Tiếng Việt có mười ba nguyên âm đơn : /i, e, ɛ , ɛ̆ , u, o, ɔ, ɔ̆ , ɤ, ɯ, ɤ̆ , a, ă/, ba nguyên âm đôi: /ˀie, uˀo, ɯˀɤ / và hai bán nguyên âm cuối /u̯ , i̯ /.
Nguyên âm có đặc điểm chung là có các formant nằm ngang song song với các trục hoành (thường là F2, F3) trong tất cả khoảng thời gian tồn tại của nó. Việc xuất hiện của nguyên âm đứng đằng sau một âm mũi hoặc một âm tắc có thể được đánh dấu xuất hiện hay tăng độ đậm của formant trên biểu đồ phổ và bởi tăng biên độ (có thể là tuần hoàn) ở biểu đồ sóng. Ranh giới của nguyên âm được xác định là điểm thay đổi gốc trên biểu đồ sóng.
Khi hai nguyên âm đi liền nhau, hay một bán nguyên âm đi sau một nguyên âm, ranh giới giữa hai âm vị thường rất khó phân biệt. Ranh giới được xác định là sự thay đổi về hình dáng tuần hoàn của sóng trên biểu đồ sóng, và đó cũng trùng với ranh giới có sự thay đổi về formant trên biểu đồ phổ. Nếu ranh giới này khó xác định bằng mắt thường, điểm ranh giới được đặt tại giữa phần chuyển dịch của formant.
Hình 2.5. Biểu đồ sóng và biểu đồ phổ của hai từ “hạt mưa”
Nguyên âm đôi có các formant không bằng phẳng và chúng đi lên hoặc đi xuống trong suốt thời gian tồn tại của nguyên âm đôị Formant sẽ di chuyển từ độ cao các formant của nguyên âm trước đến nguyên âm saụ Trên Hình 2.5 nguyên âm đôi /wa/ có các formant F2 đi lên và F3 đi xuống từ âm /w/ sang nguyên âm /a/. Với trường hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn
của nguyên âm đơn /a/ ta thấy các F1, F2, F3 đều là các đường nằm ngang song song với trục hoành. Trên biểu đồ sóng âm vị /a/ có biến đổi lớn hơn âm xát /h/ đứng trước.