Thông tin và nhận thức

Một phần của tài liệu chất lượng và an toàn trong chuỗi tiếp thị các sản phầm trồng trọt truyền thống của châu á (Trang 27 - 65)

Trong một khảo sát tiến hành trên những người trồng rau ở Philippines nhằm tìm hiểu quan điểm của họ về chất lượng và an toàn của rau, thì độ tươi được xếp thứ nhất và an toàn xếp thứ mười hai trong mười ba tiêu chí khảo sát. Thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy và trình độ dân trí thấp đã ảnh hưởng đến khả năng chấp nhận các biện pháp thực hành sản xuất an toàn của nông dân. Khả năng tiếp cận với thông tin vẫn là một trở ngại. Một nghiên cứu ở Mindanao tìm thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhận thức của nông dân trồng rau và của những người mua bán trung gian về bản chất của nhu cầu khách hàng. Các tác giả đã đi tới kết luận theo đó việc hợp tác chặt chẽ hơn giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng có vai trò hết sức quan trọng và điều này có thể dẫn tới việc đưa ra quy định chung về yêu cầu kỹ thuật cho từng loại rau.12

Trong một số trường hợp mù chữ, hay nói cách khác là nông dân không có khả năng đọc các nhãn trên chai lọ đựng thuốc BVTV. Các nhãn thường không in bằng ngôn ngữ địa phương và một số hóa chất bán ra đựng trong bao bì không có nhãn mác. Các nguồn thông tin chính cho nông dân ở hầu hết các nước trong khu vực là những người bán lẻ hoá chất nông nghiệp ở địa phương, hiển nhiên những người này chỉ quan tâm đến việc bán được càng nhiều hàng càng tốt. Ở nhiều nước, các công ty nhập khẩu thuốc BVTV tích cực đưa ra các chiến dịch rầm rộ nhằm quảng bá sản phẩm của họ. Vì thiếu nguồn

12 Conception và cộng sự, 2005

21

thông tin về các giải pháp thay thế, nên hết sức tự nhiên khi nông dân lo ngại sản lượng thu về có thể bị ảnh hưởng nếu họ thay đổi phương thức sản xuất hiện tại. Mặc dù các chương trình IPM đã được giới thiệu đến hầu hết các nước nhưng chúng chưa được phổ biến rộng rãi. Không được đào tạo về kỹ thuậtIPM, nông dân trồng cây ăn quả luôn tiến hành phun theo lịch trình13, còn nông dân trồng rau có xu hướng phun thuốc ngay lập tức khi thấy có dấu hiệu của sâu hại. Trong khi những nông dân đã được đào tạo về IPM tại Việt Nam đã tuân thủ theo vài phương thức sản xuất tiên tiến, vẫn có một tỷ lệ khá lớn những nông dân đã được đào tạo tiếp tục vứt bỏ những phần rau quả loại ra xuống mương nước và coi đó như một phương pháp xử lý chất thải, và như vậy họ đã làm ô nhiễm nguồn nước.

Trong những năm 1990, báo cáo cho thấy có hơn một nửa số nông dân Thái Lan sử dụng thuốc BVTV với liều cao hơn mức ghi trên nhãn. Quyết định sử dụng thuốc BVTV và tỷ lệ áp dụng được dựa trên khuyến nghị của người bán lẻ hoặc dựa vào phương thức sản xuất đã có tại cộng đồng. Báo cáo cũng cho biết khó có thể thu nhận được những nguồn thông tin khác. Các nghiên cứu trên các trường hợp điển hình cho thấy nông dân vẫn tiếp tục sử dụng thuốc BVTV với liều cao ngay cả khi, trong trường hợp của cây chuối ở Nepal, có rất ít bằng chứng cho thấy hóa chất BVTV giúp kiểm soát sự phá hoại. Dịch vụ khuyến nông có thể hỗ trợ phần nào, song báo cáo cho thấy kiến thức của cán bộ khuyến nông về các vấn đề chất lượng và an toàn ở hầu hết các quốc gia cũng còn hạn chế. Ở Trung Quốc, các nhân viên khuyến nông có trách nhiệm cung cấp thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV an toàn cũng đồng thời có một phần thu nhập từ việc bán thuốc BVTV.14

