người lập kế hoạch của Chính phủ về tầm quan trọng của quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng, để từ có có thể tác động đến các quyết định của họ có liên quan đến quản lý nguồn nước.
- Khuyến khích chính quyền địa phương hỗ trợ các sáng kiến quản lý tài nguyên nước có sự tham gia của cộng đồng thông qua các lớp đào tạo, tập huấn, hội thảo, họp tư vấn hoặc tham
quan học tập.
- Ở cấp cơ sở, các mô hình quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng nên thực hiện trong các cộng đồng quy mô nhỏ
- Mô hình hoàn toàn do cộng đồng trực tiếp quản lý hiện cần tiếp tục được cân nhắc và đánh giá do có những hạn chế về nguồn lực và năng lực. Các mô hình phối hợp giữa các tổ chức cộng đồng (như hợp tác xã, hội những người sử dụng nước) và cơ quan nhà nước hoặc có liên quan đến nhà nước nên được ưu tiên do có nhiều ưu thế về khả năng quản lý và nguồn lực. Với mô hình này, cần phải định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyên lợi của cộng đồng trong
quản lý tài nguyên nước (dựa trên các quy chế, quy định, hương ước)
- Tăng cường năng lực cho cộng đồng trong quản lý nguồn nước, phải xem đây là nhân tố
quyết định cho sự thành công của mô hình. Nhiệm vụ này nên thực hiện thông qua các hoạt
động thực hành ( còn gọi là giáo dục trải nghiệm), đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thực tế của
cộng đồng. Các chuyên gia đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý và kỹ thuật cho
cộng đồng.
- Cần đa dạng hóa các nguồn đóng góp cho quản lý tài nguyên nước từ cộng đồng, nhà nước và phi nhà nước, trong đó sự đóng góp của cộng đồng nên là nguồn chính để gắn kết vai trò sở hữu (quyền làm chủ) của cộng đồng đối với hệ thống nước.
- Cộng đồng phải được tham gia vào quá trình ra quyết định về khai thác, sử dụng và quản lý ngguồn nước. Không chỉ đơn giản họ đến và góp ý kiến cho đánh giá ban đầu, lập kế hoạch hay bầu chọn ban quản lý, mà họ nên tham gia trực tiếp trong việc lựa chọn công nghệ, quản
lý tài chính, định giá và chỉ phí đầu tư và giám sát quá trình thực hiện. Tất nhiên, sự tham gia
này phải phù hợp với năng lực của cộng đồng.