XUẤT QUY TRÌNH VẼ BẢN VẼ KHAI TRIỂN LƯỚI KÉO BẰNG PHẦN

Một phần của tài liệu ứng dụng tin học trong khai thác thủy sản (Trang 69 - 70)

BNG PHN MM AUTOCAD

Bước 1: Tính toán tỷ lệ

1.1Tính toán chiều dài kéo căng toàn bộ của lưới (Lo).

Lo = Lo đụt + Lo thân 1 + Lo thân 2+…+ Lo hàm + Lo cánh trên + Lo đầu cánh. 1.2Xác định tỷ lệ vẽ theo chiều đứng của lưới (theo khổđứng của giấy)

S= Lo / 170

1.3Xác định kích thước vẽ của từng bộ phận lưới trên giấy

K đụt = Lo đụt / S; K thân 1 = Lo thân 1 / S; ….. K hàm ; Lo hàm / S; K cánh trên = Lo cánh trên / S……

Chú ý: Nếu kích thước vẽ trên giấy tính toán được nhỏ hơn 15 đơn vị; làm tròn đến 15 đơn vị.

Bước 2: Định dạng khổ giấy, đường, nét

2.1 Bản vẽ khai triển lưới kéo được vẽ trên giấy A4 đứng, có lề như sau: Lề trái 35 cm, lề phải 25 cm, lề trên 30 cm, lề dưới 30 cm.

Định dạng khổ giấy A4 (limits ↵), đứng, lưới vẽ 10 (đơn vị vẽ- grid = 10, on) Xác định kiểu đường (đường gióng, đường tâm : nét đứt; nét liền; chữ nét liền; màu ….)

2.2 Lưu bản vẽ vào thư mục theo yêu cầu.

Bước 3: Vẽđường tâm, dóng ngang, và vẽ phần bao của lưới 3.1 Vẽđường tâm theo từng đoạn của lưới đã tính toán từ phần 1.3

Điểm bắt đầu của đường tâm có toạđộ (80, 30).

3.2 Vẽ các đường dóng ngang của đụt lưới, sau đó vẽ hoàn chỉnh nửa bên phải của

đụt. Từđầu của các đoạn đường tâm đụt lưới vẽđường dóng ngang.

Chú ý: đụt = 7- 12 đơn vị;

Vẽ các đường dóng ngang từ các đoạn khác của đường tâm.

Vẽđường bao của lưới theo chu kỳ cắt (độ nghiêng của đường).

Sử dụng lệnh trim, extrend để cắt , nối các đoạn của lưới.

Dùng lệnh move, copy để dịch chuyển tạo khoảng cách giữa các đoạn lưới theo yêu cầu của bản vẽ gốc.

3.4 Hiệu chỉnh lại phần cánh trái, giềng trái cho phù hợp với chu kỳ cắt, kích thước 3.5 Dùng lệnh block để tạo khối hình vừa vẽ.

3.6 Dùng lệnh insert block để chèn khối vừa vẽ theo tỷ lệ (x,y) phù hợp với khổ giấy (đã chừa lề).

3.7 Dùng lệnh explode để vỡ khối vừa chèn.

Bước 4: Ghi số liệu lên bản vẽ

4.1 Dùng lệnh Mtext để ghi chữ

Chú ý: Có thể ghi một chữ, sau đó dùng Multiple copy để chép chữ vừa ghi đến các vị trí cần đặt chữ. Dùng DDedit để thay đổi nội dụng chữ cho phù hợp với yêu cầu bản vẽ.

4.2 Vẽ các đường dóng, ghi các số liệu về kích thước mắt lưới, độ thô chỉ lưới…

Bước 5: Quan sát lại bản vẽ, hiệu chỉnh, sửa các phần bị lỗi. Lưu bản vẽ.

Chú ý: Nên thường xuyên (gợi ý:10 phút /lần) lưu bản vẽ vào ồ đĩa để tránh tình trạng máy bị sự cốđột xuất (mất điện, lỗi chương trình…..)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ứng dụng tin học trong khai thác thủy sản (Trang 69 - 70)