấu dao động từ 1,67% đến 2,7%.

Bảng 2.10: Tình hình tăng (giảm) nợ xấu

Đơn vị: Tỷ đồng

Tăng so với năm trước Chỉ tiêu

2009/2008 2010/2009

% Số tiền % Số tiền

Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 80% 577 3.3% 42 Nợ xấu doanh nghiệp vừa và

nhỏ

74% 21.04 25% 13.8

Nguồn: Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và báo cáo sao kê tín dụng

Nợ xấu doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng rất nhanh vào năm 2009. Đến năm 2010 đã tăng chậm lại so với năm 2009. Năm 2008 là năm kinh tế suy thoái, nên các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, việc trả nợ sẽ bị chậm lại do chưa tìm được đầu ra sản phẩm. Còn năm 2009, một sự gia tăng quá lớn về nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ là điều mà các nhà quản trị Ngân hàng vẫn chưa lường trước khi đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường cho vay, đẩy dư nợ cho vay rất cao vẫn chưa xem xét kỹ chú trọng vào khả năng hoàn trả nợ đúng hạn của doanh nghiệp.

Tình hình nợ xấu gia tăng như vậy, đối với mọi ngân hàng nói chung, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội nói riêng thì đều là điều không tốt. Điều này có nghĩa là khâu thẩm định của ngân hàng vẫn còn hoạt động chưa tốt. Đặc biệt là thẩm định các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần phải thực sự thận trọng, cẩn thận thì mới đảm bảo khả năng thu hồi được vốn không để tình trạng nợ xấu gia tăng như vậy. Trong tương lai, đối với mục tiêu

tiếp tục mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thì nhất định phải hoàn thiện hơn nữa khâu thẩm định đối với các doanh nghiệp này.

2.3.Đánh giá về hoạt động tín dụng và mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội.

2.3.1.Các kết quả đạt được.

Ở hầu hết các Ngân hàng thương mại tín dụng là tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất, ở Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội tín dụng chiếm khoảng 75% tổng tài sản. Chính sách tín dụng được điều hành theo hướng tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát tăng trưởng tài sản có rủi ro, tăng cường hoạt động vốn để cho vay các dự án trọng điểm và dự án của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động tín dụng đóng góp chủ yếu vào doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng. Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, đồng thời với sự nâng cao chất lượng tín dụng, cơ cấu lại nợ vay, đẩy mạnh cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng bán lẻ Ngân hàng cũng xác định thay đổi cơ cấu doanh thu theo hướng tăng tỷ lệ thu từ hoạt động dịch vụ. Với năng lực tài chính ngày càng mạnh Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội đã đầu tư mạnh mẽ vào các sản phẩm dịch vụ mới với công nghệ hiện đại, dịch vụ ATM được chú trọng thu hút vốn với lãi suất thấp, đồng thời tiến hành mở rộng mạng lưới hoạt động chiếm lĩnh thị trường, thu hút nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đến lập quan hệ với Ngân hàng.

Thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ là thị trường mà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội lựa chọn để đầu tư phát triển trong thời gian tới. Mặc dầu xâm nhập vào thị trường này chưa lâu, nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng đã phần nào góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

Một số hạn chế mà Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội gặp phải

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội vẫn còn nhiều hạn chế.

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chiếm tỷ lệ thấp trong tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng..

Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội vẫn chỉ tập trung vào cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thủ tục cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn nhiều ràng buộc như: phụ thuộc vào tài sản thế chấp, vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

Một hạn chế nữa là khả năng thẩm định dự án của Ngân hàng chưa hoàn toàn tốt hết, trình độ xây dựng dự án của doanh nghiệp cũng không tốt.

Theo thống kê, doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chiếm 90% tổng số lượng doanh nghiệp của nước ta. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội lại chỉ chiếm 1/3 tổng dư nợ toàn ngân hàng. Với sự phát triển kinh tế nước ta hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang là một loại hình doanh nghiệp đang rất phát triển tại nước ta. Với những con số như vậy thì việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Chính sách tín dụng chưa linh hoạt:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội cũng giống như các Ngân hàng thương mại nói chung, trước đây thường tập trung vào các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước có quan hệ tín dụng lâu dài.

Tài sản đảm bảo là vấn đề được ngân hàng đặc biệt quan tâm trong quá trình xét duyệt cho vay. Các quy định về tài sản đảm bảo là những trở ngại lớn nhất mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó vượt qua được.

- Chất lượng cán bộ tín dụng chưa cao:

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội chưa xây dựng được chiến lược marketing rõ ràng để tiếp thị, thu hút khách hàng. Hình thức tiếp thị khách hàng chủ yếu là tìm đến các doanh nghiệp trực tiếp để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình do đó tốn nhiều thời gian và chi phí. Còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tìm thấy được lợi ích gia tăng khi đến với dịch vụ của Ngân hàng ngoài thái độ phục vụ nhiệt tình của cán bộ. Sản phẩm dịch vụ chưa có sự khác biệt so với các Ngân hàng khác, lãi suất chưa hấp dẫn. Hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vấn đề công nghệ cũng bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa là nguồn vốn tự có của ngân hàng còn thấp, chưa đáp ứng được nguồn vốn cần thiếp đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ hiện đại hoá của Ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía Nhà nước

Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách trong hoạt động tín dụng Ngân hàng cũng như hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể. Các văn bản liên quan đến hoạt tín dụng Ngân hàng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ, năng lực quản lý còn hạn chế

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, doanh nghiệp nào nắm bắt

Một phần của tài liệu đề tài giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nam hà nội (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w