Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) pptx (Trang 74 - 80)

6. Bố cục của luận văn

2.6.3. Nguyên nhân

Liên quan đến hoạt động XHTD nội bộ phải kểđến quyết định 57/2002/QĐ- NHNN về việc “triển khai thí điểm phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp” và chỉ thị 01/NHNN của thống đốc NHNN về “Xây dựng chiến lược kinh doanh và sổ tay tín dụng” ban hành tháng 9/2003. Theo đó, các doanh nghiệp được phân thành 3 nhóm quy mô: doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Mỗi nhóm quy mô sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm 11 chỉ tiêu tài chính và phi tài chính tương ứng với bốn nhòm ngành nông, lâm, ngư nghiệp; thương mại và dịch vụ; và công nghiệp. Các chỉ tiêu xếp hạng sẽđược điều chỉnh theo trọng số và được phân theo 6 hạng mức từ AA đến C:

Bảng 2.11: Các mức xếp loại theo Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN Ký hiệu xếp

loại Nội dung

AA Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp.

A quDoanh nghiả, tài chính lành mệp này là doanh nghiạnh, có tiềm nệp hoăng phát triạt động kinh doanh có hiển. Rủi ro thấp. ệu BB

Doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp

B Doanh nghitự chủ tài chính thệp hạng này hoấp, có nguy cạt độơ ting chềm ẩưn. Ra đạủt hii ro trung bình. ệu quả, khả năng CC Doanh nghikém, thiếu khệp này có hiả năng tự chệủu qu về tài chính. Rả hoạt động thủi ro cao. ấp, tài chính yếu C Doanh nghiyếu, không có khệp kinh doanh thua lả năng tự chủ tài chính, nguy cỗ kéo dài, tình hình tài chính ơ phá sản. Rủi ro

rất cao.

Dựa trên quyết định 57 mà các TCTD bắt đầu tiến hành xây dựng sổ tay tín dụng và đặc biệt là hướng dẫn cụ thể về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

Một khung pháp lý rất quan trọng là sự ra đời của Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về việc “Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và Quyết định 18/2007/QĐ- NHNN sửa đổi, bổ sung cho Quyết định 493. Quyết định này xuất phát từ hiệp định Basel II được thông qua năm 2004, trong đó yêu cầu các ngân hàng phải duy trì tỷ

lệ vốn an toàn tối thiểu gồm yêu cầu về vốn tự có và các tài sản nên được điều chỉnh theo mức độ rủi ro. Cho đến nay, hệ thống XHTD nội bộđược các TCTD khá quan tâm và ngày càng hoàn thiện.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là xây dựng hệ thống thông tin để phục vụ cho công tác xếp hạng. Những thông tin của bản thân mỗi TCTD không đủ cơ sở đểđưa ra hệ thống điểm chuẩn, vì vậy phải dựa vào kinh nghiệm của các TCTD khác. Không thể cứ nạp các chỉ số vào máy là ra kết quả ngay được, nên hầu hết các TCTD vẫn phải duy trì đồng thời hệ thống xếp hạng tựđộng với việc xem xét trực tiếp của cán bộ thực hiện.

Mặt khác, trong môi trường nhiều biến động với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế kéo dài như hiện nay thì việc các chỉ tiêu tài chính, các thông tin về tài sản doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của họ sẽ liên tục thay đổi, khiến cho các TCTD khó mà cập nhật được.

Hiện nay, Trung tâm tín dụng (CIC) đã phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế đưa ra các giải pháp quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với các quy định trong Hiệp ước Basel II như: 2 giải pháp do Hãng thông tin Quốc tế Dun&Bradstreet (D&B Management Solutiongs & Credit Scoring) đưa ra là Sentinel (dùng cho việc đánh giá, chấm điểm tín dụng và dự báo rủi ro khách hàng doanh nghiệp) và D&B Tracer (dùng cho khách hàng cá nhân). Hay tập đoàn NICE (Hàn Quốc) - Một tập đoàn lớn chuyên cung cấp dịch vụ kết nối tổ chức tài chính với khách hàng, trong đó hệ thống chấm điểm khách háng cá nhân là một trong những sản phẩm dịch vụ mà Tập đoàn NICE đã rất thành công tại thị trường Hàn Quốc. Đây được đánh giá là các giải pháp tiên tiến, phù hợp với quá trình phát triển và quá trình xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của các TCTD tại Việt Nam.

