Chính sách tiền tệ và tín dụng:

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 40 - 44)

III. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

1.1.2.Chính sách tiền tệ và tín dụng:

Mục tiêu của chính sách tiền tệ trong những năm tới là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo đảm an ninh hệ thống các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá để ổn định kinh tế vĩ mô, tăng dự trữ ngoại tệ, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân tiết kiệm, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện đất nước, có thể tăng lãi suất tiền gửi để tăng tiết kiệm của người dân và giảm lãi

Các chính sách tiền tệ phải theo nguyên tắc thị trường, thực hiện đầy đủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế. bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp, ưu đãi và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng.

1.2. Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư từ nước ngoài

Trong điều kiện kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các ngành công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, là các ngành đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư phát triển mà điều kiện nước ta còn nghèo nếu chỉ sử dụng nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng được hết. Do đó cần phải huy động tới nguồn vốn từ nước ngoài và nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo lập một môi trường đầu tư thông thoáng, sửa đổi luật, đưa ra các chính sách thu hút đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phát huy tốt hơn nội lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước. Sự ổn định về kinh tế vĩ mô và những cải cách về mặt pháp luật của Việt Nam đang tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.1.Giải pháp thu hút nguồn vốn ODA

Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn ODA. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn các công trình, dự án đã được ký kết; xây dựng Chiến lược thu hút và sử dụng vốn ODA cho thời kỳ mới, tập trung vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các trung tâm kinh tế và các vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.

1.1.2.Giải pháp thu hút nguồn vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, có tác dụng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), tạo điều kiện khai thác các lợi thế so sánh, mở ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm và chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách liên quan đến FDI theo hướng thông thoáng, hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ và phù hợp với thông lệ quốc tế. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài theo hướng:

- Thiết lập một mặt bằng pháp lý chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhằm tạo lập môi trường ổn định, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh; đồng thời áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, lĩnh vực trong từng thời kỳ.

- Đa dạng hoá các hình thức FDI để khai thác thêm các kênh đầu tư mới; nghiên cứu, thực hiện thí điểm các hình thức đầu tư như Công ty hợp danh, Công ty quản lý vốn; sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước, theo hướng cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua, nhận khoán kinh doanh, quản lý, thuê các doanh nghiệp trong nước.

- Nâng cao trình độ thực thi luật pháp của các cấp chính quyền, có biện pháp phổ biến các văn bản dưới luật nhanh chóng

- Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế thị trường; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các công trình khoa học và hoạt động sáng tạo. Khuyến khích các hoạt động tư vấn, dịch vụ ứng dụng công nghệ mới và chuyển giao công nghệ. Phát triển các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc nhiều hình thức sở hữu, hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tạo môi trường mua bán thuận lợi các sản phẩm khoa học và công nghệ, gắn kết hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ.

- Chính phủ cần cải thiện hệ thống thanh toán, tăng mức huy động tiền gửi đống Việt Nam, hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay vốn, có thể cho vay dài hạn, cho phép chuyển đổi từ đô la Mỹ sang đồng Việt Nam nhanh chóng hơn. Sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo các nguyên tắc của thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước.

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính. Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà sẽ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hướng một cửa, một đầu mối ở Trung ương và ở địa phương để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương trong hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hướng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tư.

Phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả nhất là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, viễn thông, cơ sở hạ tầng thông tin và phải phát triển đồng bộ các dịch vụ này đến tận vùng sâu vùng xa miền núi để tạo điều kiện thu hút các dự án đến thực hiện ở các vùng này. Giảm giá hàng hoá dịch vụ đặc biệt giá các dịch vụ là chi phí đầu vào của sản xuất như điện, nước, viễn thông, giá thuê mặt bằng...Giảm cước bưu chính viễn thông, tăng các ưu đãi về thuế và tài chính.

Mở rộng lĩnh vực đầu tư phù hợp với cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước mở thị trường bất động sản cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư tại Việt Nam; thiết lập cơ chế để doanh nghiệp FDI được xây dựng kinh doanh nhà ở và phát triển khu đô thị mới; khuyến khích đầu tư trong các lĩnh vực dịch vụ, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực; mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và du lịch.

Xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư, cần nâng cao chất lượng xây dựng quy định và danh mục dự án gọi vốn FDI. Điều này làm cơ sở thực hiện chương trình vận động đầu tư. Những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức, đối tác thực hiện dự án trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao. Căn cứ danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI, chuẩn bị kỹ một số dự án đầu tư quan trọng, chọn mời trực tiếp một vài tập đoàn lớn trong ngành, lĩnh vực quan trọng vào để đàm phán, tham gia đầu tư vào các dự án. Tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng như các dịch vụ có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao (tài chính, ngân hàng, giám định, đánh giá tài sản kiến trúc và xây dựng, marketing, phân phối và dịch vụ hậu cần); các dự án trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở; các dự án sử dụng công nghệ cao và nhân công có chuyên môn cao; các dự án khu du lịch, thương mại, giải trí.

Xây dựng hệ thống các Trung tâm xúc tiến đầu tư của Bộ kế hoạch & đầu tư (Bộ KH& ĐT ) tại các khu vực. Xây dựng một hệ thống các văn phòng của Bộ KH& ĐT đảm trách vai trò như một trung tâm xúc tiến đầu tư tại 8 khu vực đầu tư lớn: Miền núi và trung du Bắc bộ, đồng bằng sông Hồng, bắc miền Trung, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực dầu khí ngoài khơi. Các Trung tâm xúc tiến đầu tư thay mặt Bộ KH& ĐT giải quyết những vấn đề liên quan đến đầu tư nước ngoài tại các địa phương và chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm hỗ trợ cho các địa phương đẩy mạnh hiệu quả hoạt động đầu tư nước ngoài. Các trung tâm xúc tiến phải được kết nối để đảm bảo thông tin được cập nhật và luôn được chia sẻ giữa văn phòng trung tâm và các văn phòng khu vực nhằm đạt được hiệu quả nhờ tính thống nhất và liên kết giữa các địa phương.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ qua lại giữa đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế (Trang 40 - 44)