Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 44 - 45)

III. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

2.Áp dụng chặt chẽ các biện pháp về quản lý môi trường.

Trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư có thể gây ra các tác động tới môi trường do đó cần có các chính sách nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu này như đánh thuế Pigou, lưu hành giấy phép xả thải, trợ cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực môi trường (như xử lý chất thải, môi trường đô thị…)… Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp cải tạo môi trường như: Cống hóa kênh mương, nạo vét lòng sông, hồ, ao, phủ xanh đất trống đồi trọc…

Ban hành luật về khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tình trạng khai thác bừa bãi. Cho phép các doanh nghiệp khai thác tài nguyên trong phạm vi nhất định, đặc biệt là đối với các tài nguyên quý hiếm như: Vàng, Titan, các lâm sản quý hiếm. Cần có quy hoạch cụ thể trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý chất lượng nước của các khu vực, những tác động có khả năng xảy ra đối với hệ thống sinh thái trong quá trình thực hiện đầu tư phải được phân tích rõ ràng, thấu đáo

KẾT LUẬN

trong việc phát triển tăng trưởng của nền kinh tế và cơ cấu đầu tư của ngân sách nhà nước đã tập trung vào cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội… cũng như đầu tư của khu vực tư nhân trong nước, nước ngoài. Cơ chế quản lí đầu tư cũng có những đổi mới và đem lại những hiệu quả nhất định thể hiện rõ nhất tại các quy chế về thẩm định, xét duyệt, đấu thầu dự án đầu tư.

Tuy nhiên các mô hình tăng trưởng phát triển cùng mối quan hệ giữa các mô hình đó với đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế , tồn tại chưa khắc phục được làm cho vốn đầu tư bị phân tán, dàn trải, thất thoat, hiệu quả đầu tư chưa cao từ đó làm chậm tiến độ tăng trưởng và phát triển đất nước.

Trong thời gian tới cần quan tâm hơn tới mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng phát triển với đầu tư nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết triệt để những hạn chế còn tồn tại.

Các kiến nghị ở chương III của đề tài chỉ mang tính tổng quát, mới chỉ mở ra những vấn đề mà chưa đi sâu nghiên cứu hơn nữa ở nhiều khía cạnh khác nhau để có những giải pháp cụ thể có ý nghĩa thực tiễn phù hợp với đòi hỏi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Những đóng góp của thầy cô và các bạn, nhóm sẽ tiếp thu và có những chỉnh sửa đề tài trong thời gian tới.

Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 44 - 45)