trường nó tồn tại mà thời gian bán phân hủy có thể dao động từ 22 ngày đến 30 năm
[10,21]. Sản phẩm phân hủy của nó và các chất chuyển hóa: DDE và DDD, cũng rất
bền (thời gian bán phân hủy của chúng từ 6 đến 10 năm)[21]. Ba con đường phân
huỷ chung nhất của DDT là khử đeclo hoá thành DDD, đehiđroclo hoá thành DDE và oxi hoá thành đicofol. DDE được hình thành trong hầu hết các cơ thể sinh vật và
khá bền (T1/2 là 250 ngày ở chim bồ câu). Nó ít độc hơn DDT trong đa số các sinh vật
và được xem là sản phẩm khử độc. Tuy nhiên DDE trong chim bồ câu lại tỏ ra độc hơn DDT. DDE được loại khỏi cơ thể của hầu hết các sinh vật (cả đối với người)
bằng con đường hiđrat hoá trực tiếp nối đôi và thuỷ phân tiếp đến DDA. Ở một số loài
sinh vật DDE lại được chuyển hoá theo đường vòng đến DDA. Sự khử đeclo hoá trực
tiếp DDT thành DDD được xảy ra cả theo quá trình enzim và quá trình hoá học. Con
đường oxi hoá (hiđroxyl hoá benzylic) thành đicofol (p,p’-điclođiphenyl-2,2,2-
tricloetanol) là con đường riêng của côn trùng. Đicofol còn có hoạt tính (được sử dụng
làm thuốc trừ nhện cho bông, đậu, chanh, cam, nho), nhưng dễ bị phân huỷ hơn DDT
[10].
DDA được bài tiết theo nước tiểu của người và động vật có xương sống ở dạng
liên hợp axit amin, và của côn trùng ở dạng glucosit [10].
Hình 1.4. Các con đường và các sản phẩm trao đổi chất của DDT [10]
N = người, Đ= động vật có xương sống (chim, chuột),
Con đường phân huỷ chung nhất của linđan là sự thơm hoá cho các clobenzen
khác nhau và những dẫn xuất của chúng (chủ yếu là các dẫn xuất hiđroxi).
Sản phẩm đầu tiên của sự chuyển hoá ở hầu hết các loài là sự đehiđroclo hoá cho
-1,3,4,5,6-pentacloxiclohexen (-PCCH). Ở động vật có xương sống, -PCCCH
được chuyển hoá tiếp tục theo hai con đường thủy phân alylic và oxi hoá alylic cho
các cloxiclohexenol khác nhau. Các chất này được thơm hoá nhờ đehiđroclo hoá hoặc
đehiđrogen hoá cho các clophenol khác nhau [10].
Hình 1.5. Cơ chế có thể của sự phân hủy Linđan ở động vật có vú [10]