Hoàn thiện báo cáo kết quả xếp hạng

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) pptx (Trang 84 - 116)

6. Bố cục của luận văn

3.5.3 Hoàn thiện báo cáo kết quả xếp hạng

Báo cáo kết quả xếp hạng nên có thêm thông tin vềđiểm chi tiết của từng chỉ tiêu, sẽ cụ thể hơn cho việc đối chiếu so sánh giữa các kỳ chấm điểm, thấy rõ được mức độảnh hưởng của từng chi tiêu và mức chênh lệch khi chỉ tiêu này thay đổi.

Cần thiết bổ sung thông tin về tài sản đảm bảo trong phần mềm cũng như báo cáo kết quả xếp hạng như về: tên tài sản đảm bảo, giá trị TSĐB, mức cấp tín dụng, tỷ lệ cho vay…và có những nhận xét, đánh giá và xếp hạng TSĐB.

Đối với mỗi hệ thống xếp hạng, báo cáo kết quả xếp hạng không chỉ có kết quả xếp hạng lần này mà cần thiết ghi nhận lại kết quả xếp hạng lần gần nhất trước đó và chi tiết đến điểm các khoản mục chính nhưđiểm phi tài chính, điểm tài chính, tổng điểm, xếp loại, nhóm nợ.

3.5.4. Hoàn thin và phát trin h tng công ngh thông tin

Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin đặc biệt là theo hướng hiện đại, tự động hóa, tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin… sẽ hỗ trợ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng

Do hệ thống XHTD có khả năng kết nói dữ liệu với hệ thống core-banking (hệ thống ngân hàng lõi hiện đại nhất hiện nay), do vậy để phần mềm XHTD ngày càng hoàn thiện thì PVFC cũng như các TCTD nói chung cần phải có hệ thống IT mạnh, phần mềm core banking mạnh và vận hành ổn định. Chú trọng hơn vào công nghệ hóa và đầu tư mạnh công nghệ thông tin là việc làm rất cần thiết. Công nghệ hiện đại được xem là công cụ hiệu quả nhất hỗ trợ cho công tác quản lý toàn hệ thống.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, ứng dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin để quản lý khách hàng. Khi hệ thống công nghệ thông tin mạnh sẽ hỗ trợ cho hoạt động xét duyệt và giám sát khoản vay hiệu quả hơn.

3.5.5. Tiếp tc hp tác vi các đơn v tư vn có uy tín v XHTD và QTRR

Hiện nay, có khá nhiều TCTD đã ký hợp đồng với Ernst & Young Việt Nam (EYVN) nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với quy định mới về phân loại nợ định tính theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. EYVN đã giúp PVFC vận hành thành công hệ thống XHTD nội bộ, và hiện tại rất cần thiết để EYVN tiếp tục trợ giúp, tư vấn hiệu quảđể hoàn thiện và nâng cao hệ thống XHTD nội bộ bao gồm các mô hình chấm điểm xế hạng tín dụng đối với khách hàng theo từng nhóm ngành nghề khác nhau và đặc biệt hệ thống phải được thiết kế một số sản phẩm đặc thù riêng có của PVFC.

Mặt khác, mô hình cần hoàn thiện theo hướng nâng tỷ trọng % các chỉ tiêu định tính được lượng hóa trong hệ thống xếp hạng, từđó sẽ giảm mức độ phụ thuộc vào xét đoán chủ quan của bộ phận chấm điểm khách hàng.

Tuy nhiên, để công tác tư vấn hiệu quả và ít tốn kém yêu cầu trong quá trình tác nghiệp cần thiết có những phản hồi từ phía các bộ phận nghiệp vụ, có những

kiến nghị và đề xuất trực tiếp lên Ban Quản trị rủi ro để yêu cầu điều chỉnh cho phù hợp.