Nông dân không có đủ thông tin cho phép họ có thể đánh giá xem liệu họ đã áp dụng các hóa chất BVTV một cách kinh tế nhất chưa. Hơn nữa, nhìn chung họ cũng không ý thức được việc sử dụng hóa chất BVTV không hợp lý có thể khiến tình trạng sâu bệnh trầm trọng thêm. Điều này là kết quả của việc sử dụng nồng độ hóa chất quá mức cần thiết và hình thành quan niệm sai lầm cho rằng cần phải sử dụng liều cao để đối phó với tình trạng sâu bệnh có mật độ cao. Trong khi nông dân biết rõ họ đang sử dụng một lượng lớn hóa chất nông nghiệp cho rau màu, nhưng có lẽ không phải lúc nào họ cũng ý thức được việc áp dụng như vậy sẽ để lại dư lượng hóa chất trong các loại rau quả mà họ trồng cấy. Với các cơ sở vật chất phục vụ thử nghiệm thiếu thốn, thường chỉ có ở các khu vực cách xa các trang trại, rất khó để chứng minh sự tồn tại của dư lượng hóa chất cho nông dân.

Trong khi nông dân ở Philippines ngày càng tăng cường ý thức về các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc BVTV, thì nghiên cứu trường hợp điển hình lại báo cáo về việc

13 Phun thuốc theo ngày hoặc giai đoạn phát triển của vụ mùa, hơn là đối với loài sâu bệnh cụ thể

22

họ hầu như không có kiến thức gì về những mối nguy hiểm từ vi sinh vật gắn với quá trình sản xuất rau quả. Các nghiên cứu trường hợp điển hình khác cũng cho kết quả tương tự. Nhìn chung, vấn đề này dường như bị xem nhẹ hơn rất nhiều ở tất cả các nước được khảo sát và dịch vụ khuyến nông cũng mới chỉ được cung cấp rất ít thông tin về sự nguy hiểm và cách phòng tránh những mối nguy từ vi sinh vật.

23

CHƯƠNG 3. NHỮNG YẾU TỐ HẠN CHẾ KHIẾN THƯƠNG NHÂN KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG CUNG CẤP CÁC LOẠI RAU QUẢ CHẤT LƯỢNG CAO VÀ AN

TOÀN

Nghiên cứu trường hợp điển hình cho thấy ở hầu hết các nước trong khu vực, giá cả là mối quan tâm chính của phần lớn của người tiêu dùng nghèo. Đối mặt với tình trạng này, thương nhân khó có thể đẩy mạnh nâng cao chất lượng và an toàn cho sản phẩm trừ khi có thể thực hiện những cải thiện này mà không cần tăng giá cho người tiêu dùng. Tại hầu hết các nước, hoạt động tiếp thị cho rau quả có tính cạnh tranh cao, có rất ít cơ hội để bán những sản phẩm có chất lượng cao hơn nhưng giá bán cũng cao hơn. Như đã nhấn mạnh trong trường hợp nghiên cứu điển hình tại Pakistan, thương nhân thường chú trọng cạnh tranh về giá cả hơn về chất lượng. Điều này có thể do họ không quá đề cao khả năng cải thiện chất lượng và độ an toàn của sản phẩm song điều này có nhiều khả năng đã phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng. Dù sao chăng nữa, cũng đã có một vài dấu hiệu cho thấy những thay đổi. Những điều này thường do quá trình toàn cầu hóa mang lại, quá trình này đã dẫn đến gia tăng lượng nhập khẩu các sản phẩm tươi sống trong khu vực. Thương nhân bán buôn, nhận thấy sản phẩm nhập khẩu có chất lượng cao hơn so với các sản phẩm họ có thể cung cấp và có thể bán với giá cao hơn, đang bắt đầu gây áp lực lên nông dân để có được sản phẩm tương đương với chất lượng của hàng nhập khẩu. Điều này đã được ghi nhận tại khu chợ Azadpur tại New Delhi nơi các thương nhân bán táo đã phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Úc và Mỹ.

