Nông dân thường tin rằng nếu không sử dụng thuốc BVTV thì sản lượng thu được sẽ giảm sút và có thể khiến sản phẩm của họ không bán được. Tại Thái Lan, lợi ích kinh tế rõ rệt của việc sử dụng thuốc BVTV càng được củng cố bởi trên thực tế, thuốc BVTV được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác. Khi có sâu bệnh bùng phát, hóa chất nông nghiệp được cung cấp miễn phí cho nông dân. Ở Nepal, một số loại thuốc BVTV cũng miễn thuế bán hàng / thuế tiêu dùng (sale tax = loại thuế đánh vào người tiêu dùng) để đối phó với việc nhập khẩu trái phép từ Ấn Độ, trong khi ở Việt Nam thuế hải quan và các loại thuế nhập khẩu ở mức thấp, kết hợp với tăng trưởng sản xuất trong nước đã khiến gia tăng đáng kể việc sử dụng thuốc BVTV trong thập kỷ qua. Ở một vài nước khác, chương trình tín dụng cung cấp thuốc BVTV như một phần cố định trong khoản cho vay bằng hiện vật cũng góp phần gia tăng sử dụng thuốc BVTV.
Những kết quả khả quan trong việc thử nghiệm chương trình IPM cho thấy áp dụng IPM có thể mang lại nhiều lợi ích hơn so với tập quán canh tác phổ biến hiện hành, nhưng kết quả ấy không đến tay đại đa số nông dân. Những người nông dân sợ rủi ro khó có thể chấp nhận kết quả thử nghiệm này nếu họ không được tận mắt nhìn thấy bằng chứng về những cải tiến đó. Tuy nhiên khả năng mở rộng các mô hình thí điểm để chứng minh những thay đổi do áp dụng IPM cho những người trồng rau nói chung cũng có giới hạn.
Nghiên cứu thực tế điển hình ở Ấn Độ báo cáo lại rằng nông dân ước tính khi lượng thuốc BVTV sử dụng giảm đi đáng kể thì sản lượng giảm khoảng 30% và chất lượng sản phẩm cũng giảm đi. Theo nghiên cứu trường hợp điển hình ở Thái Lan, nông dân trồng quýt ước tính khoảng 25% mùa màng bị thiệt hại do sâu bệnh, ngay cả khi phun nhiều thuốc BVTV. Họ tin rằng tổn thất sẽ lên tới 80% nếu không phun thuốc. 70% số người được hỏi cho rằng dù cho giá thuốc BVTV có cao hơn thì cũng không đủ thuyết phục họ thay đổi mật độ phun thuốc. Tại Myanmar, nông dân tăng tỷ lệ phun thuốc BVTV sau khi họ đã bán được vụ thu hoạch đầu tiên, lúc này họ có nhiều tiền hơn để mua các loại hóa chất. Do vậy, các chương trình xúc tiến cải tiến thực hành cần chú trọng giải quyết mối quan tâm của những nông dân nghèo, có ít tài nguyên để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cho họ.
Một số nghiên cứu từ thực tiễn báo cáo rằng nhiều loại thuốc BVTV đã bị cấm vẫn tiếp tục được sử dụng, những hóa chất này có lẽ đã được nhập lậu từ các nước láng giềng. Một khảo sát trên các nông dân ở tỉnh Phú Yên, Việt Nam cho thấy 84 % trong số họ đã từng sử dụng hóa chất nông nghiệp bị cấm, và họ thường không hề biết các chất này đã bị cấm. Tại Myanmar, loại thuốc BVTV monocrotophosvẫn được khoảng một nửa số nông dân trồng cà chua được hỏi sử dụng qua, cho dù trên thực tế những nông dân này nhận
19
thức được làm vậy là bất hợp pháp. Điều này được quy cho lý do thực tế là chất này rẻ hơn nhiều so với các loại hóa chất hợp pháp.
Tại Thái Lan, các vấn đề về quyền sở hữu đất, quyền sử dụng đất và việc ngày càng phổ biến hình thức hợp đồng thuê đất canh tác ngắn hạn không khuyến khích người nông dân đầu tư cải tạo mới, chẳng hạn như xây dựng nhà kho đóng gói hoặc xây dựng nhà vệ sinh, hay nhà tắm cho người người làm công (theo như yêu cầu của GAP). Hạn chế quyền sở hữu đất đai chính thức ở Ấn Độ và tình trạng thiếu đất canh tác ở các nước khác càng khuyến khích gia tăng sản xuất thâm canh cây trồng, hay tình trạng thiếu lao động ở Thái Lan đã dẫn đến tình trạng tăng cường sử dụng các chất diệt cỏ. Do chịu giới hạn về nguồn lực sẵn có nên thật khó để nông dân thực hiện chuyển đổi đòi hỏi đầu tư lớn.