3.5.6. Hoàn thin các trng s, ch tiêu phân tích và phân quyn phê duyt kết qu xếp hng.

Hiện nay, trọng số của phần tài chính và phi tài chính trong bộ chỉ tiêu xếp hạng tại PVFC chỉ phân biệt giữa báo cáo tài chính đã kiểm toán và chưa kiểm toán, giữa quy mô siêu nhỏ và các quy mô khác:

Bảng 3.1: Tỷ trọng điểm tài chính và phi tài chính đối với từng loại quy mô DN Quy mô lớn – Trung bình –

Nhỏ

Tổng điểm tài chính

Tổng điểm phi tài chính

Báo cáo tài chính đã kiểm toán 35% 65% Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 30% 65%

Quy mô siêu nhỏ

Báo cáo tài chính đã kiểm toán 25% 75% Báo cáo tài chính chưa kiểm toán 20% 75%

Như vậy, số liệu cho thấy tỷ trọng điểm các chỉ tiêu phi tài chính lớn hơn nhiều các chỉ tiêu tài chính. Quan điểm này phù hợp đối với các doanh nghiệp có độ tin cậy báo cáo tài chính thấp. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng khách hàng tại PVFC khá đa dạng, không chỉ các đơn vị trong tập đoàn Dầu khí, còn có nhiều doanh nghiệp ngoài ngành có quy mô lớn hay các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán với các thông tin được kiểm toán và công bố rộng rãi. Lúc này, việc đồng nhất tỷ trọng như trên là chưa thật hợp lý. Trong khi thực trạng hiện nay tại PVFC cũng như các TCTD khác, khi chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính rất khó đánh giá mức độ chính xác và trung thực: dựa trên cảm tính và chưa có đủ căn cứ, nhận xét cũng như đánh giá của cán bộ chấm điểm còn lạc quan và ảnh hưởng nhiều đến kết quả xếp hạng (nhưđã trình bày trong chương II về những hạn chế của hệ thống XHTD DN ). Việc điều chỉnh lại trọng số giữa chỉ tiêu tài chính và phi tài

chính đối với hệ thống XHTD nội bộ PVFC lúc này là cần thiết, hạn chế những bất cập, phù hợp với từng loại quy mô và sự phát triển trong thời gian tới của một tổ chức tín dụng phi ngân hàng hàng đầu Việt Nam:

- Đưa ra định nghĩa cũng như các tiêu chí chuẩn để xác định quy mô doanh nghiệp là lớn, trung bình, nhỏ và siêu nhỏ..

- Có thể kết hợp phân loại doanh nghiệp theo quy mô đi cùng các tiêu chí khác như doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hay doanh nghiệp được các đơn vị có uy tín cao thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. - Điều chỉnh trọng số các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính cho phù hợp với

mỗi loại quy mô doanh nghiệp. PVFC có thể tham khảo trọng số theo Ngân hàng Chinatrust – Chi nhánh HCM.

Bảng 3.2: Tỷ trọng yếu tố tài chính và phi tài chính của Chinatrust

Quy mô Vừa và nhỏ Trung bình Lớn

Tỷ trọng tài chính 40% 65% 70%

Tỷ trọng phi tài chính 60% 35% 30% Nguồn: Cẩm nang XHTD Chinatrust

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích bằng cách tăng thêm nhiều hơn các chỉ tiêu mang tính định lượng trong bộ chỉ tiêu phi tài chính, các số liệu tính toán sẽđược yêu cầu có cơ sở hợp lý, hạn chế tính chủ quan của cán bộ chấm điểm.

3.5.7. Các gii pháp mang tính h tr

Bên cạnh các đề xuất sửa đổi mô hình như đã trình bày, đề tài cũng đề xuất các biện pháp, các khuyến nghị mang tính hỗ trợ cần thiết cho hệ thống XHTD DN tại PVFC, giúp hệ thống phát huy tối đa hiệu quả. Kết quả xếp hạng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhưng có thể vẫn không phản ánh và khác xa so với thực tế đặc biệt trong điều kiện kinh tế khủng hoảng có nhiều biến động theo chiều

hướng xấu như hiện nay. Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh nghiệm nhạy bén đóng vai trò quan trọng và công nghệ hiện đại cũng không thể hoàn toàn thay thế. QTRR tín dụng một cách hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người và công nghệ, trong đó:

Cần tăng cường tần suất công tác kiểm tra khách hàng, tuân thủ theo đúng quy định kịp thời cập nhật thông tin về các biến động của khách hàng từđó sẽ kịp thời điều chỉnh các chính sách tín dụng một cách hợp lý.

Không ngừng nâng cao, đào tạo trình độ và các kỹ năng dự báo, phân tích và năng lực đánh giá chuyên môn. Thực tiễn cho thấy kinh nghiệm và kỹ năng của các chuyên gia, đội ngũ phân tích rủi ro tín dụng luôn đóng vai trò quan trọng và không có công nghệ nào thay thếđược.

