Phương pháp in ba chiều 3DP (Three Dimensional Printing)

Một phần của tài liệu bài giảng chuyên đề công nghệ chế tạo máy (Trang 34 - 36)

CAD 3D Tiền xử lý Tạo mẫu Hậu xử lý

2.3.5 Phương pháp in ba chiều 3DP (Three Dimensional Printing)

Hình 2.19 Nguyên lý làm vic ca 3DP.

Đây là một hệ thống dựa trên kỹ thuật in phun được phát triển ở Khoa Kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering Department) -Viện Cơng nghệ MIT (Massachusetts Institute of Technology). Phương pháp này rất giống với phương pháp kết tinh laser chọn lọc (SLS), chỉ khác là tia laser được thay thế bằng một đầu phun (Ink-Jet Head).

Đầu phun nhiều tia (A) phun một dung dịch hỗn hợp chất kết dính lên trên mặt của lớp nền bột vật liệu chế tạo chi tiết (B). Những phần tử bột sẽ liên kết với nhau ở những miền cĩ chất kết dính. Khi một lớp đã hồn thành, piston (C) sẽ dịch chuyển xuống dưới bằng độ dày một lớp. Giống như SLS, hệ thống cung cấp bột vật liệu (E) sẽ cung cấp cho xylanh chế tạo. Trong trường hợp này, piston cung cấp vật liệu bột di chuyển lên trên để tăng lượng bột cung cấp cho quá trình; trục lăn (D) sẽ trải và ép bột lên trên xylanh chế tạo. Quá trình được lặp lại đến khi tồn bộ vật thểđược chế tạo xong trong nền bột. Sau khi hồn thành, chi tiết được nâng lên và bột dưđược quét ra khỏi chi tiết.

35

Hình 2.20 Chu trình làm vic và chi tiết được chế to bng quá trình 3DP.

Hệ thống này được ứng dụng để chế tạo những khuơn chịu nhiệt cao (nhưđúc kim loại), và để

tạo ra những kết cấu lỗ xốp trong vật liệu composite kim loại-gốm.

Hình 2.21 Máy Z402 ca hãng 3D System.

Trên hình 2.22 là chi tiết mẫu được làm từ bột alumina với chất dính kết là collidal silica bao gồm 284 lớp, mỗi lớp dày 178µm, chiều cao tổng là 50mm.

36

CHƯƠNG 3 GIA CƠNG 5 TRC3.1 MỞ ĐẦU

Một phần của tài liệu bài giảng chuyên đề công nghệ chế tạo máy (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)