Thể chế chính trị

Một phần của tài liệu Giáo án LS 10 soạn cực chuẩn (Trang 165 - 195)

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

nhau cầm quyền. Sự khác biệt giữa hai Đảng là không đáng kể, chủ yếu về biện pháp cụ thể song đều thống nhất với nhau trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, đàn áp phong trào quần chúng và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.

- GV nêu câu hỏi: Cho biết chính sách đối ngoại

của Anh?

- HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Đây là thời kỳ giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt ở Châu Á và Châu Phi. GV kết hợp khai thác lược đồ để HS nhận biết được hệ thống thuộc địa rộng lớn của đế quốc Anh đầu thế kỷ XX trải dài từ Bắc Mỹ, châu Phi, Châu Á đến châu Đại Dương.

- GV nhấn mạnh: Chủ nghĩa đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn (chiếm ¼ lãnh thổ và ¼ dân số thế giới) do vậy được mệnh danh là chủ nghĩa đế quốc thực dân "Mặt trời không bao giờ lặn" trên đất nước Anh, Lênin nhận xét: "Nước Anh không chỉ là quê hương của hệ thống công xưởng ủa chủ nghĩa tư bản, mà còn là thuỷ tổ của chủ nghĩa đế quốc hiện đại".

Chủ nghĩa thực dân Anh đã trở thành đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc Anh. Việc xuất khẩu tư bản của Anh mang những quy mô to lớn. Nước Anh là một cường quốc thuộc địa chính.

Đảng (Đảng tự do và Đảng Bảo thủ) thay nhau cầm quyền, song đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.

- Đây là thời kỳ giai cấp tư sản Anh tăng cường mở rộng hệ thống thuộc địa đặc biệt là ở Châu Á và châu Phi.

- Đặc điểm đế quốc Anh: là chủ nghĩa đế quốc thực dân.

Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân

- GV: trước 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới, cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu chậm lại.

- GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân tại sao công

nghiệp Pháp phát triển chậm lại?

- HS dựa vào SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét và chốt ý:

+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ, do đó phải bồi thường chiến tranh.

+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản sang những nước chậm phát triển để thu lợi nhuận cao chứ không hú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

- GV kết luận: Hậu quả là cuối thế kỷ XIX sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mỹ, Anh, kỹ thuật lạc hậu rõ rệt so với những nước công nghiệp trẻ.

- GV nêu câu hỏi: Bên cạnh những yếu kém đó

công nghiệp Pháp có những tiến bộ gì?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV trình bày và phân tích: Mặc dù có sự sút kém, song công nghiệp Pháp cũng có tiến bộ đáng

Nước Pháp

Tình hình kinh tế

- Cuối thập niên 70 trở đi công nghiệp Pháp bắt đầu phát triển chậm lại.

- Nguyên nhân:

+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ do đó phải bồi thường chiến tranh. + Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.

+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản sang những nước chậm phát triển để thu lợi nhuận cao chứ không hú trọng phát triển công nghiệp trong nước.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kể. Hệ thống đường sắt lan rộng khắp nơi cả nước đã đẩy nhanh sự phát triển của ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hố sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 – 1900 số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.

Nông nghiệp Pháp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kỹ thuật canh tác mới.

- GV chốt ý: Những biểu hiện của tình hình nông nghiệp trên chứng tỏ sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp.

- Sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm chạp do đất đai bị chia nhỏ.

Hoạt động 5: Cá nhân

- GV: Quá trình tập trung sản xuất hình thành các

công ty độc quyền diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng (GV nhấn mạnh ở Pháp quá trình diễn ra chậm hơn các nước khác).

- GV nâu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của tổ chức

độc quyền ở Pháp?

- HS dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý.

+ Sự tập trung ngân hàng đạt đến mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pari nắm 2/3 tư bản của các ngân trong cả nước.

+ Khác với Anh tư bản chủ yếu đầu tư vào thuộc địa, còn ở Pháp tư bản phần lớn đưa vốn ra nước ngồi, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn.

- GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được số vốn mà tư bản Pháp đầu tư ở nước ngồi nhiều như thế nào?