3.6. Các kiến nghịđối với nhà nước để hoàn thiện XHTD DN

NHNN cần nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Bài học từ cuộc khủng hoàng tài chính tiền tệ gần đây cũng đã cho thấy một hệ lụy to lớn khi hệ thống thanh ra giám sát thất bại trong việc điều tiết, giám sát hệ thống tài chính, chia sẻ thông tin và phối hợp công tác giữa các cơ quan giám sát quốc gia. Trung tâm thông tin tín dụng chính là cơ quan thu thập thông tin, một kênh thông tin quan trọng của NHNN và các TCTD, chia sẻ thông tin nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Để ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ hoạt động, thông tin chính xác, đa dạng và nhanh chóng, CIC cần chú trọng xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, xây dựng đội ngũ có trình độ và ứng dụng năng lực công nghệ hiện đại.

Một giải không kém phần quan trọng là nhà nước cần sớm thiết lập một cơ chế phối hợp hoạt động và trao đổi thông tin hiệu quả giữa các cơ quan chủ chốt: NHNN, Bộ tài chính, Bảo hiểm tiền gửi cũng như ủy ban giám sát tài chính quốc gia. Thông tin sẽ đầy đủ nhưng không bị chồng chéo và từđó hỗ trợ rất nhiều cho các TCTD và DN.

Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nên đưa ra một khung pháp lý tối thiểu cho hoạt động xếp hạng tín nhiệm trong nước và cần thiết phải xây dựng những công ty xếp hạng tốt ở Việt Nam.

Đểđáp ứng nhu cầu này, đề tài kiến nghị nên xây dựng một mô hình XHTD chung, chuẩn cho tất cả các TCTD và NHNN chính là cơ quan giám sát cao nhất. Tuy nhiên, NHNN sẽ giám sát ở góc độ vĩ mô, có đan xen kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nhưng mọi các thức phân quyền về thẩm quyền phê duyệt vẫn được trao quyền chủ động cho từng TCTD. Định kỳ NHNN sẽ đánh giá cũng như nhận mọi phản hồi, đóng góp từ tất cả các TCTD và chắc rằng mô hình này sẽ nhanh chóng được hoàn thiện. Đây cũng được xem như là một mô hình QTRR tập trung, phát huy được nhiều ưu điểm: sẽ nâng cao tính chuyên môn hóa, phản ánh chất lượng tín dụng của các doanh nghiệp được xếp hạng một cách chính xác hơn và có cơ sở làm căn cứ so sánh khi tất cả các TCTD áp dụng chung một mô hình.

Đây là một kiến nghị mà đề tài tự đánh giá là rất mạnh dạn đề xuất dù biết việc thực hiện trong thực tế là rất khó. Có thể thực hiện được hay không, không chỉ phụ thuộc vào tính thống nhất cao từ NHTW đến các TCTD, mà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến nguồn lực, nhân lực cũng như hệ thống cơ sở vật nhất và đặc biệt là hệ thống thông tin hiện đại hóa.

Kết luận nghiên cứu của chương III:

Đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện XHTD doanh nghiệp của PVFC dựa trên chính thực trạng và những mặt còn hạn chế của hệ thống; đồng thời có tham khảo những tiến bộ, ưu điểm của các mô hình chấm điểm của các TCTD khác làm cơ sởđề xuất nhằm hoàn thiện XHTD DN tại PVFC.

KT LUN

Trong bối cảnh hiện nay khi mà « có nhiều tác nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính, hệ quả của nó là dẫn đến quá nhiều tín dụng và các chuẩn mực yếu kém trong việc cho vay. Yếu huyệt của hệ thống ngân hàng trong việc hình thành rủi ro này bắt nguồn từ việc lạm dụng đòn bẩy tài chính, quá ít vốn bắt buộc » (phát biểu Stefan Walter, Tổng thư ký Uỷ Ban Giám sát Ngân Hàng Basel ». Vì vậy, sau khi đưa ra tiêu chuẩn Basel II, Ủy Ban giám sát tiếp tục cho ra đời các tiêu chuẩn Basel III để củng cố thêm bức tường thành an ninh tài chính – ngân hàng, các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn.

