Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống các cây chè Trung du

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp nhân giống chè trung du tại xã tân cương – TP thái nguyên (Trang 45 - 52)

- Tuyển chọn những cây chè Trung du ưu tú được tiến hànhtại vườn chè của gia đình ông Bùi Văn Tiến và Trần Văn Toán, xóm Hồng Thái II xã Tân Cương

4.5. Kết quả nghiên cứu khả năng nhân giống các cây chè Trung du

Chè là cây thân gỗ, nở hoa kết quả hàng năm. Mặc dù là hoa lưỡng tính nhưng khả năng tự thụ của hoa chè rất thấp, quả (hạt) chè được hình thành nhờ quá trình thụ phấn khác hoa. Do vậy cây con trồng bằng hạt thường có sự phân ly lớn so với cây bố, mẹ. Để duy trì được những đặc tính tốt của giống, cần thiết phải tiến hành nhân giống bằng phương pháp nhân vô tính. Cũng vì thế, trong quá trình chọn giống theo phương pháp chọn cây đầu dòng, để tạo được một dòng chè mới, cần thiết phải tiến hành đánh giá khả năng giâm cành của cây chè được chọn lọc.

Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành có ưu điểm là: Cây chè con duy trì được những đặc tính tốt của cây mẹ, hệ số nhân giống cao, cây chè sau trồng nhanh cho thu hoạch búp, nguyên liệu dùng để chế biến chè thành phẩm đạt được sự đồng đều cao, thuận lợi cho việc phân loại, bảo quản, chế biến. Tuy nhiên

nhân giống bằng phương pháp giâm cành cũng có hạn chế là: Yêu cầu kỹ thuật cao hơn, tốn nhiều công hơn dẫn tới giá thành cây con cao hơn so với trồng bằng hạt, đặc biệt là giai đoạn đầu khi đem cây con ra trồng ở nương (đồi) do bộ rễ chưa ăn sâu, tỉ lệ chết sau trồng có thể cao hơn trồng bằng hạt nếu không được chăm sóc tốt.

Nghiên cứu khả năng giâm cành của những cây chè đầu dòng chúng tôi thu được kết quả sau:

Tỉ lệ ra mô sẹo của các cây chè trung du ưu tú

Sau khi cắm hom (giâm cành) khoảng 10 ngày là hom chè đã có khả năng ra mô sẹo. Từ vết cắt của thân hom các tế bào phình to ra tạo thành vòng tròn mô gọi là mô sẹo. Sự tạo thành mô sẹo của hom chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Thời vụ cắm hom, điều kiện ngoại cảnh (chủ yếu là nhiệt độ), điều kiện đất đai, chế độ chăm sóc, tuổi hom và đặc biệt là phụ thuộc vào chất lượng hom giống và giống chè khác nhau.

Bảng 4.8: Tỉ lệ ra mô sẹo của cây chè trung du ưu tú

STT Cây chè trung du ưu tú TL ra mô sẹo sau cắm hom (%)20 ngày 40 ngày

1 TC-1-255 (ĐC) 20 80 2 TC-2-493 40 83,3 3 TC-3-517 30 93,3 4 TC-4-515 20 86,7 5 TC-5-547 30 86,7 6 TC-6-257 30 93.3 7 TC-7-259 30 86,7 8 TC-8-257 36,7 93,3 9 TC-9-258 40 83,3 10 TC-10-301 46,7 93,33 CV (%) 7,5 4,0 LSD.05 4,1 5,9

Biểu đồ 4.3:Tỉ lệ ra mô sẹo của cây chè trung du ưu tú

Theo dõi tỉ lệ ra mô sẹo chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.8

- Ở thời kỳ 20 ngày sau cắm hom, các hom chè của những cây chè ưu tú có tỷ lệ ra mô sẹo từ 20.0% đến 46.67%. Trong đó có 7 cây đạt tỷ lệ ra mô sẹo đạt trên 20% và có tỷ lệ ra mô sẹo lớn hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Sau 40 ngày cắm hom tỉ lệ ra mô sẹo của các hom chè của những cây đầu dòng có tỉ lệ ra mô sẹo từ 80% đến 93.3%. Trong đó có 9 cây tỉ lệ ra mô sẹo đạt trên 83,3% và có tỉ lệ ra mô sẹo lớn hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỉ lệ ra rễ của cây chè Trung du ưu tú:

Tỷ lệ ra rễ của các giống chè trong giai đoạn vườn ươm được các nhà chọn tạo giống rất quan tâm. Nó giúp đánh giá khả năng hom chè có thể độc lập cung cấp nước và dinh dưỡng cho cơ thể. Giống chè có tỷ lệ ra rễ cao giúp cho cây ổn định và bám chặt vào đất. Rễ cũng đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp cytokhynin, một dạng hoocmon tăng trưởng của thực vật, một trong các nhu cầu để phát triển các chồi và cành cây điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình sinh trưởng và phát triển của hom cũng như cây con sau này, tạo tiền đề cho giống có tỷ lệ xuất vườn cao.