Tầng lớp thượng lưu ở hầu hết các nước, và tầng lớp trung lưu nói chung ở một vài nước khác, có nhu cầu ngày càng tăng về các loại rau quả chất lượng tốt hơn, đặc biệt là trái cây, trong khi đó ở nhiều quốc gia mặt hàng này vốn vẫn được xem là xa xỉ. Những người tiêu dùng giàu có hơn đang bắt đầu đòi hỏi chất lượng tốt hơn. Ở một số nước, các siêu thị cũng bắt đầu chú trọng tới nhu cầu này và đã có những chương trình chất lượng đặc biệt, chẳng hạn như chương trình rau “an toàn” tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu này thường không được cung cấp thông qua các kênh tiếp thị truyền thống. Ở những nước có hệ thống cung cấp thông qua kênh tiếp thị truyền thống, chẳng hạn như Myanmar, các siêu thị có nguồn sản phẩm từ các chợ bán buôn và do đó cũng bán các loại rau quả tương tự như khi bán thông qua các kênh truyền thống. Chất lượng sản phẩm trong các siêu thị có thể cao hơn ngoài chợ, thông qua các tiêu chí mua hàng khắt khe hơn và điều kiện thực hành bảo quản trong siêu thị cũng tốt hơn, sản phẩm được làm sạch và phân loại trước khi bán, nhưng các vấn đề an toàn vẫn hoàn toàn như nhau. Tại một hoặc hai nước, các chợ bán buôn truyền thống và thương nhân kinh doanh tại đó bắt đầu nhận ra sự cần phải cạnh tranh với các siêu thị bằng cách cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao hơn. Tuy nhiên, những tiến triển theo hướng này cho đến nay mới chỉ có tính chất thăm dò.

Khả năng buôn bán một mặt hàng cụ thể có nhiều hơn một mức chất lượng tại toàn bộ các kênh tiếp thị truyền thống trong khu vực dường như rất hạn chế. Nếu như có tiến hành phân loại sản phẩm, thường dựa trên kích cỡ, thì chất lượng giữa các loại cũng

24

không có nhiều khác biệt. Thương nhân thường không thể buôn bán trao đổi gì khác hơn những sản phẩm có “chất lượng đạt trung bình”. Hệ thống tiếp thị truyền thống không đòi hỏi mua vào những sản phẩm có chất lượng cao hơn, đồng thời cũng không được trang bị để có biện pháp xử lý, bảo quản riêng biệt cho những sản phẩm có mức chất lượng khác nhau khi vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Hơn nữa, tiêu chuẩn để xử lý, bảo quản rau quả trong chuỗi tiếp thị truyền thống thường quá kém, đến nỗi giả sử thương lái có thể mua được các sản phẩm có chất lượng khác nhau từ nông dân, thì chất lượng cũng chỉ còn chút xíu khác biệt tại thời điểm người tiêu dùng quyết định mua. Thực tế phổ biến bao gồm công đoạn mở thùng, phân loại và đóng gói lại, có thể lặp đi lặp lại tới hai hoặc ba lần trong một số chuỗi tiếp thị dài hơn, điều này khiến cho động lực thúc đẩy cải tiến công đoạn xử lý và đóng gói cấp ở nông trại càng thêm ít ỏi.15

Ở một số nước, thương nhân còn chịu hạn chế do các chợ nơi họ đang hoạt động có cơ sở hạ tầng yếu kém. Có rất ít khu chợ bán buôn được cấp chứng nhận GMP. Mỗi khu chợ khác nhau lại vận hành hệ thống khác nhau. Ở những nước nơi thương nhân bán buôn có thể mua lại cơ sở vật chất bên trong chợ hoặc thuê lại chúng bằng hợp đồng cho thuê dài hạn, họ có thể có cơ hội để cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng. Ở những nước khác, hợp đồng cho thuê chỉ trong ngắn hạn, hoặc thậm chí theo mùa như trường hợp chợ đầu mối Azadpur tại Delhi chuyên kinh doanh các sản phẩm như táo và xoài, sẽ ít cơ hội để được để nâng cấp cải thiện. Thương nhân, thường làm việc thông qua các hiệp hội, có thể làm việc với ban quản lý chợ để cải thiện hoạt động của khu chợ và, trong số những điều khác, bao gồm cả việc nâng cao chất lượng và an toàn. Điều này thường liên quan đến các vấn đề tương đối đơn giản thường gặp ngày qua ngày, chẳng hạn như chỉ ra sự cần thiết phải bảo dưỡng và làm vệ sinh (ví dụ như hệ thống thoát nước bị tắc).16 Một số hiệp hội đã hợp tác với chính quyền thành phố trong việc quy hoạch và thiết kế các khu chợ mới nhưng ở nhiều quốc gia, một bộ phận chính quyền còn miễn cưỡng trong việc đầu tư vào các chợ, trừ khi phí tổn nếu không làm như vậy còn vượt quá chi phí đầu tư, chẳng hạn như tình trạng ùn tắc giao thông. Như vậy, trong khi chính quyền thành phố có thể đầu tư vào các chợ mới, rất khó để thuyết phục họ tiến hành nâng cấp, cải tạo các khu chợ đã có. Bởi nhìn chung, các chợ trước hết vẫn được nhìn thấy như nguồn thu nhập của chính quyền địa phương.

