Đối với ngân hàng, với đặc điểm và vị trí của hoạt động tín dụng, muốn nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn vốn kinh doanh, vấn đề tiêu chuẩn hoá cán bộ đào tạo và đạo tạo lại, đào tạo liên tục cán bộ có ý nghĩa rất lớn.
Thực tế cho thấy, một trong những vấn đề quyết định đến chất lượng tín dụng cao hay thấp phụ thuộc khá nhiều vào các công việc – từ việc chấp hành các cơ chế chính sách đến việc thẩm định dự án, xét duyệt hồ sơ, quyết định cho vay, kiểm tra sử dụng vốn, thu nợ. Nói chung mọi đúng sai, thành công hay thất bại của các dự án tín dụng, ngoài các nguyên nhân khách quan, đều có nhân tố chủ quan của con người với tư cách là chủ thể cho vay. Đương nhiên, trong đó có yếu tố chủ quan cố ý về mục đích tư lợi nhưng cũng có những yếu tố do trình độ cán bộ, do khả năng
bất cập mà không thể hoặc chưa thể làm được.
Trong điều kiện chúng ta đang hội nhập và phát triển, hơn lúc nào hết phải chăm lo phát triển nguồn lực con người vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung, hiện đại hoá ngành ngân hàng nói riêng mà trong đó mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh luôn được đặt lên hàng đầu.
Để có được một đội ngũ cán bộ đạt tiêu chuẩn, ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn, tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn, cơ chế chế độ, thể lệ của ngành, liên ngành, đường lối chủ trương của Đảng cũng như mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nước, của thành phố. Trong quá trình đó phải gắn lý luận với thực tiễn, phải thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm, các đồng nghiệp tự nêu ra các tình huống xảy ra trong quá trình quản lý điều tra vốn vay để cùng thảo luận đưa ra các phương án xử lý. Qua đó phát triển các phương thức xử lý thông minh, hiệu quả đúc kết thành kinh nghiệm chung, đó thực sự là những kiến thức quý giá để không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp kinh doanh thực tiễn.
Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tín dụng tại ngân hàng là quá trình liên tục và lâu dài không thể giải quyết một sớm một chiều. Tuy nhiên, cần có quy hoạch phương án và bước đi cụ thể để đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Trước mắt, cần tiêu chuẩn hoá cán bộ một cách cụ thể để có chính sách tuyển chọn, đào tạo và bố trí sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng hiện có phù hợp với yêu cầu của từng công việc. Phân rõ trách nhiệm pháp lý của từng vị trí công tác, đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm, khen thưởng kịp thời, kỷ luật nghiêm. Như vậy, trong kinh doanh sẽ hạn chế bớt rủi ro không đáng có do ý thức chủ quan của cán bộ ngân hàng, tình hình nợ qúa hạn giảm thấp, chất lượng tín dụng nâng cao.
3.2.2 Giải pháp bổ trợ
3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn.
Nâng cao hiệu quả khâu thẩm định có tính chất quyết định tới hiệu quả cho vay sau này vì kết thúc khâu thẩm định sẽ đưa ra kết quả là có chấp nhận cho khách hàng vay hay không .Khi có được các thông tin cần thiết thì việc lựa chọn dự án đầu tư là
rất quan trọng .Thực ra đây là quan hệ hai chiều:khách hàng lựa chọn ngân hàng và ngân hàng lựa chọn khách hàng.Điều này rất quan trọng vì nó hạn chế rủi ro cho ngân hàng,đảm bảo vốn cho vay ra được thu hồi đầy đủ,đúng hạn và có lãi,góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Khi lựa chọn dự án đầu tư,ngân hàng cần chú ý lựa chọn khách hàng có hoạt động hiệu quả,làm ăn có uy tín và sẵn lòng trả nợ đúng hạn.Ngân hàng có thể xem xét quan hệ kinh doanh của khách hàng với các tổ chức kinh tế khác qua nhiều năm để có cơ sở đánh giá mức độ uy tín của khách hàng.
Việc lựa chọn dự án đầu tư phải được thực hiện một cách chủ động ,không nên ở thế bị động ,ngồi chờ khách hàng đến gõ cửa xin vay.Việc lựa chọn khách hàng phải áp dụng cho mọi thành phần kinh tế ,tránh tình trạng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngân hàng cứ cho vay mà không xem xét đơn vị đó có hiệu quả hay không.
Để việc lựa chọn dự án đầu tư được khoa học ,Ngân hàng nên tiến hành phân tích và xếp loại các doanh nghiệp theo 4 nhóm tiêu thức:Qui mô doanh nghiệp,khả năng thanh toán,quan hệ tín dụng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.