Sau khi mô sẹo hình thành thì quá trình ra rễ bắt đầu, ban đầu một vài chóp rễ nhú ra, sau đó nhiều rễ khác hình thành và sinh trưởng tạo thành rễ hoàn chỉnh. Theo đánh giá của Sharma: Khả năng ra rễ của hom giâm là một chỉ tiêu đánh giá giống tốt.

Theo dõi tỉ lệ ra rễ chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4.9

Bảng 4.9: Tỉ lệ ra rễ của cây chè của các cây chè Trung du ưu tú

STT Cây chè Trung du ưu tú TL ra rễ sau cắm hom (%) 60 ngày 90 ngày 1 TC-1-255 (ĐC) 30 73,3 2 TC-2-493 56,7 93,3 3 TC-3-517 40 86,7 4 TC-4-515 50 93,3

5 TC-5-547 53,3 906 TC-6-257 40 73,3 6 TC-6-257 40 73,3 7 TC-7-259 60 80 8 TC-8-257 40 90 9 TC-9-258 53,3 86,7 10 TC-10-301 63,3 96,7 CV(%) 7,8 5,6 LSD05 6,5 8,2

Biểu đồ 4.4:Tỉ lệ ra rễ của cây chè của các cây chè Trung du ưu tú

Thời điểm bắt đầu theo dõi là 60 ngày sau cắm, Các hom chè của những cây đầu dòng có tỉ lệ ra rễ từ 30,0% đến 63,3%, trong đó cây có tỷ lệ ra rễ cao nhất là TC-10-301 đạt 63,3%, Cây có tỉ lệ ra rễ thấp nhất là TC-1-255 (ĐC) đạt 30,0%, Có 9 cây đạt tỉ lệ ra rễ từ 40% và có tỉ lệ ra rễ cao hơn so với đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Sau 90 ngày tỷ lệ ra rễ của các hom chè của những cây đầu dòng có tỉ lệ ra rễ từ 73,3% - 96,7%.Có tới 8 cây có tỉ lệ ra rễ cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ bật mầm của chè Trung Du:

Ngay sau khi giâm cành, nhờ vào dinh dưỡng được dự trữ ở thân, lá của hom chè, mầm nách của hom chè có thể hoạt động ngay khi gặp điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng phù hợp. Khả năng hoạt động của mầm chè ngoài các yếu tố môi trường thì các yếu tố nội tại có ý nghĩa quan trọng, đó là tuổi hom, kích thước hom và giống. Thông thường, sự phát triển mầm xảy ra sau quá trình hình thành mô sẹo và ra rễ, đó cũng là mục đích chính của việc nhân giống.

Qua theo dõi tỷ lệ bật mầm của chè Trung Du ta có bảng sau:

Bảng 4.5: Tỷ lệ nảy mầm

Đơn vị: %

STT Cây chè Trung Du ưu tú Tỷ lệ nảy mầm sau cắm hom (%) 60 ngày 90 ngày 120 ngày

1 TC-1-255 (ĐC) 10,0 56,67 100 2 TC-2-493 36,67 76,67 100 3 TC-3-517 36,67 76,67 100 4 TC-4-515 26,67 73,33 100 5 TC-5-547 43,33 66,67 100 6 TC-6-257 46,67 70,00 100 7 TC-7-259 16,67 63,33 100 8 TC-8-257 23,33 63,33 100 9 TC-9-258 33,33 70,00 100 10 TC-10-301 46,67 80,00 100 CV (%) 9,9 6,7 LSD.05 5,4 5,7

Biểu đồ 4.5:Tỉ lệ nảy mầm của các cây chè Trung du ưu tú

Qua bảng 4.5 ta thấy:

- Ở giai đoạn 60 ngày sau cắm hom các cây chè Trung Du ưu tú có tỷ lệ hom chè nảy mầm rất khác nhau. Tỷ lệ nảy mầm biến động từ 10,0 đến 46,67%. Trong đó 6 cây có tỷ lệ nảy mầm cao hơn 30% là cây: TC-2-493, TC-3-517, TC- 5-547, TC-6-257, TC-9-258, TC-10-301, đạt cao nhất là cây TC-10-301 đạt 46,67%, thấp nhất là 2 cây TC-1-255(ĐC), TC-7-259, chưa có hom nào không nảy mầm và cao hơn so với đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Sau cắm 90 ngày các giống có tỷ lệ bật mầm từ 56,67 % đến 80,0%. Cây thấp nhất là TC-1-255(ĐC) đạt 56,67%. Cây cao nhất là TC-10-301 đạt 80,0%. Có 4 cây có ỷ lệ bật mầm đạt trên 70,0% và cao hơn so với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Sau cắm 120 ngày tỷ lệ bật mầm của các giống đều đạt 100%. Các giống chè bật mầm tập trung vào giai đoạn 90 – 120 ngày sau giâm vì thời tiết khí hậu không thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) dẫn đến hom chè bật mầm chậm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tuyển chọn cây đầu dòng và biện pháp nhân giống chè trung du tại xã tân cương – TP thái nguyên (Trang 45 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w