Th hai: Hn chế v ngun cung cp thông tin và cơ chế trao đổi thông tin

Thông tin còn mang tính sơ cấp, nguồn thông tin hỗ trợ cho công tác xếp hạng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn tài liệu khách hàng cung cấp cũng như phỏng vấn trực tiếp, trong khi việc thu thập dữ liệu tin cậy khác còn mang tính thụ động, một

số thông tin về khách hàng không được cập nhật kịp thời (biến động nhân sự, tình hình hoạt động SXKD, công nợ…), chưa tham khảo nhiều các nguồn dữ liệu có độ tin cậy cao hơn như phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng, tình hình thị trường hay tổ chức tín dụng khác… Ngoài Trung tâm thông tin tín dụng, thực tế cũng chưa có một kênh chính thức nào, chưa có cơ sở pháp lý chặt chẽ nào cho cơ chế trao đổi thông tin giữa các TCTD với nhau, giữa TCTD với các cơ quan quản lý doanh nghiệp. Hiệp hội ngân hàng cũng như các hội thảo diễn ra cũng nhằm giải quyết các vấn đề có tính chất vĩ mô, và phần lớn các trao đổi thông tin chi tiết thường chỉ có thể thực hiện dựa vào các mối quan hệ cá nhân.

Như vậy thiếu nguồn thông tin khách quan hỗ trợ cho việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Thông tin CIC có sẵn nhưng còn đơn điệu và ít có cải tiến. Thực tế khi xem xét các phiếu trả lời thông tin từ Trung tâm tín dụng, CIC hiện chỉ có được chức năng tổng hợp dư nợ, đánh giá chất lương tín dụng của một khác hàng, mặt khác việc cập nhật vẫn chưa kịp thời, từ đó dẫn đến nhiều trường hợp có độ tin cậy chưa cao. Chưa có đủ nguồn lực để kiểm soát chặt cơ chế báo cáo thông tin của các TCTD. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế kéo dài, thị trường chứng khoán biến động, chưa phát triển ổn định, còn ảnh hưởng nhiều của yếu tố tâm lý khiến cho giá chứng khoán không phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các TCTD chưa thể sử dụng kênh thông tin này phục vụ cho việc xếp hạng doanh nghiệp.

Hiện nay trên thị trường chưa có nhiều tổ chức XHTD có thể cung cấp kết quả XHTD cho các TCTD có thể tham khảo, nếu có cũng chỉ hạn hữu chủ yếu là các doanh nghiệp đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán, dựa trên các thông tin các doanh nghiệp này công bố.

Th ba: Nhng thay đổi trong cơ cu t chc nh hưởng đến công tác XHTD

Tính đến thời điểm hiện tại, hệ thống XHTD nội bộ của PVFC đã chính thức được đưa vào sử dụng hơn 2 năm. Tuy nhiên, hiện nay trình độ cán bộ được phân công đánh giá xếp hạng không đồng đều, hơn nữa việc luân chuyển thường xuyên

cán bộ giữa các phòng ban, nghỉ việc cũng như tuyển mới nhân sự cũng ảnh hưởng đến công tác XHTD. Do vậy, quy chế và các bộ cẩm nang xếp hạng được quy định khá chi tiết và cụ thể nhưng một số chưa thực sự được nghiên cứu kỹ và tìm hiểu đúng mức, hiểu rõ nội dung các tiêu chí trong bộ xếp hạng, mục đích cần thiết của hệ thống đối với hoạt động nghiệp vụ cũng như hoạt động của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói chung.

Th tư: Do vic chuyn đổi công ngh tài chính

Hiện nay, PVFC đã và đang triển khai thành công hệ thống phần mềm corebanking, trong đó có phần mềm cho hệ thống XHTD nội bộ. Tuy nhiên, thời gian chuyển giao phân hệ Bank2000 qua Corebanking vẫn cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện. Vì vậy, trong quá trình vận hành không tránh khỏi những sai sót, như liên quan đến mã khách hàng, phân quyền xét duyệt, báo cáo kết quả, huỷ kết quả…

Th năm: Các đơn v thc hin hiu biết v XHTD DN chưa đầy đủ

Khi ban hành và áp dụng XHTD DN mới, PVFC cũng gặp phải những khó khăn nhất định khi đặt ra mục tiêu phải thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất trên toàn hệ thống. Phần mềm cũng như các bộ cẩm nang hướng dẫn còn mới đối với cán bộ nghiệp vụ, một số nội dung còn khó hiểu, dẫn đến hiểu không đầy đủđặc biệt đối với các cán bộ nghiệp vụ chưa có nhiều kinh nghiệm, mới được tuyển dụng.

