Chỉ tiêu lâm sàng

Một phần của tài liệu Đặc điểm tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tysp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)

- Hỏi bệnh: tất cả đối tƣợng nghiên cứu đƣợc khám lâm sàng tỷ mỉ, khai thác kỹ tiền sử, bệnh sử, tuổi đƣợc chia theo nhóm cách nhau 10 tuổi, thời gian phát hiện bệnh tính từ năm mắc bệnh cho đến thời điểm nghiên cứu , theo dõi các triệu chứng lâm sàng, biểu hiện của các biến chứng mắt, tim, thận.

- Đo huyết áp: sử dụng ống nghe và huyết áp kế đồng hồ Nhật Bản. Đo huyết áp theo phƣơng pháp Korotkoff. Bệnh nhân đƣợc đo huyết áp 2 lần, lần 1 khi bệnh nhân đến khám lần đầu để xác định chỉ số huyết áp mục tiêu của bệnh nhân. Đo lần 2 khi bệnh nhân tái khám và chƣa dùng thuốc hạ áp tại nhà nhằm xác định tình trạng THA của bệnh nhân.

Cách đo: buổi sáng khi bệnh nhân đến khám bệnh theo định kỳ, không dùng các chất ảnh hƣởng đến huyết áp nhƣ bia, rƣợu, cà phê, thuốc lá và các chất kích thích khác. Bệnh nhân nghỉ ít nhất 5 phút trƣớc khi đo. Cởi bỏ quần áo chật, cánh tay để tựa trên bàn ngang mức tim, thả lỏng tay và không nói chuyện trong khi đo. Quấn băng huyết áp sao cho mép dƣới băng trên lằn khuỷu 3cm. Sau khi áp lực hơi trong băng quấn làm mất mạch quay, bơm hơi lên tiếp 30mmHg nữa và sau đó xả từ từ 2mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định huyết áp.

- Đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI

Sử dụng cân bàn Trung Quốc có gắn thƣớc đo chiều cao. Đƣợc tiến hành vào buổi sáng, bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng, cởi bỏ dày dép, cân chính xác đến 0,1kg.

+ Đo chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng ngƣời theo tƣ thế đứng nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm, lƣng, mông và gót chân sát thƣớc đo. Từ từ hạ xuống thành ngang của thƣớc đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả. Đơn vị của chiều cao đƣợc tính bằng (m), số đo đƣợc tính chính xác đến 0,5 cm.

+ Tính chỉ số khối cơ thể: theo công thức 2

h P BMI

Trong đó: P: cân nặng (kg); h: chiều cao (m)

Bảng 2.1. Đánh giá chỉ số BMI cho ngƣời Châu Á WHO/IASO/IOTF [45]. BMI (kg/m2) Phân độ < 18,5 gầy 18,5- 22,9 Bình thƣờng 23,0- 24,9 Thừa cân 25- 29,9 Béo phì độ I 30,0 Béo phì độ II

- Đo chu vi vòng bụng, vòng mông, tính chỉ số vòng bụng/vòng mông.

+ Chuẩn mắc bệnh nhân: bệnh nhân nhịn ăn sáng, mặc quần áo mỏng + Chuẩn mắc dụng cụ: thƣớc dây có chia đơn vị đến 0,1 cm.

+ Tiến hành: đo chu vi vòng bụng vị trí đo bờ trên xƣơng mào chậu ngang qua rốn. Vòng thƣớc đo qua bụng bệnh nhân. Lấy kết quả vào thời điểm cuối của thì thở ra nhẹ, số đo chính xác đến 0,1 cm.

Đánh giá kết quả phân loại béo trung tâm dành cho ngƣời Châu Á theo tiêu chuẩn của WHO năm 1999 [17].

