Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

Một phần của tài liệu dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 63 - 77)

CIC (centrer information credit) là nơi cung cấp các thông tin về tín dụng cho các tổ chức tín dụng. Nhưng hiện nay các thông tin này mới chỉ dừng ở mức là tình hình vay vốn của các đơn vị tại các tổ chức tài chính khác. NHNN nên nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC bằng các biện pháp như: kết hợp với bộ tài chính, cơ quan thuế để thu nhập thông tin về nghĩa vụ thuế và tình hình nộp Ngân sách nhà nước của các đơn vị. Điểm này có thể giúp cho cán bộ ngân hàng kiểm tra được một phần tính xác thực của các báo cáo tài chính và tình hình làm ăn thực tế của các đơn vị xin vay vốn.

3.3.1.4 Hiện đại hoá ngân hàng

Hiện đại hoá ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề cho các NHTM trong chiến lược huy động và sử dụng vốn. Từng bước quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế.

3.3.2 Những kiến nghị với Hội sở MHB

3.3.2.1 Cụ thể hoá chính sách tín dụng của Ngân hàng:

Chi nhánh kiến nghị Ngân hàng khi giao kế hoạch năm cũng đồng thời công bố chính sách tín dụng cụ thể trong đó xác định các đối tượng: loại hình nghành nghề,

tỷ trọng, mức cho vay, loại tài sản thế chấp cầm cố… được phép hoặc hạn chế hoặc phải xin ý kiến Ngân hàng trước khi tiếp cận cho vay để chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh và tránh rủi ro đáng tiếc ( rủi ro về tín dụng, rủi ro về chi phí nhân viên tiếp cận…)

3.3.2.2 Hoàn thiện chính sách Marketing của riêng chi nhánh

Việc hoàn thiện chính sách Marketing của chi nhánh sẽ giúp cho chi nhánh có được một đường lối rõ ràng trong việc phát triển sản phẩm mới.

3.3.2.3 Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho những chi nhánh mới

Điều này sẽ giúp cho chi nhánh Hà Nội có điều kiện phát triển mạng lưới hoạt động rộng khắp- điều mà MHB cần trong quá trình phát triển.

KẾT LUẬN

Nhìn chung hoạt động của MHB Hà Nội trong những năm trở lại đây đạt hiệu quả cao, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Mặc dù tốc độ tăng trưởng khá cao (trung bình 60-70% hàng năm) nhưng MHB vẫn đảm bảo các hệ số an toàn theo thông lệ quốc tế. MHB là Ngân hàng duy nhất ở Việt Nam thực hiện kiểm toán theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS) trong 3 năm liền liên tiếp (do Công ty kiểm toán Ernst & Young thực hiện).

Để chuẩn bị cho hội nhập quốc tế, trong năm 2012 MHB tiếp tục thực hiện mục tiêu và định hướng hoạt động trong đề án cơ cấu lại đã được Chính phủ phê duyệt, thực hiện các công việc hoàn thành việc cổ phần hóa theo chủ trương của Chính phủ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực quản lý, điều hành theo thông lệ quốc tế; cung cấp các dịch vụ và tiện ích tiên tiến cho khách hàng; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư, khách hàng và không ngừng nâng cao đời sống của người lao động của MHB.

Với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực hiện thành công việc cổ phần hóa, trong những năm tới, MHB sẽ tiếp tục xây dựng và cơ cấu lại mô hình tổ chức và phương thức quản trị theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư công nghệ tạo điều kiện cung cấp thêm các sản phẩm, dịch vụ tiện ích cho khách hàng nhằm nhanh chóng thích nghi với điều kiện hoạt động mới: hoạt động trong môi trường cổ phần hóa, hội nhập quốc tế, cạnh tranh thị trường

Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại trong hoàn cảnh hiện nay, có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiến tạo nguồn vốn thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, DNNKVLXD đóng vai trị rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam, đặc biệt là trong việc giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy cạnh tranh ở lĩnh vực tài chính ngân hàng thương mại trong nước mà còn có cả sự góp mặt của các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam do xu thể mở cửa tài chính. Do đó, việc mở rộng cho vay