Th sáu: Nguyên nhân khác

Một thực trạng cũng đáng lưu ý là nhiều trường hợp chấm điểm xếp hạng còn có phần lạc quan khi đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính, các chỉ tiêu định tính và ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xếp hạng.

Hiện tại, kết quả xếp hạng tín dụng được phân quyền và gần như chỉ qua một cấp xét duyệt, cấp này sẽ tự chịu trách nhiệm trước HĐQT và TGĐ. Việc phân quyền như vậy có ưu điểm rất linh hoạt trong kinh doanh và đáp ứng tốt yêu cầu về thời gian. Tuy nhiên cũng sẽ tồn tại một số hạn chế nhất định khi muốn kiểm soát rủi ro cũng như những sai sót ở mức tối thiểu.

Kết luận chương II:

Như vậy, đề tài nghiên cứu đã trình bày một cách cụ thể, chi tiết hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện đang áp dụng tại PVFC, thực hiện các cuộc rà soát và kiểm chứng đối chiếu thực tế tại các khách hàng trên toàn hệ thống PVFC để cho thấy những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục để hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ PVFC ngày càng hoàn thiện.

CHƯƠNG 3:

GII PHÁP HOÀN THIN XHTD DOANH NGHIP TNG CÔNG TY TÀI CHIÍN CP DU KHÍ VIT NAM

3.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Tài chính CP Dầu Khí VN

Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, thành lập ngày 19/6/2000 với phương châm hoạt động “vì sự phát triển vững mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam”. Qua 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay, với vốn điều lệ 6000 tỷ đồng, cổ đông nước ngoài Morgan Stanley (chiếm 10% vốn), PVFC đã trở thành một định chế tài chính mạnh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và là một trong những tổ chức tín dụng có tốc độ phát triển nhanh. Thực hiện sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho PVN, PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước; xây dựng và triển khai kế hoạch, thu xếp vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu về vốn cho các PVN và các đơn vị thành viên triển khai các dự án đầu tư đúng tiến độ, bảo đảm yêu cầu tăng trưởng của ngành Dầu khí.

Tín dụng và đầu tư vẫn luôn là 2 mảng hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của PVFC. Định hướng trong thời gian sắp tới thì PVFC vẫn thực hiện cấp tín dụng, đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó đặc biệt ưu tiên vào các đối tượng: PVN, các công ty con của PVN, các công ty con của PVFC, các công ty

góp vốn của PVFC, PVN, của các công ty con của PVN và các đơn vị ngoài ngành nhưng có thỏa thuận hợp tác toàn diện với PVFC.

Những định hướng nhiệm vụ cụ thể của PVFC trong thời gian tới là tăng trưởng tín dụng luôn luôn không vượt mức cho phép của NHNN (hiện tại dưới 20%) đảm bảo tỷ lệ cân đối về tổng huy động của tổng công ty (mục tiêu năm 2011 là dưới 85%), tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% và nợ xấu dưới 2% đúng theo quy định.

Trong thời kỳ mới, giai đoạn từ nay đến 2015 với nhiệm vụ trọng tâm tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, phấn đấu đến năm 2015 đạt một số chỉ tiêu như: Tổng tài sản đạt 300 nghìn tỷđồng; Vốn điều lệ: 18 nghìn tỷđồng; Tổng doanh thu đạt 18 nghìn tỷđồng và lợi nhuận trước thuế là 4.400 tỷđồng; Tỷ lệ chia cổ tức đạt 15%; Thu nhập bình quân của người lao động năm 2010 từ 15 triệu đồng/người/tháng và đến năm 2015 là 22,5 triệu đồng/người tháng (theo

www.baomoi.com ngày 21/11/2011).

PVFC tận dụng tối đa sự uy tín về thế và lực để làm đầu mối hoặc hợp tác cùng các tổ chức tín dụng khác tài trợ vốn cho các dự án của PetroVietnam. Bên cạnh đó, PVFC cũng từng bước mở rộng quy mô, số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ tài chính như: tư vấn đầu tư, tư vấn cổ phần hoá góp phần tích cực vào chương trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN), quản trị sinh lời các nguồn tài chính to lớn của tập đoàn, thực hiện thí điểm thành công phương án phát hành trái phiếu dầu khí.

Trên cơ sở nguồn lực, các kết quảđạt được, xu hướng quản lý Nhà Nước đối với hoạt động của công ty tài chính, chiến lược hoạt động đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 và nhận định thị trường, năm 2011, PVFC sẽ tập trung nâng cao chất lượng tài sản, nguồn vốn và các dịch vụ tài chính để đảm bảo phát triển an toàn, bền vững.

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) pptx (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)