Thực trạng chất lượng tín dụng tại QTDND Tây Ninh

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân tây ninh (Trang 34 - 44)

Nhìn chung trong quá trình thực hiện hoạt động tín dụng quỹ tín dụng đã tuân thủ một cách nghiêm tụ các quy định, chế độ của quỹ tín dụng trung ương như tuân thủ về mức tín dụng tối đa đối với giá trị tài sản đảm bảo là 70% giá trị tài sản thế chấp, dư nợ tối đa đối với khách hàng không quá 15% vốn tự có, quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc… Tuy nhiên để đánh giá chính xác và toàn diện về chất lượng hoạt động tín dụng thì ta cần nghiên cứu sâu hơn những vấn đề sau:

Nhóm chỉ tiêu định tính

- Trong thời gian qua quỹ tín dụng nhân dân Tây Ninh đã đáp ứng tốt nhu cầu về vốn vay

- Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, lãi suất hợp lý, kỳ hạn phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng

- Các dự án vay vốn đạt hiệu quả cao

- Ngoài ra, góp phần xóa đói giảm nghèo công nghiệp hóa nông nghiệp, và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Doanh số tín dụng

Qua bảng 2.4 : Hoạt động tín dụng tại quỹ; cho ta thấy doanh số tín dụng quỹ những năm qua có mức tăng khá tốt, được tăng đều qua các năm. Đạt kết quả như vậy có thể nói thời gian quỹ đã có chính sách cũng như chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời kỳ đã tạo được uy tín trong lòng khách hàng. Mặt khách, cũng xuất phát điểm từ điều kiện kinh tế trên địa bàn đang từng bước phát triển, nhu cầu vốn mở rộng sản xuất nên nhu cầu vốn tăng.

Doanh số thu nợ

Qua bảng 2.3 cho thấy công tác thu nợ tại quỹ cũng đạt kết quả tốt, đảm bảo được lượng tiền tín dụng và thu về. Mức tăng dần qua các năm phù hợp với mức tăng của doanh số tín dụng. Cho thấy chất lượng thẩm định dự án cũng như công tác thu nợ tại quỹ tương đối tốt. Trong thời gian tới quỹ cần sát sao hơn nữa để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Dư nợ

Qua bảng 2.4 cho thấy công tác thu nợ tại quỹ tín dụng trong thời gian qua có mức tăng trưởng khá rõ rệt. Nếu như năm 2009 tổng dư nợ là 9162 triệu đồng thì sang năm 2010 con số này là 12871 triệu đồng tăng 3709 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng 40.78%. Trong năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính lạm phát tăng cao cùng với chính sách thắt chặt của chính phủ nên khoản vay chủ yếu đáp ứng việc duy trì hoạt động kinh doanh, còn nhu cầu vốn để mở rộng rất hạn chế. Sang năm 2010 sở dĩ con số này tăng khá mạnh so với năm 2009 là do chính sách phục hồi nền kinh tế của nhà nước theo đó nhu cầu vốn phục hồi sản xuất kinh doanh cũng tăng. Đến năm 2011 tổng dư nợ đạt 15626 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 2755 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 21.40%. So với mức tăng của 2010 thì mức tăng 2011 thấp hơn. Nhưng đây cũng là một kết quả tốt trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn và cùng với đó là sức cạnh tranh về uy tín chất lượng với NHTM trên địa bàn. Qua đây ta thấy rằng những năm qua quỹ tín dụng nhân dân Tây Ninh đã không ngừng cải biến về mọi mặt về trình độ chuyên môn cũng như quy mô nguồn vốn để vừa bắt nhịp sự

thay đổi nền kinh tế hay chính là thực hiện tốt vai trò cùng nhà nước điều hòa vốn trong nền kinh tế và vừa đảm bảo được hoạt động kinh doanh của mình có kết quả tốt.

