2 Nội dung nghiên cứu
2.2.2 Phƣơng pháp tổng hợpbạc nano trên bề mặtagar
Hai phƣơng pháp đang đƣợc sử dụng theo các báo cáo hiện nay của nƣớc ngoài là cách khử Ag+
bằng cách cho tiếp xúc trực tiếp với sinh khối F. oxysporum hoặc gián tiếp thông qua các chất vận chuyển điện tử ngoại bào do F. oxysporum
tiết ra ngoài môi trƣờng nuôi. Ở 2 phƣơng pháp này, 2 pha (nuôi sinh khối và thực hiện phản ứng khử Ag+) đều tách biệt về thời gian, không gian, gây nhiều bất lợi cho quá trình sản xuất tự động hóa, quy mô lớn. Đặc biệt, công đoạn nuôi và thu đủ lƣợng sinh khối F. oxysporum để thực hiện phản ứng khử tốn rất nhiều công sức,
thời gian, hóa chất và bị thất thoát một phần sinh khối trong quá trình lắng, lọc. Ngoài ra, ở môi trƣờng phản ứng chỉ có Ag+ hoàn toàn thiếu dinh dƣỡng để duy trì hoạt động cho F. oxysporum.
Do đó, tác giả đề xuất phƣơng pháp sinh tổng hợp trên bề mặt agar nhằm cung cấp điểm bám và chất dinh dƣỡng cho F. oxysporum phát triển, sau đó thực
hiện phản ứng khử Ag+, 2 pha của quá trình thực hiện trong cùng không gian, tiết kiệm công sức, hóa chất. Một lƣu ý quan trọng khi lựa chọn môi trƣờng là cần tính
ổn định, đảm bảo không làm ảnh hƣởng đến thành phần dung dịch bạc nano sau này, do đó agar rẻ tiền rất phù hợp.
:
Cấy chủng F. oxysporum vào chai thủy tinh đặt nằm nghiêng chứa 50ml môi trƣờng Malt-Yeast agar. Sau khi nấm phát triển lan rộng khắp mặt môi trƣờng rắn (khoảng 2 ngày), cho khoảng 20ml dung dịch AgNO3 (1mM) vào chai thủy tinh có chứa chủng F.oxysporum đã phát triển mạnh.Ủ các chai thủy tinh ở nhiệt độ phòng, trong tối khoảng từ 5 đến 7 ngày. Đến khi ta thấy dung dịch AgNO3 chuyển sang màu vàng nâu tức là diễn ra sự khử ion Ag+ Ag0 chứng tỏ có sự xuất hiện của bạc nano.Ly tâm dịch phản ứng ở 3000rpm trong 10 phút, thu lấy phần dịch nổi, lọc qua màng 200nm để loại xác tế bào. Quét phổ UV-Vis để định tính bạc nano tạo thành.