- GV nêu câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm cơ bản của

chủ nghĩa đế quốc Pháp?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV kết luận: Chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

- Đầu thế kỷ XX quá trình tập trung sản xuất cũng diễn ra trong lĩnh vực công nghiệp, dẫn đến việc hình thành các công ty độc quyền, từng bước chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

- Đặc điểm : Tư bản Pháp phần lớn đưa vốn ra nước ngồi, cho các nước chậm tiến vay với lãi suất lớn. Chủ nghĩa đế quốc cho Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho ay nặng lãi.

Hoạt động 6: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích:

+ Sau cách mạng tháng 9 – 1870 nước Pháp thành lập nền cộng hồ thứ ba, song phái cộng hồ đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hồ vá Cấp tiến thay nhau cầm quyền.

Đặc điểm của nền cộng hồ là tình trạng thường

Tình hình chính trị

- Sau cách mạng tháng 9 – 1870, nước Pháp thành lập nền cộng hồ thứ ba, song phái cộng hồ đã sớm chia thành hai nhóm: Ôn hồ và Cấp tiến thay nhau cầm quyền. - Đặc điểm của nền cộng hồ là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 – 1914) ở Pháp diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV nêu câu hỏi: Nêu chính sách đối ngoại của

Pháp?

- HS đọc SGK trả lời. - GV nhận xét, chốt ý:

Pháp tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa chủ yếu ở khu vực chậu Á và châu Phi.

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để thấy được chính sách xâm lược thuộc địa của Pháp, qua đó thấy được hệ thống thuộc địa của Pháp rất rộng lớn, chỉ sau Anh.

- Pháo tăng cường chạy đua vũ trang để trả mối thù Đức; tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, chủ yếu là ở khu vực châu Á và châu Phi.

4. Sơ kết bài học

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Tình hình kinh tế, chính trị nổi bật của Anh và Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp?

5. Dặn dò, bài tập

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi trong SGK.

Bài 35 Bài 35

CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CÁC NƯỚC ĐẾ QUỐC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ

VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA ( VÀ SỰ BÀNH TRƯỚNG THUỘC ĐỊA (tt)tt) TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC

TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Tình hình kinh tế , chính trị nổi bật của Anh và Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Nêu đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh và Pháp?

Câu hỏi 2: Nguyên nhân dẫn đến việc hình thành các đặc điểm của đế quốc Anh và Pháp?

2. Dẫn dắt vào bài mới

Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu Anh, Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đó là hai nước tư bản già. Còn hai nước tư bản trẻ là Đức và Mỹ quá trình chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa diễn ra như thế nào? Bài học hôm nay sẽ lý giải vấn đề nêu trên.

3. Tổ chức các hoạt động trên lớp

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

Tiết 2:

B. ĐỨC VÀ MỸ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân

- Trước hết, GV nêu câu hỏi: Hãy cho biết những

biểu hiện phát triển công nghiệp của Đức sau khi thống nhất?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét trình bày và phân tích: Sau khi thống nhất đất nước tháng 1-1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ. Từ 1870 – 1900 sản xuất than tăng 4 lần, gang tăng 6 lần, độ dài đường sắt tăng gấp đôi, đức đã vượt qua Pháp và đuổi kịp Anh. Trong những ngành công nghiệp mới như kỹ nghệ điện, hố chất … Đực đạt thành tựu đáng kể. Năm 1883, công nghiệp hố chất của Đức đã sản xuất 2/3 lượng thuốc nhuộm trên thế giới.

- GV nâu câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến sự phát

triển của công nghiệp Đức?

- HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, bổ sung và chốt ý: nguyên nhân công nghiệp đức phát triển là:

Thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiến bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của những nước đi trước có nguồn nhân lực dồi dào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- GV giới thiệu những số liệu về tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Đức trong những năm 1890 – 1900 là 163% và bảng thống kê hàng hố xuất khẩu hàng hố tăng lên rõ rệt.

- Sau đó, GV kết luận: Đến đầu năm 1900, Đức đã vượt qua Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng

Nước Đức

- Sau khi thống nhất đất nước tháng 1 – 1871, nền kinh tế Đức phát triển với tốc độ mau lẹ vươn lên đứng đầu châu Âu và thứ hai thế giới.

- Nguyên nhân: thị trường dân tộc thống nhất, giàu tài nguyên, nhờ tiền bồi thường chiến tranh với Pháp, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại của những nước đi trước, có nguồn nhân lực dồi dào.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững

công nghiệp Đức dẫn đầu châu Âu thứ hai thế giới chỉ đứng sau Mỹ.