Để có cái nhìn rõ hơn về việc tăng trưởng dư nợ của quỹ trong thời gian qua ta đi tìm hiều về cơ cấu dư nợ theo thời gian và theo ngành

Bảng 2.6 Cơ cấu dư nợ của QTNDND Tây Ninh qua các năm

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng dư nợ 9162 100% 12871 100% 15626 100% 3709 40.40% 2755 21.40% Dư nợ theo thời gian Ngắn hạn 8927 97.44% 12707 98.73% 13235 87.70% 3780 42.34% 528 4.16% Trung hạn 235 2.56% 164 1.27% 2391 15.30% - 71 30.21% 2227 135.79% Dư nợ theo ngành Sản xuất nông nghiệp 5497 60% 7079 55% 6125 39.2% 1582 27.78% -954 13.48% Tín dụng tiêu dùng 0 0% 708 5.5% 1984 12.7% 708 100% 1276 180.2% Kinh doanh sản xuất 3665 40% 5084 39.5% 7517 48.1% 1419 38.71% 2433 47.86%

Qua bảng 2.6, cho ta thấy rõ hơn về sự tăng trưởng tín dụng của QTD trong thời gian qua

- Xét về tỷ trọng tín dụng theo thời gian thì từ bảng ta nhận thấy dư nợ tín dụng chỉ tập trung khá lớn vào tín dụng ngắn hạn. Cụ thể năm 2009 dư nợ tín dụng ngắn hạn là 8927 triệu đồng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ đạt 98.44% thì đến năm 2010 con số này đạt 12707 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98.73% tăng so với năm 2009 là 3780 triệu đồng với tỷ lệ tăng 42.34%, bước sang năm 2011 dư nợ ngắn hạn vẫn đạt 12335 triệu đồng tăng 528 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tỷ lệ tăng 4.16% chiếm tỷ trọng 84.70% xét về tỷ trọng thì dư nự ngắn hạn có phần giảm nhưng rất ít, tỷ trọng dư nợ trung hạn bắt đầu khởi sắc. Sở dĩ tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm ưu thế do nguồn vốn huy động của quỹ còn hạn chế, tiền gửi chủ yếu là ngắn hạn nên không có nguồn vốn ổn định để tín dụng trung hạn. Việc tín dụng ngắn hạn giúp QTD có vòng quay vốn nhanh, tỷ lệ sinh lời nhiều hơn và hạn chế rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó là do người dân trên địa bàn chủ yếu vay vốn để sản xuất kinh doanh mùa vụ thời hạn ngắn nên nhu cầu về vốn lâu dài chưa có. Mức tăng tổng dư nợ chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn, thấy rõ nhất là năm 2010 dư nợ ngắn hạn đã tăng vượt hẳn đạt con số cao. Năm 2010 khi nền kinh tế dần ổn định và chính sách kích thích của chính phủ nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh khắc phục sự sụt giảm trong năm 2009. Là năm thực hiện tốt vai trò cầu nối với người dân trong công nghiệp hóa nông nghiệp. Đối với dư nợ trung hạn, năm 2009 dư nợ trung hạn là 235 triệu đồng đến năm 2010 dư nợ trung hạn đạt 164 triệu đồng giảm 71 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm làm 30.21%. Đây là do quỹ tín dụng chủ yếu tín dụng ngắn hạn bởi chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn. Hơn nữa, tỷ trọng giảm cũng do năm 2010 ngoài việc quỹ tập trung vào tín dụng hỗ trợ mở rộng kinh doanh mà do nhu cầu về dài hạn rất ít bởi các nhân chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ việc vay dài hạn rất dễ gặp rủi ro dẫn đến không trả được món vay trong trường hợp nền kinh tế biến đổi cùng với dịch bệnh liên tục xảy ra. Đây là biện pháp giảm thiểu rủi ro cho người vay vốn và quỹ. Năm 2011 tỷ trọng vay trung hạn tăng vượt so với năm 2010 đạt 2391 triệu đồng chiếm tỷ trọng 15.30% tăng 135.70% so với năm 2010 cho thấy nguồn vốn QTD đang dần ổn định, các chính sách nhà nước cũng sát sao và kịp thời nên tạo ra tâm lý chung không

chỉ quỹ tín dụng mà kể cả hộ gia đình. Hơn nữa, cùng với sự phát triển chung kinh tế xã Tây Ninh cũng dần phát triển nhu cầu mở rộng kinh doanh lâu dài cũng tăng.