Vì vậy hệ thống XHTD nội bộ tại các TCTD cũng cần được xây dựng và thực hiện nghiêm túc, trung thực, đúng đắn để công cụ này phát huy chức năng đánh giá thực lực và triển vọng khách hàng, tránh tình trạng sử dụng nó như một công cụ để điều chỉnh chính sách khách hàng theo những ý kiến mang tính chủ quan.

Đề tài nghiên cứu «Giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp PVFC » đã làm rõ và thống kê khá đầy đủ hệ thống các lý luận về XHTD cho khách hàng doanh nghiệp cũng như quản trị rủi ro tín dụng. Đề tài cũng đã phân tích và có cái nhìn khá toàn diện về hệ thống XHTD nội bộ tại Tổng công ty tài chính CP Dầu khí Việt Nam (PVFC). Với các phương pháp nghiên cứu chuyên sâu và tiếp cận các nguồn thông tin thực tế: Thống kê lịch sử, phân tích số liệu, nghiên cứu tình huống… từ đó đưa ra những đánh giá, giải pháp mang tính thực tiễn cao và giúp hoàn thiện hệ thông xếp hạng PVFC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng Việt

1. Báo cáo thường niên PVFC 2009, 2010 và báo cáo tài chính 6 tháng/2011, http://www.pvfc.vn

2. Bản cáo bạch PVFC “niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM” 2008.

3. PVFC (2010), “Cẩm nang xếp hạng tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp năm 2010”, PVFC.

4. Lê Tất Thành, “các phương pháp xếp hạng trên thế giới”, http://www.rating.com.vn.

5. Ngân hàng Nhà Nước (2002), “Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN: Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp”

6. Ngân hàng Nhà Nước (2005), “Quyết định 493/20052/QĐ-NHNN: Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”

7. Ngân hàng Nhà Nước (2007), “Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN: Sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”.

8. Deloite (2010), “hội thảo đánh giá rủi ro”, Deloite Viet Nam.

9. Nguyễn Trường Sinh (2009), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank, Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế

10. Trung tâm Thông tin tín dụng (2010), “Bản thông tin xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”, Trung tâm Thông tin tín dụng.

11. Chu Hương Giang (2009), “Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam”, luận văn thạc sỹ kinh tế.

12. BIDV (2004), “Sổ tay tín dụng”, BIDV

13. Lâm Minh Chánh (2007), “Dùng chỉ số Z để ước tính Hệ số Tín Nhiệm”,

www.saga.vn

14. ACB (2010), “Sổ tay xếp hạng tín dụng nội bộ dành cho khách hàng doanh nghiệp năm 2010”, ACB

Hướng dẫn chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp – Module scoring phân loại nơ”, ACB

“Hướng dẫn chấm điểm dành cho khách hàng doanh nghiệp – Module scoring xét duyệt”, ACB

15. Ths Nguyễn Đức Trung - Học Viện Ngân Hàng “Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB và những ứng dụng trong quản trị rủi ro”, www.rating.com.vn.

16. Thùy Linh - Phòng Nghiên cứu tiền tệ- ngân hàng Quốc tế, “Sự lên ngôi của thuyết “Thiên nga đen”. Nhà đầu tư có nên tiếp tục đặt niềm tin vào các bản xếp hạng tín nhiệm?”, http://www.sbv.gov.vn ngày 19/04/2011.

17. Hải Lý (2011) “Dịch chuyển tài sản ở PVF: chuyển hướng thành ngân hàng thương mại?”, http//.cafef.vn.

18. Nguyễn Thành Huyên (2009), hoàn thành hệ thống XHTD của Vietcombank, luận văn thạc sỹ kinh tế.

B. Tiếng Anh

19. Chinatrust bank (2009), “Statistical Modelling in Credit Rating”, Chinatrust bank.

20. Edward I. Altman (1968), “Predicting Financial Distress Of Companies: Revisiting The Z-Score And Zeta® Models”, New York University

21. Edward I. Altman (1968), “The use of credit scoring models and the important of a credit culture”, New York University

22. Fitch (2008), “Corporate Rating Methodology”, www.fitchratings.com

23. Moody's (2008), “Moody's Rating Symbols and Definations”, www.moodys.com

24. Standard & Poor's (2008), “Standard & Poor's Ratings Definitions”, Standard & Poor's

Một phần của tài liệu Đề tài: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM (PVFC) pptx (Trang 84 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)