Kích thước khối dị dạng

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch não bằng vi phẫu thuật có kết hợp can thiệp nội mạch (Trang 33 - 36)

3. Kết quả và bàn luận 1 Các đặc điểm lâm sàng

3.1.3.2. Kích thước khối dị dạng

Bảng 3.8. Kích thước dị dạng

Kích thước dị dạng Tần suất Tỉ lệ phẩn trăm

3 - 5 cm 7 50,0

27

Nhận xét: tất cả các trường hợp bệnh nhân có khối dị dạng từ trung bình trở lên, trong đó có 50% kích thước lớn.

Kích thước khối AVM càng lớn nguy cơ tai biến phẫu thuật càng cao do lưu lượng các nguồn nuôi lớn dễ gây xuất huyết cũng như phù não sau mổ, điều này rất quan trọng trong chiến lược điều trị cần phải giảm lưu lượng trước mổ nhằm tránh nguy cơ xuất huyết trong và sau mổ.

Bảng 3.9.Số lượng động mạch nuôi.

Số lượng nguồn động mạch nuôi Tần suất Tỉ lệ phần trăm

1 2 14,3

2 10 71,4

3 2 14,3

Nhận xét: phần lớn các trường hợp có hơn hai nguồn nuôi 12/14 chiếm 85,7%

Số lượng nguồn động mạch nuôi chính cần phải xác định rõ ràng và chính xác, việc này giúp ích nhiều trong kế hoạch điều trị về can thiệp nội mạch cũng như phẫu thuật. Phẫu thuật AVM là cần phải đảm bảo kiểm soát nguồn nuôi thật tốt, điều này thực hiện dễ dàng đối với các nguồn nuôi ở nông trên bề mặt võ não, tuy nhiên co thể gặp khó khan trong các nguồn nuôi sâu như động mạch não sau, điều này thể hiện rõ vai trò của can thiệp nội mạch.

Bảng 3.10. Vị trí tĩnh mạnh dẫn lưu

Tĩnh mạch dẫn lưu Tần suất Tỉ lệ phần trăm

Nông 7 50,0

Nông và sâu 7 50,0

Tĩnh mạch dẫn lưu là 1 trong những yếu tố quan trọng trong sinh lý bệnh học của xuất huyết não. Dẫn lưu tĩnh mạch sâu, thường đi kèm với sự teo hẹp và

28

tắc tĩnh mạch, có thể làm tăng sự kết tập tiểu cầu và gây ra huyết khối, từ đó làm tăng độ chênh lệch áp lực động-tĩnh mạch và do đó làm tăng nguy cơ xuất huyết. Ngoài ra, các tác giả còn ghi nhận tĩnh mạch dẫn lưu sâu là một trong những yếu tố gây khó khăn cho cuộc phẫu thuật.

Thang điểm Spetzler-Martin:

Bảng 3.11. Thang điểm Spetzler-Martin của nghiên cứu

Phân độ Spetzler-Martin Tần suất Tỉ lệ phẩn trăm

2 3 21,4

3 9 64,3

4 2 14,3

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều được chẩn đoán xác định bằng DSA mạch máu não.Cho đến hiện nay phân loại dị dạng dựa trên thang điểm nay vẫn được đa số các tác giả chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Nhóm 1 và 2 thường ưu tiên chọn lựa phẫu thuật, nhóm 4 và 5 nên kết hợp đa mô thức bao gồm can thiệp nội mạch giảm nguồn nuôi và sau đó tùy tình trạng bệnh nhân có thể phẫu thuật hoặc xạ phẫu. Đối với nhóm 3 sự lựa chọn đôi khi khó khăn, một số tác giả gần đây đưa thêm khái niệm nhánh xuyên sâu, đối với các dị dạng có nhánh xuyên sâu và đặc biệt ở vị trí chức năng nên lựa chon xạ phẫu.Thang điểm Spetzler-Martin đã được công nhận là có khả năng tiên đoán cho các biến chứng trong điều trị phẫu thuật. Theo nghiên cứu của Hamilton và Spetzler, Heros, tỉ lệ tử vong và tàn tật nặng là 0% trong điều trị phẫu thuật cho các AVM có điểm 1 và 2.Phẫu thuật là một chọn lựa thích hợp cho các AVM nhóm này bởi tỉ lệ di chứng thấp và tỉ lệ chữa lành bệnh cao. Trong khi đó Spertzler-Martin 4 và 5 được là một thách thức của điều trị ngoại khoa đơn thuần vì để lại nhiều di chứng tàn tật và tử vong cao. Xu thế mới của sự kết hợp nhiều phương pháp điều

29

trị nhằm giảm thiểu nguy cơ cuộc mổ và tăng cao hiệu quả điều trị lành bệnh cho người bệnh [1][2][6][16].

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị dị dạng động tĩnh mạch não bằng vi phẫu thuật có kết hợp can thiệp nội mạch (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)