đôi với các DNNKVLXD không chi tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát triển mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, nhất là khi mà DNNKVLXD là loại hình doanh nghiệp luôn ở trong tình trạng thiếu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng cho vay của NH MHB chi nhánh Hà Nội đối với loại hình DNNKVLXD cho thấy đáng kể, dư nợ cho vay của ngân hàng đối với DNNKVLXD đã tăng lên rất nhiều tuy nhiêu vẫn chiếm tỷ trọng chưa lớn trong tổng dự nợ cho vay của toàn chi nhánh.

Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu xót và tính toàn diện , rất mong được sự thông cảm và góp ý xây dựng thêm của các thầy, các cơ.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các số liệu trên website: www.sbv.gov.vn; www.mof.gov.vn 2. PGS-PTS Trần Minh Hạo, Maketing căn bản, NXB Giáo dục

3. TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Maketing ngân hàng, NXB Thống Kê 2003 4. TS Lưu Văn Nghiêm, Maketing trong kinh doanh nghiệp vụ, NXB Thống Kê 5. Giáo trình Ngân hàng thương mại- Nhà xuất bản thống kê năm 2006.

6. Quản trị ngân hàng thương mại. (PETER ROSE)

7. Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997 và quy định về việc sửa đổi Luật 8. Các quyết định số 1627, 049 của NHNN Việt Nam

9.Quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

10. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- Chi nhánh Hà Nội

11. Báo cáo tình hình hoạt động của Phòng kinh doanh- MHB Hà Nội

12. Quy trình tín dụng của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội

13. Quy chế chiết khấu, bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước ban hành cung các quyết định sử đổi

PHỤ LỤC

1. Hoạt động cho vay của ngân hàng

1.1. Khái niệm hoạt động cho vay vốn của ngân hàng

Cho vay là một trong những hình thức của nghiệp vụ tín dụng, là hoạt động

mang lại lợi nhuận lớn cho mỗi ngân hàng, cho vay co thể hiểu đơn gian là ngân hàng cấp một khoản tiền nhất định cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian xác định với cam kết sẽ hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn . Hay có thể nói cách khác khi cho vay nghĩa là ngân hàng đã chuyển quyền sử dụng khoản tiền đó cho doanh nghiệp. Đây la chức năng chính của Ngân hàng để tài trợ cho chi tiêu của các doanh nghiệp,cá nhân và các cơ quan chinh phủ . Đối với hầu hết khách hàng, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân , ngân hàng là một trong những nguồn vốn sẵn có rẻ nhất và linh hoạt nhất . Đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngân hàng thường là nguồn duy nhất cung cấp dịch vụ tư vấn và nguồn vốn bổ sung.cho vay là chức năng kinh tế lầu đời nhất của ngân hàng ,là hoạt động mang lại lợi nhuận cho ngân hàng song cũng mang lại nhiều rủi ro nhất.

1.2. Phân loại cho vay của ngân hàng

1.2.1. Theo hình thức trợ cấp tiền vay Hình thức áp dụng:

- Cho vay thấu chi

Cho vay thấu chi là nghiệp vu cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vay được chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định. Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chi.

Để được thấu chi, khách hàng làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấu chi và thời gian thấu chi (có thể phải trả phí cam kết cho ngân hàng). Trong quá trình hoạt động, khách hàng có thể ký séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ… vượt số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi). Khi khách hàng có tiền nhập về tài khoản tiền gửi, ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi. Số lãi mà khách hàng phải trả là:

Các khoản chi quá hạn mức thấu chi sẽ chịu lãi suất phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức này. Thấu chi dựa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp về thời gian và quy mô. Thời gian và số lượng thiếu có thể dự đoán dựa vào dự đoán ngân quỹ song không chính xác. Do vậy, hình thức cho vay này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán, chủ động, kịp thời.