Các chợ bán lẻ thường có chất lượng rất kém hoặc không tồn tại. Báo cáo ở Nepal lưu ý rằng trong trường hợp không có những khu chợ có tổ chức thì số lượng người bán hàng rong và kinh doanh lưu động sẽ phát triển nhanh chóng. Điều này không chỉ liên quan đến chất lượng và an toàn mà nó cũng có nghĩa giả sử nhà chức trách có các nguồn lực để tiến hành thanh tra, kiểm tra các mặt hàng tươi sống ở mức độ bán lẻ, thì cũng sẽ rất khó để thực hiện do các cơ sở bán lẻ nằm phân tán quá nhiều nơi.

15 Paty, 2005.

25

Phương tiện bảo quản sẵn có của người bán hàng thường có chất lượng kém và không tuân thủ các quy định về vệ sinh. Hiếm khi các khu chợ bán buôn, bán lẻ có thể cung cấp điều kiện bảo quản thích hợp và khi người bán tự làm chủ gian hàng, họ lại thường thiếu nguồn lực tài chính để tiến hành các bước cải tạo nâng cấp đáng kể cho kho hàng của họ. Một số nghiên cứu trường hợp điển hình đã chỉ ra nhu cầu tăng khả năng tiếp cận với kho bảo quản lạnh của các nhà bán buôn. Trong khi điều này sẽ có lợi đối với một số loại rau quả như khoai tây, song với những sản phẩm dễ hư hỏng thì việc bảo quản lạnh ở khâu này cũng không có nhiều ý nghĩa, trừ khi đảm bảo được một chuỗi bảo quản lạnh kéo dài từ nông trại đến cửa hàng bán lẻ. Ở thời điểm hiện tại, áp dụng chuỗi bảo quản lạnh như vậy không có tính khả thi đối với các hệ thống tiếp thị truyền thống bởi các lý do về chi phí và năng lực quản lý hạn chế.

Rất ít thương lái sở hữu xe tải chuyên dụng để phục vụ hoạt động kinh doanh của họ. Do tính chất mùa vụ của công việc, các chi phí đầu tư cần thiết, việc không có khả năng mua đủ lượng hàng để chở đầy cả chuyến xe tải và độ phức tạp khi vận hành một chiếc xe nên hầu hết thương lái thích thuê xe vận tải hơn. Trừ khi họ có thể thuê toàn bộ chiếc xe, nếu không họ không thực sự ở vị trí có quyền kiểm soát cách thức xử lý, bảo quản sản phẩm. Do đó, các tiểu thương có thể thấy sản phẩm của họ bị nhồi nhét vào một chiếc xe tải cùng với sản phẩm của thương nhân khác, bị giẫm đạp lên trong quá trình xếp hàng và bị quăng quật khi đến đích. Hơn nữa, chất lượng đường xá ở nhiều nước trong khu vực thật sự kém và, như đã trình bày trước đó, điều này góp phần gây thiệt hại cho sản phẩm trong khi vận chuyển.

Hoạt động tập huấn xử lý sau thu hoạch do chính phủ và các nhà tài trợ tiến hành gần như luôn luôn nhắm tới mục tiêu là người nông dân. Hiếm khi có những buổi tập huấn cho các thương nhân. Tại Myanmar, Chính phủ sử dụng chương trình phát thanh để giáo dục các nhà bán lẻ thực phẩm về thực hành vệ sinh nhưng không có bất kỳ hỗ trợ nào liên quan đến vấn đề chất lượng và an toàn. Trong tất cả các nước được nghiên cứu, xuất hiện rất ít hoạt động cung cấp tư vấn sau thu hoạch cho thương nhân. Do vậy, thương nhân khó có thể nhận thức đầy đủ được những nguyên nhân gây ra những vấn đề chất lượng mà họ gặp phải hàng ngày, và do đó không thể thực hiện các hoạt động cải tiến.

Gần đây, Trung Quốc đã đưa ra một số sáng kiến để thúc đẩy quảng bá cho các loại thực phẩm an toàn hơn (Chương 5). Tuy nhiên, có vẻ chúng chưa thật sự phổ biến trong hoạt động thương mại. Giới thương nhân chưa thật sự nhận biết được các nhãn hiệu sử dụng cho các loại thực phẩm “xanh”, thực phẩm “hữu cơ” và thực phẩm “không ô

Một phần của tài liệu chất lượng và an toàn trong chuỗi tiếp thị các sản phầm trồng trọt truyền thống của châu á (Trang 27 - 65)