Nông dân thường quan tâm nhiều hơn đến số tiền họ sẽ nhận được, chứ không phải vấn đề chất lượng hay an toàn. Chỉ quan tâm đến việc tối đa hóa thu nhập thúc đẩy nông dân bán hàng khi giá đạt mức cao bất chấp chất lượng và an toàn có đạt hay không. Điều này đã được ghi nhận trong trường hợp một số nông dân Myanmar bán cà chua xanh, và ở tất cả các nước đôi khi nông dân còn bán cả rau quả sau khi chúng mới được phun thuốc một thời gian ngắn, nếu bán được giá. Hai phần ba nông dân trồng cà chua của Myanmar được phỏng vấn thừa nhận họ đã bán cà chua gần như ngay lập tức sau khi phun thuốc, tức là đã bỏ qua khoảng thời gian trước khi thu hoạch được quy định để tránh dư lượng thuốc BVTV trên cây trồng. Nông dân tham gia tập huấn chương trình IPM tại Việt Nam thừa nhận rằng trước khi được đào tạo họ đã tiến hành phun thuốc chỉ là một hoặc hai ngày trước khi thu hoạch.
Với những người nông dân có quy mô sản xuất nhỏ thì chi phí và các khó khăn của việc phát triển mối liên kết với đầu ra mới có yêu cầu cải thiện chất lượng và an toàn cho sản phẩm có thể vượt quá mức lợi nhuận thu về. Vậy một điều cần thiết đầu tiên là họ cần liên kết thành các nhóm hoặc tìm kiếm hợp đồng thỏa thuận với các đầu mối trung gian để có thể cung cấp đủ số lượng theo yêu cầu của siêu thị.11 Tuy nhiên, các dấu hiệu cho thấy chỉ làm như vậy có thể vẫn chưa đủ, và những nông dân có quy mô sản xuất lớn hơn sẽ tiến tới chiếm lĩnh thị trường buôn bán với siêu thị. Nơi mà nông dân đã tìm cách cải thiện tập quán canh tác và phát triển mối quan hệ đặc biệt với các siêu thị và các nguồn tiêu thụ khác thì lợi nhuận cao ban đầu có thể cũng không duy trì lâu dài được. Năm 1994, tại Thái Lan, lợi nhuận khi bán rau “hợp vệ sinh” đạt 200%. Đến 2004, khoản thu này giảm xuống còn 40%. Không rõ mức giảm lợi nhuận này là kết quả việc ép giá từ phía người mua hay do mặt bằng chất lượng của tất cả các sản phẩm đều tăng lên. Hơn nữa, nông dân bán sản phẩm cho thương lái tại địa phương thường có thể có được thanh toán ngay lập tức; trong khi đó nông dân bán sản phẩm cho các siêu thị có thể phải chờ
11Dành cho thảo luận về các kênh thu mua của siêu thị Châu Á và ảnh hưởng của chúng đến nông dân sản xuất nhỏ, xem Chen và cộng sự, 2005.
20
lên đến 90 ngày mới được thanh toán. Khoản tiền được trả thêm có thể không đủ để nông dân bù đắp lại chi phí sản xuất cao hơn. Nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy rau an toàn có sản lượng thấp hơn từ 10 đến 15% so với khi thực hành sản xuất theo phương pháp truyền thống, trong khi chi phí sản xuất lại cao hơn từ 25 đến 30% nếu sử dụng nhà kính. Phương pháp sản xuất cải tiến thường yêu cầu bổ sung lao động để làm cỏ, bắt côn trùng, vv… điều này có thể là một trở ngại lớn những khi thiếu hụt lao động. Mặt khác, các nghiên cứu về phương pháp sản xuất cải tiến sử dụng công cụ trợ giúp ra quyết định áp dụng IPM (IDT ) trên cây xoài ở Philippines cho thấy mặc dù sản lượng thu được có hơi thấp hơn so với phương pháp sản xuất thông thường, nhưng việc giảm chi phí cho thuốc BVTV vẫn thừa để bù đắp cho phần sản lượng hao hụt này.
Một số nông dân cảm thấy có yếu tố áp lực xã hội buộc họ phải cố gắng tuân thủ việc thực hiện phun thuốc BVTV theo mẫu. Họ tin rằng nếu họ ngừng phun thuốc thì trang trại láng giềng có thể cũng phải gánh chịu thiệt hại như chính mình. Vấn đề này đã được nhấn mạnh trong các nghiên cứu trường hợp điển hình tiến hành ở cả hai nước Thái Lan và Nepal, đây có thể là một rào cản quan trọng đối với việc chấp nhận các phương pháp sản xuất cải tiến, trừ khi có thể thuyết phục tất cả nông dân trong một khu vực cùng áp dụng phương pháp thực hiện IPM cùng một lúc .