Hoạt động 2: Cá nhân

- GV nêu câu hỏi: Sự phát triển của công nghiệp

đã tác động như thế nào đến xã hội?

- HS dựa vào vốn hiểu biết của mình và SGK trả lời.

- GV nhận xét và chốt ý: thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Từ năm 1871 – 1901 dân cư thành thị tăng từ 36% đến 54,3%. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng xuất hiện.

- GV nêu câu hỏi: Quá trình tập trung sản xuất

hình thành các tổ chức độc quyền diễn ra như thế nào?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi. - GV nhận xét, trình bày và phân tích.

+ Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanhđica.

GV dẫn chứng: không đầy 1% xí nghiệp sử dụng hơn ¾ tổng số điện lực, trong khi 91% là xí nghiệp nhỏ chỉ nhận có 7% thôi; số lượng Cácten tăng lên nhanh chóng: năm 1905 có 385, đến năm 1911 có tới 550 – 600.

+ Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính. Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ.

- GV nêu câu hỏi: Tình hình nông nghiệp Đức

phát triển như thế nào?

- HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt ý: Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trên là do: Việc tiến hành cách mạng không triệt để, phần lớn ruộng đất nằm trong tay quý tộc và địa chủ; phương pháp canh tác vẫn còn tàn dư của chế độ phong kiến.

- GV nhấn mạnh: hậu quả của sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho nông dân Đức càng phân hố sâu sắc. Phần lớn nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho địa chủ, phú nông hoặc đi kiếm ăn ở các cơ sở công nghiệp.

- Tác động xã hội : Thay đổi cơ cấu dân cư giữa thành thị và nông thôn. Nhiều thành phố mới, nhiều trung tâm thương nghiệp bến cảng xuiất hiện.

- Quá trình tập trung sản xuất và hình thành các công ty độc quyền diễn ra mạnh mẽ và sớm hơn các nước khác ở châu Âu. Với hình thức độc quyền là Cácten và Xanhđica.

- Quá trình tập trung Ngân hàng cũng diễn ra cao độ. Tư bản công nghiệp kết hợp với tư bản ngân hàng thành tư bản tài chính.

- Nông nghiệp Đức có tiến bộ song chậm chạp.

Các hoạt động của thầy và trò Những kiến thức HS cần nắm vững Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân

- GV trình bày và phân tích về chính trị: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hiến pháp: 1871 quy định Đức là một Liên bang gồm 22 bang và 3 thành phố tự do, theo chế độ quân chủ lập hiến. Hồng đế là người đứng đầu có quyền lực tối cao như tổng chỉ huy quân đội, bổ nhiệm và cách chức thủ tướng, triệu tập và giải tán Quốc hội.

Quyền lập pháp trong tay hai viện: Thượng viện và Hạ viện nhưng quyền lực bị thu hẹp, các ang vẫn giữ hình thức vương quốc tức có cả Vua, Chính phủ và Quốc Hội.

GV nhấn mạnh cho HS thấy rõ: Phổ là bang lớn nhất trong Liên Bang Đức, vai trò của Phổ trong liên bang rất lớn: Hồng đế Đức là vua Phổ, thủ tướng Đức là Thủ tướng Phổ.

Nhà nước Liên bang được xây dựng trên cơ sở liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc hố tư sản, đây là lực lượng đã lãnh đạo cuộc thống nhất đất nước bằng con đường vũ lực có vị thế chính trị, kinh tế và giữ vai trò quan trọng khi Đức chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- GV giúp HS thấy rõ: mặc dù có Hiến Pháp và Quốc hội nhưng chế độ chính trị ở Đức không phải là đại nghị tư sản mà thực chất là chế độ bán chuyên chế, áp dụng sự thống trị của Phổ trên tồn nước Đức.

- GV nêu câu hỏi: Nêu chính sách đối ngoại của

Đức ?

- HS đọc SGK tự trả lời câu hỏi: - GV nhận xét và chốt ý:

+ Công khai đòi chia lại thị trường và thuộc địa thế giới.

+ Ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị gây chiến, dẫn đến mâu thuẫn giữa Đức với anh và Pháp càng sâu sắc.

- GV nêu câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của chủ

nghĩa đế quốc Đức?

- Sau khi HS trả lời, GV chốt ý: Tính chất quân phiệt hiếu chiến là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế

Một phần của tài liệu Giáo án LS 10 soạn cực chuẩn (Trang 165 - 195)