Thấu chi là hình thức cho vay ngắn hạn, linh hoạt, thủ tục đơn giản, phần lớn là không có đảm bảo, có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cá nhân vài ngày trong tháng, vài tháng trong năm, dựng để trả lương, chi các khoản phải nộp, mua hàng… Hình thức này nhìn chung chỉ sử dụng đối với khách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn và kỳ thu nhập ngắn.

- Cho vay trực tiếp từng lần

Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu và tín dụng thương mại là chủ yếu, chỉ khi có nhu cầu thời vụ, hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một giai đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh.

Mỗi lần vay, khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. Mỗi món vay được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ước nhận nợ) khác nhau.

Số lượng cho vay= Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh - vốn chủ sở hữu tham gia - Các nguồn vốn khác tham gia.

Trong đó:

Nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh = Nhu cầu vốn đầu tư cho TSLĐ và TSCĐ - Giá trị tài sản và chi phí không thuộc đối tượng tài trợ của ngân hàng.

Số lượng cho vay= Giá trị tài sản đảm bảo x Tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo.

Theo từng kỳ hạn nợ trong hợp đồng, ngân hàng sẽ thu gốc và lãi. Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay, ngân hàng sẽ kiểm soát mục đích và hiệu quả sử dụng, nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng, ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn, hoặc chuyển nợ quá hạn. Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổi theo thời điểm tính lãi.

Nghiệp vụ cho vay từng lần tương đối đơn giản. Ngân hàng có thể kiểm soát từng món vay tách biệt. Tiền cho vay dựa trên giá trị tài sản đảm bảo.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng có thể tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ. Đó là số dư tối đa tại thời điểm tính.

Mỗi lần vay, khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay. Sau khi kiểm tra tính chất hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiền cho khách hàng.

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không ấn định trước ngày trả nợ. Khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạo chủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng. Tuy nhiên, do các lần vay không tách biệt thành các kỳ hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó kiểm soát hiệu quả sử dụng từng lần vay. Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khi khách hàng nộp báo cáo tài chính, hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

- Cho vay luân chuyển

Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá. Doanh nghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn. Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Đầu năm hoặc đầu quý, người vay phải làm đơn xin vay luân chuyển. Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Hạn mức tín dụng có thể được thoả thuận trong 1năm hoặc vài năm. Đây

không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn ngân hàng xem xét lại mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính của khách hàng.

Việc cho vay dựa trên luân chuyển hàng hoá nên cả ngân hàng và doanh nghiệp đều phải nghiên cứu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá để dự đoán dòng ngân quỹ trong thời gian tới.

Khi vay, khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng các chứng từ hoá đơn nhập hàng và số tiền cần vay. Ngân hàng cho vay và trả tiền cho người bán. Theo hình thức này, giá trị hàng hoá mua vào (có hố đơn, hợp pháp, hợp lệ, đúng đối tượng) đều là đối tượng được ngân hàng cho vay; thu nhập bán hàng đều là nguồn để chi trả cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ cho vay theo tỷ lệ nhất định tuỳ theo khối lượng và chất lượng quan hệ nợ nần của người vay. Các khoản phải thu và cả hàng hoá trong kho trở thành vật đảm bảo cho khoản cho vay. Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.

Cho vay luân chuyển rất thuận tiện cho khách hàng. Thủ tục cho vay chỉ cần thực hiện 1 lần cho nhiều lần vay. Khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời , vì vậy việc thanh toán cho người cung ứng sẽ nhanh gọn.

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vay không được quy định rõ ràng.

- Cho vay trả góp

Cho vay trả góp là hình thức cho vay, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã theo thoả thuận. Cho vay trả góp thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lâu bền. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ (thường là từ khấu hao và thu nhập sau thuế cuả dự án, hoặc từ thu nhập hàng kỳ của người tiêu dùng).

Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán cho ngưòi bán lẻ về số hàng hoá mà khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận tiền ngay sau khi bán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng, hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân

hàng. Đây là hình thức cho vay tài trợ người mua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá.

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay. Nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị

Một phần của tài liệu dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (Trang 63 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w