- Thao tác trên máy phay CNC:
CHƢƠNG 6: BÙ SAI SỐ KHI PHAY NẮP ĐỘNG CƠ 6.1 Cơ sở lý thuyết
6.1. Cơ sở lý thuyết
Sau khi xác định được sai số bằng phần mềm chương trình thuật toán, để nâng cao độ chính xác gia công ta cần tiến hành bù sai số. Quá trình bù được thực hiện trên phần mềm MastercamX tích hợp với máy phay CNC.
Quá trình bù sai số được thực hiện bằng việc hiệu chỉnh chương trình NC tại dòng lệnh mã G được quản lý trong Post processcer theo nguyên tắc sau:
Vị trí hiệu chỉnh (x, y) = Vị trí gốc (x, y) – Vị trí sai lệch (x, y)
Post processcer là một component được gắn chung với phần mềm CAM, post processcer có nhiệm vụ chuyển từ dữ liệu của CAM thành những dòng mã lệnh G code (G, M). Post processcer gồm 3 bộ phận chính là Generator, .ini file và cfg file. Nếu không thay đổi gì thì CAM sẽ lấy dữ liệu ở trên cfg file để sinh mã lệnh G code. Khi người sử dụng muốn hiệu chỉnh vào việc sinh code thì cần tác động vào ini file. Để làm được việc này đòi hỏi người lập trình phải am hiểu về việc lập trình với ini, nếu phức tạp hơn thì có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Tuy nhiên, phần mềm Mastercam có ưu điểm nổi bật hơn cả đó là chương trình có thể xuất ra file dạng Text, điều đó giúp cho người sử dụng có thể thay đổi dòng lệnh NC một cách dễ dàng, nghĩa là ta muốn thay đổi dòng lệnh mã G nào thì cứ việc chọn dòng lệnh mã G đó để thay đổi theo giá trị đã tính toán, rồi sau đó truyền chương trình thay đổi đó sang máy CNC. Điều này thật ý nghĩa đối với những người sử dụng không cần am hiểu sâu về ngôn ngữ lập trình của nó.
Quá trình hiệu chỉnh được tiến hành như sau:
- Mở file Notepad ra/ chọn file chương NC đã lưu để hiệu chỉnh Hoặc:
- Từ menu chính của MastercamX/ chọn File/ chọn Edit/open external/ chọn file NC cần hiệu chỉnh, sau đó tiến hành thành đổi chương trình NC tại dòng lệnh G theo mong muốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77
Hình 6.1: Phỏng đoán độ méo của biên dạng đường tròn
Hình 6.2: Mô hình sai số đường tròn
Nguyên lý bù sai số : Về lý thuyết thì ta tưởng tượng một đường tròn là tròn tuyệt đối, nhưng thực tế thì không phải như thế. Cụ thể là biên dạng đường tròn bị méo theo hình êlip. Lý do là biên dạng đường tròn được tập hợp bởi vô số điểm tạo thành, mà vị trí toạ độ các điểm đó sẽ có phần sai lệch với nhau. Do đó đường tròn mà chúng ta tạo thành sẽ có phần méo đi. Với suy nghĩ đó, tác giả đưa ra nguyên lý bù như sau: Với đường tròn được cho trong mặt phẳng OXY như trên, theo quan sát ta thấy đường tròn này bị méo theo nhiều phương khác nhau.Về lý thuyết ta chia đường tròn này thành 4 cung ab, bc, cd và da.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 Như vậy để bù sai số cho đường tròn này thì đồng nghĩa với việc ta sẽ tiến hành bù sai số cho 4 cung tròn nói trên với giá trị bù của mỗi cung tròn được xác định trong chương trình thuật toán. Chúng ta sẽ tiến hành hiệu chỉnh chương trình NC tại các dòng lệnh nội suy đường tròn. Cụ thể chúng ta sẽ hiệu chỉnh giá trị toạ độ của các cung tròn thông qua 2 biến I và J.
Ví dụ để bù sai số cho cung tròn nói trên, ta tiến hành hiệu chỉnh 2 biến I và J với giá trị bù Δ = ΔI= ΔJ= 0.022:
N210 G91
N211 G02 X-150.000 Y-150.000 I-149.978 J-0.022 (arc ab) N212 G02 X-150.000 Y150.000 I0.022 J150.022 (arc bc) N213 G02 X150.000 Y150.000 I149.978 J0.022 (arc cd) N214 G02 X150.000 Y-150.000 I-0.022 J-150.022 (arc da)
Hình 6.3: Vị trí sai số của các ΔR