Chỉ số bụng/mông: Nam 0,90; Nữ 0,85

- Tuân thủ điều trị: Theo WHO - 2007 “ Tuân thủ là mức độ mà bệnh nhân thực hiện theo các hƣớng dẫn đƣợc đƣa ra cho phƣơng pháp điều trị theo quy định”. Theo Ranial và Morisky -2011 “Tuân thủ là mức độ hành vi của bệnh nhân đối với việc uống thuốc, theo đuổi chế độ ăn kiêng, và/hoặc thay đổi lối sống tƣơng ứng với khuyến cáo của nhân viên y tế".Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân ĐTĐ là sự kết hợp đủ 4 biện pháp: chế độ dinh dƣỡng hợp lý, hoạt động thể lực thƣờng xuyên, chế

độ dùng thuốc đúng, chế độ kiểm soát huyết áp tại nhà & khám sức khỏe định kỳ thƣờng xuyên [69].

+ Tuân thủ điều trị thuốc: là uống/tiêm đủ liều thuốc đƣợc chỉ định và uống/tiêm đúng giờ, đúng khoảng cách, đều đặn suốt đời. Số lần quên uống thuốc/tiêm thuốc trong 1 tháng nếu từ 3 lần/tháng trở xuống là tuân thủ điều trị tốt. Nếu quên uống thuốc/tiêm thuốc > 3 lần/tháng hoặc bỏ thuốc là không tuân thủ điều trị

+ Tuân thủ chế độ ăn: hạn chế ăn mặn (không ăn quá 06 gram muối /ngày/ngƣời hoặc trên 180 gram muối/tháng/ngƣời), Ăn ít đồ ngọt ( mỗi tháng ăn dƣới 500 gram đƣờng), - Ăn ít dầu mỡ (ăn dƣới 600 gram dầu mỡ/ tháng).

+ Tuân thủ không hút thuốc: Trong tuần qua, bệnh không hút thuốc lá hoặc thuốc lào là tuân thủ không hút thuốc. Hút thuốc lá hoặc thuốc lào (dù chỉ 1 lần) là không tuân thủ. Đƣợc coi là ngƣời có thói quen hút thuốc lá thƣờng xuyên khi hút ≥ 10 điếu mỗi ngày [66].

+ Tuân thủ liên quan đến hạn chế uống rƣợu bia: thực hiện mức độ của một trong các loại sau: 720 ml bia; 300 ml rƣợu 13% -20%; 150 ml rƣợu 20% - 25%; 100ml rƣợu 26% - 35%; 60 ml rƣợu 36% - 45%. Phụ nữ uống bằng một nửa nam giới. Đƣợc coi là uống nhiều khi uống mỗi ngày ≥ 50ml và ≥ 5 ngày mỗi tuần.

+ Tuân thủ điều trị liên quan đến tập thể dục: Tập thể dục đều đặn ở mức độ vừa phải khoảng 30- 60 phút/ ngày, - / ột chế độ hợp lý. Ngƣời ập thể dục từ - hay hoặc

ỗ là ít vận động,

+ Tuân thủ điều trị liên quan đến đo huyết áp hàng ngày: Hàng ngày đo và ghi lại số đo huyết áp vào sổ theo dõi=> Tuân thủ; Tuân thủ điều trị liên quan khám định khì: Thực hiện khám định kì đúng hẹn mỗi tháng 1 lần

+ Theo JNC VII (2003) và CHEP (2013) “Huyết áp mục tiêu là huyết áp đạt đƣợc ≤ 140/90mmHg đối với bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đƣờng và bệnh thận mạn tính và ≤ 130/80mmHg đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đƣờng".

+ Phân độ tăng huyết áp: Theo JNC VII (2003) bệnh nhân đƣợc gọi là THA khi HATT ≥140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg. Phân độ THA theo JNC VII:

Bảng 2.2. Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (2003)

Phân độ THA HA tâm thu HA tâm trƣơng

Bình thƣờng < 120 Và < 80 Tiền THA 120 – 139 Và/ hoặc 80 – 89 THA độ 1 140 – 159 Và / hoặc 90 – 99 THA độ 2 > 160 Và/ hoặc > 100

Một phần của tài liệu Đặc điểm tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tysp 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 42 - 45)