- Tuyển chọn những cây chè Trung du ưu tú được tiến hànhtại vườn chè của gia đình ông Bùi Văn Tiến và Trần Văn Toán, xóm Hồng Thái II xã Tân Cương
4.2. Ảnh hưởng của thời tiết Thái Nguyên đến cây chè
Cây chè là cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới nên ưa khí hậu nóng ẩm. Cây chè cũng như những cây trồng khác, trong quá trình sinhtrưởng và phát triển chịu sự tác động rất lớn từ điều kiện thời tiết, khí hậu. Các yếu tố như: Nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng đều tác động mạnh đến đời sống cây chè nói chung và ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng chè nói riêng.
Bảng 4.1: Bảng thời tiết, khí hậu của Thái Nguyên năm 2013 Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm KK TB (%) Số giờ nắng (giờ) Lượng mưa TB (mm) 1 14,9 81 12 11,4 2 19,3 86 36 28,9 3 23,6 80 49 16,4 4 24,6 81 50 69,0 5 27,9 81 150 298,2 6 29,0 81 165 256,7 7 27,9 86 140 974,1 8 28,3 85 167 405,7 9 26,4 85 116 352,2 10 24,6 78 147 83,0 11 22,2 76 98 44,8 12 15,0 75 186 32,2
(Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Thái Nguyên năm 2013)[17]
.*Nhiệt độ: Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định. Cây chè phát động sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10 . Độ nhiệt bình
quân hàng năm để cây chè sinh trưởng phát triển bình thường là 12,50C và sinh
Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3500 – 40000C. Độ nhiệt tối thấp
tuyệt đối mà cây có thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -50C đến
-250C hoặc thấp hơn.
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy nhiệt độ trung bình năm ở Thái nguyên từ tháng 1 đến tháng 12 thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 14,9 - 29,0. Nhiệt độ cao
nhất là 29,00C (tháng 6). Nhiệt độ thấp nhất là 14,90C (tháng 1).
* Ẩm độ:Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là 85%. Qua theo dõi thời tiết khí hậu tại Thái Nguyên ta thấy ẩm độ không khí trung bình qua các tháng biến động từ là 75% - 86%. Ẩm độ cao nhất vào tháng 2 và tháng 7 là 86%. Ẩm độ thấp nhất vào tháng 12 là 75%.
* Điều kiện ánh sáng: Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi cho quang hợp và sinh trưởng của chè.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm, người ta thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ.
Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng.
Qua bảng 4.1 cho ta thấy số giờ nắng của Thái Nguyên dao động từ 12 giờ đến 186 giờ. Trong đó thấp nhất là tháng 1 đạt 12 giờ, cao nhất vào tháng 12 đạt 186 giờ làm cho lá chè bị khô, giảm độ mượt của lá, cây chè có thể bị chết cháy. Vì vậy, phải đặc biệt chú ý trồng cây bóng mát cho nương chè.
* Lượng mưa: Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng quyết định đến sinh
trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất, chất lượng của cây chè. Chè là loại
cây ưa ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1500 - 2000 mm và mưa phân bố đều trong các tháng.Bình quân lượng
mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt.
Qua bảng 4.1 ta thấy: Ở Thái Nguyên lượng mưa trung bình thay đổi không đều qua các tháng, biến động từ 11,4 mm - 974,1 mm, khoảng lượng mưa này không được phù hợp cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Cao nhất là tháng 7 đạt 974,1 mm và thấp nhất là tháng 1 đạt 11,4 mm.