Âm tắc thanh hầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp trong nhận dạng tiếng nói (Trang 35 - 37)

Âm tắc thanh hầu (glottal stop) / ˀ / được liệt kê trong một số sách giáo khoa tiếng Việt như một phụ âm đầụ Trong một số âm tiết có hiện tượng khép khe thanh lúc mở đầụ Tiếng bật do động tác mở khe thanh đột ngột được nghe rõ hoặc không rõ ở từng người, trong từng lúc, phụ thuộc vào phong cách và bối cảnh ngữ âm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Trên biểu đồ phổ, âm tắc thành hầu được nhận biết bằng một khoảng trắng năng lượng đứng đằng trước một số từ như: “ai”, “ơi”, “ăn”, “oản”, “uống”, “oanh”, “uyên”. Trên biểu đồ sóng âm tắc thanh hầu khó nhận biết do nó trùng với hình ảnh của môi trường hoặc nhiễụ

Hình 2.6. Biểu đồ sóng và biểu đồ phổ của hai từ “ai sống”

Trên Hình 2.6, ta thấy hình ảnh âm tắc thanh hầu /gs/ mở đầu bằng một xung nhỏ trên biểu đồ sóng, đây là tạp âm do bộ phận cấu âm phát ra khi khe thanh khép lạị Hình ảnh phổ của âm tắc thanh hầu là một khoảng trắng năng lượng giống như trường hợp của âm đóng.

2.3.10 Âm đệm

Tiếng Việt chỉ có một âm đệm duy nhất : /u̯ /. Tính chất của nó gần giống với nguyên âm /u/ tương ứng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnụedụvn

Âm đệm không xuất hiện trước các nguyên âm tròn môi /u, o, ɔ/, nó cũng chỉ xuất hiện trước các nguyên âm hàng trước. Độ mở của âm đệm phụ thuộc vào độ mở của các nguyên âm đi saụ

Trên biểu đồ phổ, âm đệm thường có hình ảnh là các formant gắn liền với các formant của nguyên âm đứng sau nhưng không bằng phẳng. Hình 2.7 cho ta thấy hình ảnh phổ của hai từ “toán” và “tán”. Âm đệm /w/ có hình ảnh là các F2, F3 uốn thấp đằng trước các F2, F3 bằng phẳng của nguyên âm /a/. Trong khi đó với từ “tán” ta thấy các F2, F3 của nguyên âm /a/ không bị thay đổi hình dáng và là các vệt song song với trục hoành.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số phương pháp trong nhận dạng tiếng nói (Trang 35 - 37)