- Nếu xét về tín dụng theo ngành của QTD thì các khoản vay chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ trọng cao trong các năm có xu hướng giảm vào năm 2011, thay vào đó giành chỗ cho các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh. Cụ thể, năm 2009 tín dụng ngành sản xuất nông nghiệp là 5497 triệu đồng chiếm 60% tổng dư nợ, tín dụng tiêu dùng chiếm 0% còn lại là tín dụng sản xuất kinh doanh với dư nợ 3665 triệu đồng chiếm 40% tổng dư nợ. Sang năm 2010, cơ cấu từng ngành có thay đổi, tín dụng sản xuất nông nghiệp đạt 7079 triệu đồng với tỷ trọng cao nhất 55% tăng so với năm 2009 là 1582 triệu đồng với tỷ lệ tăng 27.87%; tín dụng tiêu dùng từ không có năm 2009 thì nay đạt 708 triệu đồng; tín dụng sản xuất kinh doanh đạt 5084 triệu đồng tăng 1419 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 38.71%. Đến năm 2011 thì cơ cấu dư nợ thay đổi đạt 6125 triệu đồng chiếm tỷ trọng 39.2% giảm so với 2010 là 954 triệu đồng tương ứng với tỷ trọng giảm là 13.48%; tín dụng tiêu dùng có mức tăng hơn hẳn đạt 1984 triệu đồng tăng 1276 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 180.2%, tín dụng sản xuất kinh doanh năm này đạt tỷ trọng cao nhất với 7517 triệu đồng chiếm tỷ trọng 48.1% tăng 2433 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 47.86%. Có kết quả như vậy là do năm 2009 về trước thì người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên nhu cầu về vốn theo ngành này cao. Hơn nữa, chính sách nông nghiệp hóa nông thôn của chính phủ trong giai đoạn này đang thực hiện nên cũng chỉ ưu tiên cho dự án sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây cùng xu thế phát triển của toàn xã hội, công nghiệp hóa phát triển mạnh, ruộng đất nông nghiệp dần thu hẹp chuyển sang công nghiệp xã Tây Ninh không nằm ngoài xu thế phát triển này. Sau những biến động nền kinh tế, kinh nghiệm rút ra từ dịch bệnh; thì nay ý thức chuyên môn người dân cũng thay đổi theo chiều hướng tốt. Đã có sự chọn lọc tập trung hơn theo một ngành nghề nhất định nên không có sự ồ ạt đổ xô vào nghề. Mặt khác, trong những năm gần đây chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện nâng cao nên nhu cầu vốn trong tiêu dùng và vốn kinh doanh các ngành hàng dịch vụ tăng. Điều này cũng cho thấy QTD cũng đã từng bước phát triển, có những thay đổi phù hợp theo nhu cầu khách hàng và theo sự phát triển chung.

Bên cạnh kết quả đạt được năm 2009-2011 thì những tháng đầu năm 2012 tổng dư nợ của quỹ cũng đạt kết quả đáng mừng. Tính đến 31 tháng 03 năm 2012 tổng dư

nợ tín dụng là 18339 triệu đồng, với 349 hợp đồng vay vốn trong đó vay ngắn hạn là 16143 triệu đồng.

Đạt được kết quả kinh doanh như trên, một lần nữa khẳng định vai trò đội ngũ cán bộ của quỹ đã nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chủ trương đúng đắn kịp thời của ban lãnh đạo quỹ.

Sự cân đối giữa huy động vốn và dư nợ

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ có quan hệ mật thiết tác động lên nhau. Việc tăng trưởng nguồn vốn là điều kiện tiên quyết để mở rộng tín dụng, để chủ động đáp ứng nhu cầu thiếu vốn của khách hàng. Do đó, sự phôi hợp nhịp nhàng và đồng bộ hai nghiệp vụ này luôn là cơ sở vững chắc để hoạt động tín dụng được diễn ta thuận lợi và ngược lại sự phối hợp không nhịp nhàng, thiếu đồng bộ là nguyên nhân dẫn đến đình trệ và ách tắc trong hoạt động tại quỹ. Bởi vậy, Quỹ tín dụng nhân dân Tây Ninh luôn quan tâm đến việc cân đối giữa việc tạo lập và sử dụng vốn cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của mình. Tại quỹ thì hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của quỹ trong việc sử dụng vốn như vậy đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng thì không thể bỏ qua mối quan hệ giữa huy động vốn và dư nợ.

