0
Tải bản đầy đủ (.doc) (160 trang)

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM (Trang 49 -51 )

5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Các trâu đực sử dụng trong nghiên cứu này được chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác tinh tại Trạm Nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội) thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung ương.

- Đàn trâu cái sử dụng trong nghiên cứu này được lựa chọn tại các địa phương có công tác TTNT trâu phát triển gồm: i) thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa; ii) huyện Thanh Chương và huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2013. 2.3. ĐIỀU KIỆN CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG

- Tất cả trâu đực giống sử dụng trong nghiên cứu này đều được chăm sóc, nuôi dưỡng theo cùng quy trình kỹ thuật đáp ứng đầy đủ tiêu chí theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 v/v Ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống;

Quyết định số 2489/QĐ-BNN ngày 16/9/2010 v/v Phê duyệt các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm giống gốc).

- Mỗi cá thể trâu đực được nuôi trong một ô chuồng riêng với diện tích là 45m2, trong đó gồm 20m2 chuồng có mái che và 25m2 sân chơi không mái, có máng ăn và máng uống riêng cho từng con. Quản lý cá thể và phòng bệnh cho đàn trâu được thực hiện nghiêm ngặt, kiểm tra thú y định kỳ 2 lần/năm. Trâu đực giống trong nghiên cứu được cho ăn cùng chế độ dinh dưỡng tính sẵn cho từng cá thể theo tiêu chuẩn cơ sở dựa trên tiêu chuẩn của Kearl (1982). Các loại thức ăn thô được ăn tự do gồm có cỏ Alfalfa, cỏ pangola, cỏ ghinê và thức ăn tinh có tỷ lệ protein không nhỏ hơn 16%, nước uống đầy đủ, ngoài ra còn bổ sung khoáng bằng đá liếm.

- Đàn trâu cái trong nghiên cứu này được nuôi tại các nông hộ gia đình có chuồng trại riêng, trâu được chăn thả vào ban ngày kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm theo quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu sinh sản kết hợp cày kéo.

2.4. ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU KHU VỰC BA VÌ, HÀ NỘI

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc. Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Thời tiết khí hậu khu vực Ba Vì được chia ra làm bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm; mùa Hạ (hè) từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm; mùa Thu từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm; mùa Đông từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm (Phùng Thế Hải, 2013).

- Số liệu quan trắc nhiệt độ và độ ẩm ngoài trời trong năm 2012 và năm 2013 được thu thập từ Trạm Khí Tượng Nông Nghiệp Ba Vì (Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội).

Bảng 2.1. Nhiệt độ và độ ẩm ở khu vực nghiên cứu theo từng mùa trong giai đoạn 2012-2013

Mùa Tháng Nhiệt độ trung bình (0C) Ẩm độ trung bình (%)

Mean SD Mean SD

Xuân 1-3 17,96 4,53 89,33 6,39

Hạ 4-6 27,42 2,94 83,66 6,91

Thu 7-9 27,53 1,81 88,48 5,12

Đông 10-12 21,26 4,01 84,77 7,18

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ CỦA TRÂU VIỆT NAM (Trang 49 -51 )

×