Bảng 2.7 Mối tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn

ĐVT: Triệu đồng

Năm Vốn huy động Dư nợ tín dụng Tỷ lệ tài trợ ( Vốn huy động/ dư nợ

tín dụng )

2009 5568.3 9162 60.78%

2010 7147 12871 55.53%

2011 9268 15626 59.31%

( Nguồn: Báo cáo kế toán năm 2009-2011 )

Qua bảng 2.7 cho thấy sự tương quan giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng. Những năm qua lượng vốn huy động thường không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của

khách hàng và có chiều hướng giảm. Năm 2009 vốn huy động đáp ứng được 60.78% dư nợ tín dụng, đến năm 2010 con số này giảm còn 55.53% song đã tăng trở lại vào năm 2011 đạt 59.31%. Việc đáp ứng không đủ nhu cầu vay một phần do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế lãi suất liên tục thay đổi chính sách thắt chặt của chính phủ việc huy động vốn trên địa bàn cũng gặp không ít khó khăn. Việc huy động vốn không đủ khiến quxy đã phải đi vay để đảm bảo nhu cầu vốn vay và uy tín, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Trong thời gian tới quỹ cần có nhiều biện pháp hơn nữa để tạo uy tín, tăng nguồn vốn huy động đảm bảo vốn cho hoạt động tín dụng.

Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn

Một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn phát sinh nghĩa là khi đến hạn trả nợ khách hàng không trả được nợ, kể cả khi quỹ đã cho gia hạn nợ. Khi đó quỹ không thu hồi được nợ rủi ro đe dọa quỹ vì vốn của quỹ là huy động. Không một tổ chức tín dụng nào đều mong muốn là không có nợ quá hạn xảy ra. Tuy nhiên trong hoạt động tín dụng không tránh khỏi điều này, do đó việc hạn chế và ngăn chặn nợ quá hạn luôn là mục tiêu hàng đầu của bất cứ tổ chức tín dụng nào. Vì vậy, trong thời gian qua quỹ tín dụng nhân dân Tây Ninh vấn đề nợ quá hạn được quan tâm theo dõi thường xuyên nhằm nắm bắt kịp thời có biện pháp giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng

Bảng 2.8 Tỷ lệ nợ qua hạn trong tổng dư nợ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 ST TL ST TL Nợ quá hạn 17 26 12 9 52.94% -14 53.38% Tổng dư nợ 9162 12871 15626 Nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%) 0.18% 0.20% 0.08%

( Nguồn: Báo cáo kế toán năm 2009-2011 )

Qua bảng cho thấy được tình hình nợ quá hạn tại quỹ trong thời gian qua có những biến động rõ rệt. Nếu như năm 2009 nợ quá hạn là 17 triệu đồng chiếm 0.18% tổng dư nợ thì sang năm 2010 con số này tăng 26 triệu đồng đã tăng 9 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với mức tăng 52.94%. Sở dĩ điều này xảy ra là do năm 2009 là năm khó khăn chung của nền kinh tế. Khi mà lạm phát tăng cao, giá cả thị trường tăng cao như giá xăng dầu khiến chi phí đầu vào của hộ sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tiếp khó khăn khi hộ chăn nuôi gặp rủi ro do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. Chi phí đầu vào thì cao nhưng giá bán ra thì thấp làm cho sản xuất đạt hiệu quả thấp gây ra việc chi trả cho khoản vay trì trệ. Tình trạng khó khăn vẫn tiếp diễn gây ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng năm 2010. Đến năm 2011 thì tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm chiếm 0.08% tổng dư nợ trong năm. Xét một cách tổng thể thì tỷ lệ quá hạn này là con số không cao, cũng bởi quỹ tín dụng chỉ tài trợ cho dự án trong xã nên việc hạn chế khoản vay được sát sao hơn. Khoản vay chủ yếu vay thời vụ ngắn hạn nên mức độ rủi ro cũng được hạn chế. Cùng với đó thì công tác thu nợ của quỹ được thực hiện tốt, có sự phân công giám sát, đôn đốc việc trả lãi và gốc khi đến hạn theo từng khu vực và mạnh dạn thu hồi khoản nợ xấu tránh thất thoát vốn và đảm bảo nguồn vốn. Việc tỷ lệ nợ quá hạn giảm trong năm 2011 đánh giá được chủ trương của ban lãnh đạo cùng đội

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại quỹ tín dụng nhân dân tây ninh (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w